Ở thời điểm hiện tại vẫn có khá nhiều quan điểm đưa ra để lý giải vật chất là gì? Điều này khiến cho nhiều người bối rối vì không biết đâu là định nghĩa đúng về vật chất. Cùng mayruaxemini.vn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm vật chất cũng như phương thức tồn tại của nó ngay ở bài nhé!

Phạm trù vật chất

Vật chất là một phạm trù triết học và đã có lịch sử phát triển hơn 2000 năm. Ở thời cổ đại, chủ nghĩa duy tâm, duy vật đã không ít lần đấu tranh về phạm trù vật chất. Cũng như các phạm trù khác, vật chất trong triết học gắn liền với thực tiễn và nhận thức của con người.

khai-niem-ve-vat-chat
Vật chất là một phạm trù triết học

Chủ nghĩa duy tâm quan niệm rằng, vật chất là sản phẩm của bản nguyên tinh thần. Trong khi đó, chủ nghĩa duy vật lại quan niệm thực thể của thế giới là vật chất. Vật chất theo chủ nghĩa duy vật là cái tồn tại mãi mãi.

Đến thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, lợi dụng các phát minh của Thomson, W.Roentgen… những người theo chủ nghĩa duy tâm đã cố gắng khẳng định sự phi vật chất của thế giới. Đồng thời, họ cũng nêu bật vai trò của lực lượng siêu nhiên trong quá trình tạo lập thế giới. Tuy nhiên, những quan niệm này cũng đã bị bác bỏ và thuyết phục bởi định nghĩa về vật chất của Lê-Nin

Phân tích định nghĩa vật chất là gì của Lê-Nin

Định nghĩa vật chất của Lê-Nin ghi rõ rằng:

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác. Cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại. Tuy nhiên, cách thức phản ánh và hình thức tồn tại của vật chất không lệ thuộc vào cảm giác.

Theo đó:

  • Mỗi chúng ta cần phân biệt được rằng vật chất là kết quả của sự khái quát, trừu tượng hóa các thuộc tính và mối liên hệ vốn có của sự vật, hiện tượng. Nó phản ánh lại cái chung, vô tận. Còn các sự vật, hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Sự vật, hiện tượng có quá trình diễn ra, phát triển và chuyển hóa. Vì thế,  vật chất và các dạng biểu hiện của nó không thực sự đồng nhất với nhau.
  • Điểm đặc trưng của vật chất là tính khách quan. Nghĩa là, vật chất tồn tại ngoài ý thức, độc lập và nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Con người có thể nhận thức được hoặc không về sự tồn tại của nó.
  • Vật chất có thể gây nên những cảm giác khác nhau ở con người thông qua sự tác động đến giác quan con người. 
khai-niem-ve-vat-chat
Khái niệm về vật chất của Lê-Nin mang lại nhiều ý nghĩa to lớn

Vật chất là gì cho ví dụ?

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm vật chất là gì.

Hỡi cô tát nước bên đường

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”

Ánh trăng vàng ở đây đóng vai trò là vật chất. Bởi:

  • Người ta có thể nhìn thấy nó.
  • Mắt và bộ não con người có thể nhìn, ghi nhớ và tả lại cho người khác. Đây là sự phản ánh, chụp lại, ghi lại của các giác quan con người.
  • Ánh trăng vẫn tồn tại dù cho không xuất hiện hình ảnh cô tát nước. 

Một số ví dụ về vật chất khác như:

  • Giấy tờ, tài liệu
  • Điện – đường – trường học
  • Cái bảng, nét vẽ, nước, đất…

Hình thức và phương thức tồn tại của vật chất là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại dưới hình thức là không gian, thời gian. Cụ thể:

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

Ăngghen cho rằng: 

Vận động không đơn thuần chỉ là sự thay đổi về mặt vị trí trong không gian. Vận động chỉ mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ. Vận động chính xác là một phương thức tồn tại của vật chất và là một thuộc tính cố hữu của thế giới vật chất. Thông qua vận động, vật chất sẽ thể hiện rõ các dạng tồn tại của mình.

Dựa trên các phát minh của mình, Ăngghen chia vận động thành 5 hình thức vận động cơ học, vận động vật lý, hóa học, sinh học và vận động xã hội.

5 hình thức này được sắp xếp theo thứ tự cấp bậc từ thấp đến cao. Chúng khác nhau về chất song tồn tại mật thiết với nhau, không tách rời. Hình thức vận động thấp là cơ sở để hình thành các hình thức vận động cấp cao.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng ghi nhận điều này và khẳng định rằng vận động là vĩnh viễn. 

phuong-thuc-ton-tai-cua-vat-chat
Vận động là phương thức tồn tại duy nhất của vật chất

Vật chất tồn tại dưới hình thức không gian, thời gian

Vật chất ở một dạng cụ thể tồn tại với một vị trí, quảng tính nhất định và được thể hiện trong các mối tương quan với nhau được gọi là hình thức tồn tại không gian của vật chất. Nếu hình thức tồn tại của các sự vật, sự việc được thực hiện thông qua tiến trình biến đổi nhanh chậm, phát triển, chuyển hóa thì được gọi là thời gian.

Ăngghen cho biết, vật chất, không gian và thời gian không tách rời nhau. Sẽ không có vật chất xuất hiện ngoài không gian và thời gian. Đồng thời cũng sẽ không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động.

Bởi vì tồn tại trong mối quan hệ tương quan, không thể tách rời nên không gian và thời gian mang nhiều tính chất chung của vật chất. Điển hình nhất là tính khách quan, vĩnh cửu và tính vô tận vô hạn.

Ngoài ra, không gian mang thuộc tính 3 chiều. Trong khi đó, thời gian chỉ 1 chiều. Vì thế, các nhà triết học đã cho rằng, đó là quảng tính và quá trình diễn biến đa dạng của vật chất vận động.

Ý nghĩa vật chất trong định nghĩa Lê-Nin

Định nghĩa vật chất của Lê-Nin mang đến nhiều ý nghĩa lớn như:

Phát hiện vật chất có trước, ý thức có sau

Các nhà duy tâm luôn cho rằng, ý thức xuất hiện trước vật chất. Tuy nhiên, thực tế điều này là sai lầm. Bởi khi nhận thức được, con người mới thấy được các dạng tồn tại của vật chất. Về bản chất thì vật chất đã xuất hiện trước khi ý thức được hình thành.

Vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức con người. Khi con người có nhu cầu ăn, ở họ dùng ý thức để sử dụng các loại vật chất khác nhau. Nhờ đó mà các nền tảng của ý thức sống mới được hình thành và dần phát triển.

vat-chat-quyet-dinh-y-thuc
Vật chất quyết định ý thức

Ý thức con người là sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài vào bộ não con người. Con người khi phát triển nhận thức, nhận rõ các dạng vật chất sẽ bắt đầu ứng dụng và phát minh nhiều loại vật chất cao hơn để đáp ứng các nhu cầu sống của mình.

Giá trị khoa học của định nghĩa vật chất – Bác bỏ quan điểm duy tâm

Quan điểm của những người theo chủ nghĩa duy tâm là ý thức quyết định vật chất. Dựa theo các nghiên cứu khoa học, điều này hoàn toàn sai lệch. Với định nghĩa của Lê-Nin đã thành công bác bỏ quan niệm này và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học rằng vật chất quyết định ý thức. Con người chỉ có thể nhìn và nhận thức được thế giới khách quan qua quá trình ghi, chép, chụp và phản ánh lại.

Khắc phục các điểm hạn chế trong quan niệm cũ

Định nghĩa vật chất là gì của Lê-Nin cũng khắc phục được tính siêu hình, máy móc của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Trước đó, chủ nghĩa duy vật chưa thể hiện rõ được nguồn gốc, tính chất cũng như các dạng tồn tại của vật chất. Các nhà duy vật ở thời điểm này cũng khó có thể khẳng định được tính độc lập và sự xuất hiện của vật chất.

Với định nghĩa Lê-Nin, bằng việc phân tích chi tiết các thuộc tính cơ bản đã giúp chúng ta hiểu rõ sự khác nhau giữa vật chất và các dạng tồn tại của nó. Để từ đó, hiểu hơn về nguồn gốc, tính chất và biết rằng vật chất quyết định ý thức.

Tính thống nhất của thế giới vật chất

Thế giới vật chất tồn tại khách quan được thể hiện ở rất nhiều dạng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, tất cả chúng đều phản ánh đầy đủ và cụ thể sự thống nhất về mặt bản chất của thế giới vật chất. Cụ thể:

  • Thế giới vật chất là duy nhất, chúng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người
  • Thế giới vật chất sẽ luôn vô hạn, vô tận và không mất đi
  • Trong thế giới vật chất, mọi thứ đều liên kết chặt chẽ với nhau. Các dạng cụ thể của vật chất đều có kết cấu, nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi các quy luật khách quan.
  • Ở thế giới vật chất, các sự vật, hiện tượng luôn có sự biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau.

Ví dụ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Dựa trên khái niệm vật chất và ý thức bạn sẽ phần nào biết được mối quan hệ giữa chúng. Theo đó, ý thức tồn tại tính độc lập tương đối, năng động, sáng tạo. Chúng có thể tác động trở lại vật chất thông qua quá trình vận động  của con người. Nghĩa là từ ý thức con người có thể phát huy được các mặt tích cực và hạn chế những điều tiêu cực xảy ra.

Ví dụ: Khi tham gia một cuộc thi nào đó, chúng ta thường sẽ tự nhận thức được đâu là hành động đúng chuẩn mực xã hội. Dù thua hay thắng cũng rút ra các bài học để dần tiến bộ và đạt được thành quả như mong muốn. 

Ý nghĩa của vật chất và ý thức với mỗi người

Xoay xung quanh chủ đề vật chất, nhiều người cũng không ngừng thắc mắc rằng giá trị vật chất là gì đối với thực tiễn của mỗi cá thể? Dựa theo những phân tích cụ thể trên bạn sẽ:

  • Nhận thức được các yếu tố khách quan trong thực tiễn và học cách hành động, ứng xử phù hợp.
  • Hiểu rằng bản thân luôn phải phát huy tính sáng tạo trong mọi hoạt động thì mới có được cuộc sống nhiều màu sắc, tươi đẹp hơn.
  • Trong học tập cũng như đời sống bạn có thể chọn lọc được các kiến thức tốt để tiếp thu
  • Giải thích được các hiện tượng xảy ra trong cuộc sống dựa trên những điều kiện khách quan một cách dễ dàng.

Lời kết

Vật chất quyết định ý thức và là cơ sở để ý thức được hình thành. Do vậy, trong quá trình tìm hiểu về vật chất và ý thức bạn cần nắm rõ được mối quan hệ này, tránh mắc phải sai lầm giống như những người ở chủ nghĩa duy tâm. Mong rằng, nội dung lý giải về vật chất là gì ở trên quý độc giả có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.