Hiện có rất nhiều thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh và các hoạt động marketing như B2C, B2B, mô hình thương mại điện tử B2C… Vậy thực chất mô hình B2C là gì? Làm sao để phân biệt B2B và B2C. Hãy cùng với chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé.

Chia sẻ từ A – Z về mô hình B2C là gì?

1. Mô hình kinh doanh B2C là gì?

B2C là gì?
Giải nghĩa B2C là gì?

B2C là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Business to Customer” – hình thức bán lẻ.

Thuật ngữ này dùng để chỉ ” những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng” . “Customer” ở đây chính là những người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi cung ứng. Nó không chỉ là những cá nhân mà còn là các doanh nghiệp, tổ chức mua sắm hàng hóa để sử dụng chứ không phải để sản xuất. Ví dụ: các công ty mua bàn ghế, máy tính về để năng cao cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, phục vụ cho công việc.

Người tiêu dùng có thể mua hàng theo 2 phương thức là trực tuyến và ngoại tuyến. Thuật ngữ B2C chủ yếu dùng để mô tả cho các công ty hoạt động thương mại điện tử trực tuyến.

2. Đặc điểm của mô hình B2C ở Việt Nam

mô hình b2c là gì
B2C – đa dạng về số lượng nhà cung cấp

– B2C với sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường. Bất kỳ một nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch. Những thông tin về sản phẩm, dịch vụ cung cấp sẽ được đưa lên đây để phục vụ khách hàng. Chính sự đa dạng này cũng khiến cho việc kinh doanh trở nên gay gắt hơn. Từ đó khó thu hút được khách hàng trung thành bởi ngày càng có nhiều sự lựa chọn mỗi khi mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

– B2C là mô hình đã quá quen thuộc và phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam thì nó vẫn đang ở giai đoạn sơ khai. Có rất nhiều các trang web được mở ra tuy nhiên lại có rất ít trong số đó đạt được mục đích ban đầu là bán hàng qua mạng.

– Bất kỳ một doanh nghiệp nào phụ thuộc vào doanh số B2C thì đều phải duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng để mong muốn họ sẽ quay lại. Các hoạt động tiếp thị phải hướng đến cảm xúc của khách hàng để kích thích họ mua hàng.

3. Các loại mô hình kinh doanh B2C

Thường sẽ có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến được các công ty sử dụng để nhắm đến đối tượng khách hàng của mình. Cụ thể:

  • Người bán trực tiếp

mô hình b2c ở việt nam
Mô hình B2C – người bán trực tiếp

Đây chính là mô hình phổ biến nhất, khách hàng sẽ mua hàng hóa từ những nhà bán lẻ trực tuyến. Ở đây có thể là các nhà sản xuất, doanh nghiệp nhỏ hay đơn giản chỉ là các phiên bán trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm, đến từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.

  • Trung gian trực tuyến

Những người này không thực sự sở hữu hàng hóa, dịch vụ. Họ chỉ đóng vai trò là trung gian kết hợp người mua và người bán với nhau.

  • B2C dựa trên quảng cáo

Loại mô hình này sử dụng nội dung miễn phí, cho phép khách hàng truy cập vào một trang web. Hiểu đơn giản là khối lượng lợn lượng người truy cập vào trang web sẽ được dùng để bán quảng cáo hàng hóa, dịch vụ.

  • B2C dựa vào cộng đồng

mô hình kinh doanh b2c
Mô hình B2C dựa vào cộng đồng

Một số nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo… xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên những sở thích chung. Chính điều này giúp cho các nhà tiếp thị, nhà quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế này sẽ hướng mục tiêu quảng cáo vào nhân khẩu học, vị trí địa lý… của người dùng.

  • B2C dựa trên phí

Để truy cập trang web và xem nội dung thì người dùng cần phải mất phí. Trang web cũng có thể cung cấp cho những dùng những nội dung miễn phí nhưng nó lại có giới hạn. Nếu như bạn muốn xem hết nội dung thì sẽ bị tính phí. Ví dụ như Netflix, các trang web về luận án tốt nghiệp…

4. Ưu điểm và hạn chế của hô hình thương mại điện tử B2C

Ưu điểm

  • Với khách hàng:
mô hình thương mại điện tử b2c
B2C giúp khách hàng mua hàng dễ dàng hơn

Mua hàng qua mạng giúp khách hàng không mất công sức tìm mua hàng, tiếp cận được với thông tin của nhiều người bán hơn từ đó có thể lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ như ý với mức giá thấp nhất.

  • Với doanh nghiệp:

Bán hàng qua website giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí cho việc mở một cửa hàng từ thuê địa điểm, kho bãi đến thiết kế không gian…

Việc quản trị kinh doanh cũng dễ dàng hơn: quy trình giao hàng, lưu trữ thông tin, tác vụ quản lý… có thể lưu trữ và cập nhật tự động

Giảm thiểu được chi phí quảng cáo tiếp thị: khi đăng thông tin trên mạng internet bao giờ cũng rẻ hơn là cách tiếp thị truyền thống. Đặc biệt là thông tin đến với khách hàng nhanh hơn, phạm vi rộng và hoạt động 24/7.

Doanh nghiệp có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh thông qua các kênh thương mại điện tử.

Chăm sóc khách hàng chu đáo hơn: thông qua trang web hay các trang mạng xã hội khác giúp doanh nghiệp có thể thu nạp được thông tin, kết nối, chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

Hạn chế

Nếu như doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài, nâng cao được doanh thu thì cần phải chọn cho mình hướng đi đúng đắn. Cần phải có giải pháp bán hàng online và chăm sóc khách hàng hiệu quả.

– Cần phải quan tâm đến việc thanh toán trực tuyến hay vận chuyển hàng hóa làm sao cho nhanh chóng và an toàn.

– Cần chú trọng đến việc giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng nhất là những hàng hóa “khó tính” như đồ trang sức, quần áo…

– Đòi hỏi có nguồn nhân lực lớn cũng như trang thiết bị.

– Không chỉ cạnh tranh trực tiếp với nhau mà còn phải cạnh tranh với mô hình kinh doanh offline như siêu thị, cửa hàng…

– Luôn bắt kịp xu thế và phải đưa ra giải pháp bán hiệu quả và tiết kiệm nhất.

So sánh B2B và B2C

1. B2B là gì?

B2B là gì?
B2C là gì?, B2b là gì? Cách phân biệt như thế nào?

B2B là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Business to Business”. 

B2B chỉ hình thức buôn bán, kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp. Thông thường là mô hình kinh doanh thương mại điện tử; các giao dịch diễn ra chủ yếu trên kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch điện tử. Một số giao dịch phức tạp hơn thì có thể diễn ra bên ngoài thực tế: từ lập hợp đồng, báo giá hay mua bán sản phẩm.

Mô hình B2B ngày càng phát triển hơn. Các doanh nghiệp đã và đang sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính khiến cho mô hình này ngày càng nở rộ. Theo một thống kê cho biết trong 2 năm gần đây, tỷ lệ website hướng đến người tiêu dùng là chủ đạo thì không tăng nhiều nhưng hướng tới các đối tác là tổ chức, doanh nghiệp thì lại có dấu hiệu tăng đáng kể.

2. Sự khác biệt giữa B2B và B2C

  • Đối tượng khách hàng hướng tới

so sánh b2b và b2c
Đối tương khách hàng của B2B và B2C khác nhau

Mô hình B2B và B2C có sự khác biệt về đối tượng khách hàng. B2B thì chú trọng đến những khách hàng lớn, công ty, doanh nghiệp đối tác. Ngược lại B2C là hướng tới những khách hàng nhỏ lẻ, cá nhân. Khách hàng của B2B mua sản phẩm về để sản xuất; khách hàng của B2C thì lại là người trực tiếp tiêu thụ, sử dụng.

  • Về đàm phán và giao dịch

B2B: các khâu đàm phán như giá cả, quá trình giao nhận hàng, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật của sản phẩm yêu cầu cao và chặt chẽ hơn rất nhiều so với B2C.

B2B luôn có một khối lượng hàng lớn, có giá trị cao. B2C thì là những mặt hàng nhỏ lẻ, có giá trị thấp.

phân biệt b2b và b2c
B2B và B2C có sự khác nhau về đàm phán và giao dịch

Việc đàm phán, giao hàng của B2C dễ dàng và nhanh gọn hơn. Đây chính là yếu tố giúp cho các trang thương mại điện tử phát triển nhanh bởi sự tiện lợi mà nó mang lại cho cả 2 bên. Doanh nghiệp đưa những sản phẩm, mẫu mã của mình lên. Khách hàng có thể tự do, thoải mái lựa chọn. Sau khi chọn xong sẽ được giao hàng tận nơi mà không mất thời gian, công sức đi lại.

  • Về khả năng tích hợp

Các công ty trong mô hình B2C không cần phải tích hợp hệ thống của khách hàng. Ngược lại B2B thì lại luôn phải đảm bảo hệ thống làm việc liên tục; luôn có thể giao tiếp với khách hàng nhờ công nghệ AI trả lời tự động; không cần đến sự tham gia trực tiếp của con người. Chính vì vậy mà B2B cần tích hợp hệ thống của cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng.

  • Về quá trình làm marketing

Với doanh nghiệp B2B thì bạn cần phải chăm sóc, không ngừng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công ty, khách hàng đối tác. Đây chính là cách để bạn có thể chinh phục được thị trường dễ dàng, tiết kiệm ngân sách.

Với B2C thì bạn có thể đánh thẳng vào tâm lý, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để nhanh chóng bán được nhiều hàng.

  • Về quá trình bán hàng

đặc điểm của mô hình b2c
Mục tiêu marketing của B2C

Mục tiêu marketing của mô hình B2C hướng tới chính là chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng. Từ việc ghé thăm xem đồ trên cửa hàng, website thành những khách hàng trung thành, nhiệt tình.

Chiến thuật mà B2C thường sử dụng là các chương trình ưu đãi, giảm giá, những lời chào hàng hay, hàng được trưng bày trong những khu vực đặc biệt để kích thích mua hàng.

Quá trình marketing của B2B sẽ kéo dài và phức tạp hơn B2C do khách hàng của B2B là những doanh nghiệp. Bạn cần phải chuyển đổi họ từ những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Thông qua: việc xây dựng các mối quan hệ; quảng bá hình ảnh công ty; chất lượng sản phẩm trong một thời gian dài cùng sự bền bỉ và uy tín.

❖ Kết Luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình B2C là gì? cũng như sự khác biệt giữa B2C và B2B. Nếu như bạn đang là người làm trong một trong hai hình thức công ty này thì hãy tham khảo thật kỹ để có được những thông tin hữu ích phục vụ cho công việc của mình nhé!

Nguồn bài viết: Mayruaxemini.vn