Chi phí, lợi nhuậnlãi suất là những đại lượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó chúng ta còn có giá trị lợi nhuận gộp hay còn được biết đến dưới tên chuyên ngành là Gross Profit. Vậy Gross Profit là gì? Profit Margin là gì? Để nắm vững cho mình những kiến thức cơ bản trên, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây.

Gross Profit là gì?
Gross Profit là gì? Profit Margin là gì? Nó cho chúng ta biết điều gì?

Gross Profit là gì? Làm rõ đặc điểm của lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là một trong những giá trị quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Vậy hiểu chính xác, đại lượng này là gì? Lợi nhuận gộp có những đặc trưng gì?

+ Gross Profit là gì?

Lợi nhuận gộp hay Gross Profit, đây là phần lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ toàn bộ chi phí sản xuất và bán hàng. 

Về cơ bản đây là giá trị lợi nhuận gần như cuối cùng mà doanh nghiệp được nhận. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ sở để đơn vị có thể từng bước đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó đưa ra những thay đổi, cải tiến để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. 

lợi nhuận tiếng anh là gì
Lợi nhuận tiếng Anh là gì? Lợi nhuận gộp tiếng Anh là gì?

+ Đặc trưng của lợi nhuận gộp tại các doanh nghiệp

– Lợi nhuận gộp là cơ sở đánh giá hiệu quả quá trình sản xuất, sử dụng nhân lực và vật tư của doanh nghiệp.

– Chúng ta có thể điểm qua một số chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp như: Nguyên vật liệu, lao động, hoa hồng cho nhân viên, phí thẻ tín dụng, đầu tư trang thiết bị và phí vận chuyển.  

– Ngoài ra đại lượng này cũng sẽ bị tác động bởi sản lượng tiêu thụ cũng như giá bán thị trường.

➥ Xem thêm:

Biên lợi nhuận là gì? Profit Margin là gì?

Phần lớn mọi người đều gặp khó khăn trong việc phân biệt biên lợi nhuận và những thuật ngữ liên quan đến biên lợi nhuận. Để gỡ rối cho bạn trong vấn đề này, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu rõ hơn nhé!

+ Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận hay còn được hiểu là tỷ suất lợi nhuận hoặc lợi nhuận ròng. Đây là mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm đó. Thông thường mức lãi gộp của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào % giá bán. Theo đó chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận và doanh thu. 

Profit Margin là gì
Biên lợi nhuận là gì? Cách xác định biên lợi nhuận

Dựa trên giá trị lợi nhuận, các đơn vị có thể thực hiện đánh giá, so sánh giữa các hạng mục sản xuất, kinh doanh. Từ đó đánh giá khả năng thu lời cũng như tối ưu chi phí đầu tư, tiêu thụ.

+ Net Profit Margin là gì? Biên lợi nhuận ròng là gì?

Net Profit Margin cũng là một cụm từ thường gặp trong tài chính, kinh tế. Đây là giá trị cho chúng ta biết mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế so với doanh thu. Net Profit Margin cũng chính là cơ sở đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp.

Thường biên lợi nhuận ròng được thể hiện dưới dạng %. Dĩ nhiên % càng cao đồng nghĩa với tỷ lệ lãi của công ty càng lớn. Trong trường hợp biên lợi nhuận ròng thấp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang gặp phải nhiều vấn đề về lợi nhuận. Ví dụ như: Các khoản chi phí không cần thiết, năng suất hoặc một số vấn đề về quản lý,…

Net Profit là gì?
Net Profit là gì? Thông số này thể hiện ý nghĩa gì?

+ Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp là chỉ số quan trọng khi doanh nghiệp cần xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua đại lượng này, chúng ta có thể xác định số tiền lãi mà đơn vị có thể nhận được. 

Đây cũng chính là thông số cơ bản cho chúng ta nhận biết khả năng sinh lời cũng như sức cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó nó cũng phản ánh sự chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm. 

+ Operating Profit Margin là gì? 

Operating Profit Margin hay Operating Margin còn được hiểu là biên lợi nhuận hoạt động. Đây là thông số được sử dụng cho việc đo lường lợi nhuận của công ty trên một đồng doanh thu. Giá trị này được tính toán sau khi chi trả toàn bộ chi phí sản xuất biến đổi. Trong đó chi phí sản xuất biến đổi gồm: Tiền lương, nguyên liệu, thuế, lãi. 

Trong một số trường hợp, biên lợi nhuận hoạt động chính là lợi nhuận bán hàng. Điều này thường xảy ra tại các đơn vị thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. 

operating income là gì
Operating Profit Margin là thuật ngữ quan trọng trong tài chính, kinh tế

Giá trị biên lợi nhuận hoạt động cho thấy tỷ lệ doanh thu có sẵn cho việc chi trả hoạt động lãi vay. Chính vì vậy khi có ý định cho vay hoặc đầu tư, giá trị này luôn được quan tâm đặc biệt. Ngoài ra thông qua Operating Profit người ta cũng có thể đưa ra những đánh giá về rủi ro kinh doanh của các đơn vị. 

➥ Xem thêm:

Giải đáp một số thuật ngữ chuyên ngành khác trong tài chính, kế toán

Ngoài ra trong quá trình tìm hiểu về tài chính cùng hoạt động kinh doanh, bạn cũng sẽ bắt gặp khá nhiều thuật ngữ khác. Ví dụ như: Net Income, Gross Operating Profit là gì? Để hiểu rõ hơn, cùng đi vào tìm hiểu về những giá trị này nhé!

+ Net Income là gì? Thu nhập ròng cho chúng ta biết điều gì? 

Net Income hay NI được hiểu là thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng thường được thể hiện tại dòng cuối cùng trên bảng báo cáo thu nhập. Đây là giá trị lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí khác. 

Thu nhập ròng trong kinh doanh
Thu nhập ròng là gì? Ý nghĩa của đại lượng thu nhập ròng

Dựa trên giá trị thu nhập ròng, nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Từ đó từng bước đánh giá tốc độ thu lời cũng như sự phát triển của đơn vị. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quyết định thu mua cổ phần, cổ tức hay tái đầu tư của các cá nhân, tổ chức.

Có thể bạn chưa biết: Thu nhập ròng của một doanh nghiệp có thể được “làm đẹp hơn”. Bằng cách sử dụng các công cụ, cân đối kế toán và một chút thủ thuật. Điều này giúp doanh nghiệp có thể giấu chi phí đồng thời làm tăng doanh thu. Dĩ nhiên việc xem xét đánh giá dựa trên giá trị này sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của các phân tích, phán đoán của nhà đầu tư.

➥ Xem thêm:

+ Operating Income là gì?

Operating Income hay còn được hiểu là thu nhập hoạt động hay thu nhập kinh doanh. Đây là giá trị lợi nhuận sau khi trừ tiền lương, khấu hao và giá vốn của đơn vị. 

Giá trị thu nhập hoạt động được sử dụng trong công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh bước đầu. Từ kết quả phân tích doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí nhân công, khấu hao,… Đồng thời qua đó điều chỉnh giá bán, giá vốn một cách phù hợp. Chính vì vậy, giá trị thu nhập kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Operating Income là gì
Operating Income là thông số thể hiện tính hiệu quả của mô hình kinh doanh

+ Operating Profit là gì?

Operating Profit hay lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là thông số kinh tế đặc quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Cụ thể nó đại diện cho khả năng tăng trưởng và phát triển của cơ sở kinh doanh. Đồng thời đây cũng là động lực, lợi thế của các đơn vị trong vị thế cạnh tranh.

Thông thường Operating Profit được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu gồm: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận thuần kinh doanh. 

  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là mức chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ và giá vốn bán hàng. Hoặc chúng ta cũng có thể hiểu là khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm. 

Đại lượng này thể hiện sự khác biệt lề tỉ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu thuần của các công ty cùng ngành. Từ đó quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như danh tiếng của từng đơn vị. Nó được sử dụng trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh ở hiện tại đồng thời vạch rõ kế hoạch trong tương lai.

Lợi nhuận mô hình kinh doanh
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và tầm quan trọng trong mô hình kinh doanh
  • Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị này được xác định thông qua công thức:

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính – chi phí bán hàng – Chi phí quản lý. 

Giá trị lợi nhuận thuần được sử dụng cho việc đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời đây cũng là cơ sở để chúng ta có thể đánh giá toàn diện, chuyên sâu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

+ Gross Profit Margin là gì?

Gross Profit Margin là tỷ suất lợi nhuận gộp hay hệ số biên lợi nhuận gộp. Thông số này được sử dụng cho việc đánh giá mô hình kinh doanh cũng như tài chính của một công ty. Cách thức thực hiện là tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi đã trừ đi giá vốn bán hàng. 

Thông số tài chính kinh doanh
Các thông số tài chính giúp ích rất nhiều trong công tác đánh giá kết quả kinh doanh

Giá trị Gross Profit Margin thường sẽ được tính bằng thương số giữa lợi nhuận gộp và tổng doanh thu theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

Trong đó:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn bán hàng.

Đây là mực lợi nhuận đầu tiên mà doanh nghiệp có thể thu về. Nó được sử dụng cho những đánh giá ban đầu về hiệu quả mô hình kinh doanh. 

Bên cạnh đó, thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận và doanh thu, nhà đầu tư cũng có thể phân tích, so sánh các mô hình kinh doanh. Dĩ nhiên với mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn đồng nghĩa với doanh thu cùng khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.

Tỷ suất lợi nhuận gộp đại diện cho khả năng cạnh tranh của đơn vị kinh doanh

Kết luận

Để nắm bắt và theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp đặc biệt phức tạp. Bên cạnh tình trạng sản xuất thực tế, chúng ta cần phải nắm vững các đại lượng cũng như phân biệt giữa chúng. Vậy Gross Profit là gì? Đại lượng này có đặc trưng gì? Mong rằng những thuật ngữ cơ bản trong kinh doanh được tổng hợp trong bài viết có thể đưa đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Đừng quên truy cập https://mayruaxemini.vn/ để được cập nhập thêm những thông tin thú vị bạn nhé!