Vốn hóa là gì? Vốn hóa thị trường là gì? Đây đều là những chủ đề đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư. Việc hiểu và nắm rõ các loại vốn hóa giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng theo dõi, nắm bắt biến động trên thị trường. Để hiểu rõ hơn về những giá trị này, hãy cùng tham khảo một số kiến thức được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Vốn hóa là gì?
Vốn hóa là gì? Giá trị vốn hóa được xác định như thế nào?

Vốn hóa là gì?

+ Trong kế toán vốn hóa được hiểu là ” Chi phí cần để sử dụng một loại tài sản trong xuyên suốt vòng đời của nó “.

+ Vốn hóa theo tài chính được hiểu là ” Tổng giá trị cổ phiếu của 1 công ty. Trong đó bao gồm cả thu nhập giữ lại và nợ dài hạn của doanh nghiệp ” .

Như vậy hiểu một cách đơn giản vốn hóa chính là tổng cơ cấu cũng như khối lượng vốn cổ phần của doanh nghiệp. Thường chủ sở hữu chính là người sở hữu phần cổ phiếu lớn nhất.

Vốn hóa chi phí lãi vay là gì? Điều kiện vốn hóa chi phí lãi vay

Chi phí đi vay là phần chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể chi phí đi vay được chia làm hai loại: Chi phí đủ điều kiện vốn hóa và chi phí không đủ điều kiện vốn hóa.

Vốn hóa chi phí lãi vay
Vốn hóa chi phí lãi vay là đại lượng quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp

+ Khái niệm vốn hóa chi phí lãi vay

Là chi phí đi vay trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nó có thể được sử dụng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang. Phần chi phí này cũng sẽ được tính vào giá trị của tài sản được hoàn thiện. Theo đó phần chi phí đi vay sau vốn hóa được gọi là chi phí lãi vay được vốn hóa.

+ Điều kiện để chi phí lãi vay được vốn hóa

– Doanh nghiệp chắc chắn có thể thu được lợi nhuận trong tương lai từ các tài sản được hình thành từ chi phí đi vay.

– Khoản chi phí lãi vay phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Vốn hóa thị trường là gì? Nhiệm vụ, vai trò của vốn hóa thị trường

Vốn hóa thị trường và các tiêu chí phân loại vốn hóa thị trường đang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Vậy đại lượng này được hiểu như thế nào? Giá trị vốn hóa tại thị trường Việt Nam là bao nhiêu? Chúng ta hãy cùng nhau đi kiếm câu trả lời qua mục tham khảo dưới đây nhé!

Vốn hóa thị trường
Vốn hóa thị trường cho chúng ta biết điều gì?

+ Vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường là tổng giá trị cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp đang được lưu hành trên thị trường. Hoặc nó cũng có thể được xác định bằng tổng số tiền doanh nghiệp nhận được trong thời điểm hiện tại nếu chuyển nhượng công ty. 

Thường giá cổ phiếu được giao dịch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thị trường, chính trị,… Chính vì vậy giá trị vốn hóa thị trường cũng sẽ không cố định mà tăng giảm tùy thời điểm. 

+ Các yếu tố quyết định giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp

– Mức giá cổ phiếu tại thời điểm thực hiện giao dịch.

– Doanh nghiệp tiến hành mua lại số cổ phiếu đã được phát hành từ trước đó.

– Số lượng cổ phiếu được phát hành thêm của doanh nghiệp.

Giá trị vốn hóa thị trường được xác định như thế nào
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp?

+ Vai trò của giá trị vốn hóa thị trường

– Vốn hóa thị trường là cơ sở để nhà đầu tư có thể phân tích, phán đoán rủi ro cùng lợi nhuận. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư, thay đổi đúng đắn, hiệu quả.

– Thông qua giá trị vốn hóa chúng ta cũng có thể nắm được tiêu chí rủi ro cùng ý định kinh doanh của nhà đầu tư. Từ đó các doanh nghiệp có thể phần nào đánh giá về tổng quan cùng xu hướng đầu tư trên thị trường.

– Về cơ bản, đại lượng này đặc trưng cho giá trị của một công ty. Giá trị vốn hóa thị trường được xác lập dựa trên thị trường chứng khoán.

Tìm hiểu về giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn. Theo đó số lượng công niêm yết cũng ngày một tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Tính đến thời điểm ngày 7/11/2019 vốn hóa toàn thị trường đạt giá trị 190 tỷ USD. Giá trị này chiếm tới 70% nền kinh tế Việt Nam. 

liệt kê nhóm doanh nghiệp vốn hóa thị trường
Bảng một số doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn tại thị trường Việt Nam

Có 4 loại doanh nghiệp cơ bản được phân chia theo giá trị vốn hóa tại Việt Nam. Cụ thể tiêu chí cùng hạn mức phân loại được quy định như sau:

– Doanh nghiệp vốn hóa quy mô lớn (Large Cap) có tổng vốn hóa thị trường > 10.000 tỷ VNĐ.

– Mức trung bình hay Mid Cap có giá trị vốn hóa thị trường nằm trong khoảng 100 tỷ VNĐ đến 1000 tỷ VNĐ.

– Mức siêu nhỏ hay Micro Cap có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ hơn 100 tỷ VNĐ.

Do khác biệt về thu nhập cùng tỷ giá, tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theo vốn hóa tại các quốc gia sẽ có ít nhiều khác biệt. Trên đây là cách phân loại dựa trên giá trị kinh doanh các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Vậy vốn hóa là gì? Vốn hóa thị trường là gì? Vốn hóa thị trường được phân loại như thế nào? Chắc hẳn quý độc giả cũng đã nắm được cho mình những thông tin cơ bản qua những phân tích tại bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ được tổng hợp tại bài viết có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo, tìm đọc tài liệu.