Để điều hành một doanh nghiệp, bộ máy tổ chức đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những vị trí đảm nhiệm điều hành chính là Chief Executive Officer. Vậy Chief Executive Officer là gì ? Một Chief Executive Officer đảm nhận nhiệm vụ gì? Để hiểu rõ hơn về vai trò của CEO, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết tại bài viết tham khảo dưới đây nhé!
Chief Executive Officer là gì? CEO là gì?
Chief Executive Officer là từ tiếng Anh chuyên ngành chỉ một vị trí quan trọng trong cơ cấu bộ máy doanh nghiệp. Cụ thể dưới đây là một vài thông tin hữu ích dành cho bạn!
Chief Executive Officer là gì?
Chief Executive Officer còn được viết tắt là CEO. Vậy CEO là gì trong công ty? CEO chính là Giám Đốc Điều Hành của doanh nghiệp hoặc công ty.
Đây là người đảm nhiệm vị trí chủ chốt trong công ty. CEO chịu trách nhiệm đưa ra chiến lược cùng kế hoạch kinh doanh, điều hành. Đồng thời tại các cuộc họp hội đồng quản trị, giám đốc điều hành cũng là người chịu trách nhiệm thuyết trình, báo cáo về tình hình hoạt động của công ty.
Một số thuật ngữ khác
Founder and CEO, Chief Executive Officer và Chief Executive là những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người trong quá trình tham khảo. Vậy Founder and CEO là gì? Chief Executive là gì?
- Chief Executive là danh từ được hiểu là tổng thống.
- Founder and CEO: Founder được hiểu và người sáng lập, nhà sáng lập ra công ty, tổ chức,… CEO hay giám đốc điều hành chính là cụm từ mà chúng ta đang tìm hiểu.
- COB: Chủ tịch hội đồng quản trị.
- CFO: Giám đốc tài chính.
- COO: Giám đốc điều hành.
- CIO: Giám đốc thông tin.
Nhiệm vụ của một Chief Executive Officer
Có thể nói, CEO là người đảm nhận nhiệm vụ “nặng nề” và quan trọng nhất công ty. Không chỉ chịu trách nhiệm “take care” toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó CEO cần phải cân nhắc đưa ra phương hướng hoạt động, đầu tư của đơn vị. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi vào tìm hiểu một số nhiệm vụ của một Chief Executive Officer.
- Đưa ra chiến lược phát triển, từng bước thực hiện sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.
- Điều hướng, quyết định phương hướng phát triển cùng hướng đi của công ty trong ngắn hạn và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm chính về lợi nhuận cùng kết quả kinh doanh của đơn vị.
- Lắng nghe, tổng hợp và đưa ra quyết định nhằm nâng cao hiệu quả, cải thiện hoạt động của doanh nghiệp.
- Thẩm định, đánh giá và phê duyệt các dự án đầu tư.
- Là người đại diện cho công ty trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng.
- Quán triệt kế hoạch nhân sự và tuyển dụng. Quản lý cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý kinh doanh.
- Thực hiện xây dựng, nuôi dưỡng, duy trì văn hóa công ty. Phát triển quảng bá thương hiệu công ty.
Tiêu chí để trở thành một CEO “chất lượng”
Vậy để đảm bảo hiệu quả công việc đạt được hiệu quả tốt nhất, CEO cần có những tố chất gì?
+ Trang bị kiến thức đa lĩnh vực
Kiến thức chính là nền tảng, con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công. Thật vậy việc trang bị kiến thức đa lĩnh vực giúp nhà quản trị có thể nắm bắt bao quát các khía cạnh của công ty. Từ đó đưa ra những quyết định, đề xuất cùng phương án giải quyết hiệu quả.
+ Nắm rõ nền tảng khoa học và quản trị
Nền tảng khoa học quản trị là cơ sở tạo nên một CEO xuất sắc. Việc nắm bắt, tích lũy nâng cao vốn tri thức cho bản thân là chìa khóa trở thành một giám đốc điều hành chuyên nghiệp. Qua đó nó giúp CEO có thể cập nhật, bắt kịp xu thế để có những quyết định đúng đắn nhất.
+ Có khả năng chịu áp lực công việc lớn
Là một người bao quát công việc, nhiệm vụ chính của toàn bộ công ty. Áp lực công việc là điều không thể tránh khỏi. Song hành cùng quyền hạn và lợi ích, CEO phải chịu áp lực công việc cực lớn.
Chính vì vậy để có thể chịu trách nhiệm, hoàn thành công việc với kết quả như mong muốn. Một CEO giỏi bên cạnh kỹ năng cần có khả năng chịu đựng áp lực công việc và một sức khỏe tốt.
+ Có tố chất của một nhà lãnh đạo
Bên cạnh những phẩm chất, kỹ năng được rèn luyện và tích lũy, tố chất lãnh đạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để trở thành một CEO tài năng, bạn cần có chỉ số thông minh, cảm xúc, tư duy khoa học, khả năng quan sát,… Đặc biệt quan trọng nhất là thần thái của người cầm quyền. Thực chất, những tố chất này không phải chỉ cố gắng là được!
+ CEO phải là người có kinh nghiệm và kỹ năng tốt
Dĩ nhiên kinh nghiệm và kỹ năng của CEO chính là yếu tố quan trọng nhất. Để có thể chỉ đạo người khác, CEO cần phải hiểu và khiến người ta nể phục mình. Đương nhiên kinh nghiệm cùng kỹ năng chính là những yếu tố thuyết phục cấp dưới.
Ngoài ra đừng quên trang bị cho mình khả năng xử lý tình huống, nắm bắt tâm lý cũng như cách cư xử với mọi người trong công việc.
Xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO có thật sự quan trọng?
Không chỉ chịu trách nhiệm chính cho hoạt động điều hành, phát triển doanh nghiệp. Chief Executive Officer cũng là người đại diện cho đơn vị trong các cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng. Chính vì vậy uy tín cùng danh tiếng của CEO đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO
Công tác xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO dần được chú trọng, phát triển. Dưới đây là một số lợi ích mà bạn có thể tham khảo:
- Thực tế việc xây dựng thương hiệu cá nhân tốt giúp tăng sức thuyết phục, uy tín đối với CEO nói riêng và công ty nói chung.
- Gia tăng uy tín, vị thế của CEO trong các cuộc đàm phán, ký kết.
- Nâng tầm giá trị, ý kiến CEO.
- Tăng tính thuyết phục, thái độ của cấp dưới đối với nhà quản trị.
[5] Nguyên tắc xây dựng, phát triển thương hiệu cá nhân của CEO
Xây dựng thương hiệu cá nhân cần quan tâm những gì? Làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất? Tham khảo ngay 5 nguyên tắc xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO được liệt kê dưới đây:
1. Lựa chọn phong cách xây dựng thương hiệu cá nhân phù hợp
Thương hiệu cá nhân được thế hiện thông qua các khía cạnh: Phát ngôn, hành động, thái độ, cử chỉ,… Phẩm chất cá nhân là lựa chọn được nhiều CEO giỏi hướng đến.
Ví dụ: Steve Jobs – CEO của Apple được biết đến là một giám đốc cực kỳ nghiêm nghị. Bên cạnh đó không thể không kể đến những bài thuyết trình cực kỳ thuyết phục. Steve Jobs cũng được biết đến là người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo.
2. Kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên
Có hai cách quản lý nhân viên mà CEO có thể tham khảo: Hoặc kiểm soát nghiêm ngặt quá trình thực hiện công việc, hoặc trở thành đại sứ thương hiệu.
Ví dụ: Tony Hsieh – CEO của Zappos khuyến khích nhân viên sử dụng mạng xã hội kết nối với khách hàng. Thay vì kìm hãm nhân viên, cách làm này giúp tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Từ đó không chỉ giúp giữ chân khách mà còn gia tăng lượng sản phẩm được tiêu thụ.
3. Tận dụng hiệu quả chức danh CEO
CEO chính là người đại diện doanh nghiệp nói chuyện với truyền thông. Đây cũng chính là cơ hội cũng như thách thức của chính họ.
Ví dụ: Trước kia Howard Schultz chỉ được biết đến là CEO của hãng cà phê Starbucks đình đám. Tuy nhiên ở hiện tại, Howard Schultz được nhắc nhiều hơn về phát biểu hay những cuốn sách mà ông viết. Đây chính là thành công lớn của việc xây dựng thương hiệu cá nhân.
4. Đi đầu về ý tưởng
Là người chịu trách nhiệm chính cho phương hướng phát triển của công ty, CEO cần có một cái đầu lạnh để đưa ra những ý tưởng kinh doanh thu lời cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO của hãng hàng không VietJet là người đi đầu về ý tưởng xây dựng một hãng bay giá rẻ. Tại thời điểm đó, tại Việt Nam chưa có bất kỳ sự xuất hiện của một hãng bay giá rẻ nào.
5. Sử dụng mạng xã hội thông minh
Trong thời thế mạng xã hội được sử dụng ngày càng phát triển và bùng nổ như hiện nay. Việc sử dụng mạng xã hội thông minh đưa đến cho người dùng khá nhiều lợi ích tuyệt vời.
Nó không chỉ giúp CEO có thể tiếp cận với mọi người, mọi lĩnh vực ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó mạng xã hội còn giúp khuếch trương hình ảnh trong phạm vi lớn. Từ đó tăng khả năng nhận diện với mọi người.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những chia sẻ về: Chief Executive Officer là gì? CEO là gì? Nhiệm vụ và phẩm chất của một CEO xuất sắc? Cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO. Mong rằng những thông tin được đưa đến trong bài viết có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo, tìm đọc tài liệu.