Cổ tức là một trong những giá trị đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Nó không chỉ phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó giá trị cổ tức cũng là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể nhận được. Vậy hiểu chính xác cổ tức là gì? Chia cổ tức là gì? Để nắm được cho mình những thông tin chi tiết về vấn đề này, cùng tham khảo một số những thông tin dưới đây.

Khái niệm cổ tức là gì
Cổ tức là gì? Trả cổ tức là gì?

Cổ tức là gì? Chia cổ tức là gì?

Cổ tức là gì? Chia cổ tức là gì? Đây cũng đang là chủ đề thu hút đông đảo sự quan tâm của nhà đầu tư. Thực tế, vấn đề này có liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó việc hiểu và nắm rõ về cổ tức đóng vai trò đặc biệt quan trọng. 

+ Cổ tức là gì? 

Cổ tức (CT) được hiểu là một phần lợi nhuận sau thuế mà công ty phải chia cho cổ đông. Ở đây cổ đông chính là người sở hữu cổ phần của doanh nghiệp

Thông thường cổ tức được trả gồm 2 loại. Cổ đông có thể được nhận tiền hoặc cổ phiếu của công ty. 

+ Chia cổ tức là gì?

Chia cổ tức chính là việc công ty chi trả lợi nhuận của doanh nghiệp từ kết quả kinh doanh cho cổ đông. Về giá trị, nó sẽ tương xứng với mức giá trị của cổ phần mà cổ đông nắm giữ. 

Khái niệm cổ tức là gì
Cổ tức là phần lợi nhuận mà cổ đông được nhận dựa trên kết quả kinh doanh

Tìm hiểu về cách phân loại cổ tức hiện nay

Tùy vào thỏa thuận cũng như tình hình tài chính của công ty, cổ tức có thể được trả làm 2 dạng là: Tiền mặt hoặc cổ phiếu.

+ Trả cổ tức bằng tiền mặt

Với hình thức này, công ty sẽ tiến hành chi trả lợi nhuận cho các cổ đông bằng tiền mặt. Như vậy, nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản tiền từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên đổi lại, cách chia này sẽ làm giảm dòng vốn tái đầu tư của công ty. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như hoạt động đầu tư của đơn vị. 

+ Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cổ phiếu còn được hiểu là thưởng bằng cổ phiếu hoặc cổ tức cổ phiếu. Thực chất đây là hoạt động được thực hiện nhằm pha loãng giá trị bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. 

Thông thường số cổ phiếu phát hành thêm sẽ được trả cho cổ đông theo dạng tỉ lệ. Theo đó, phần lợi nhuận kinh doanh sẽ không được chi trả mà được giữ lại để tái đầu tư. 

Phân loại cổ tức
Có những loại cổ tức nào? Chốt quyền nhận cổ tức được hiểu như thế nào?

Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến chi trả cổ tức cho cổ đông

Nhìn chung những vấn đề xoay quanh CT, tỷ suất cổ tức vẫn luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của độc giả. Vậy tỷ suất cổ tức là gì? Hệ số chi trả cổ tức là gì? Để hiểu hơn về những vấn đề này, cùng tìm hiểu rõ hơn trong mục tham khảo dưới đây. 

+ Tỷ suất cổ tức là gì?

Tỷ suất cổ tức hay còn được biết đến với cái tên Dividend Yield.  Đây là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư có thể nhận được khi mua cổ phiếu ở mức giá hiện tại. 

Công thức xác định Dividend Yield:

Dividend Yield= Cổ tức trên 1 cổ phiếu / Giá thị trường 

Ví dụ: Cổ phiếu của một công ty A dự kiến trả cổ tức trong năm 2020 tổng cộng khoảng 30%. Giá trị tương ứng khoảng 3000 đồng/cổ phiếu.

Theo thống kê, giá đóng cửa của công ty A ngày 12/12/2009 là 126.0000 đồng/ cổ phiếu. Vậy tỷ suất cổ tức của công ty là bao nhiêu?

Tỷ suất cổ tức = 3000/126000 = 2,38%

Những thuật ngữ về cổ tức
Một số thuật ngữ, chỉ số trong tính toán cổ tức của cổ đông

+ Tỷ lệ trả cổ tức là gì?

Tỷ lệ chi trả cổ tức được hiểu là tỉ lệ % giữa cổ tức bằng tiền trên tổng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể hiểu là cổ tức chi trả cho 1 cổ phiếu thường/EPS.

Đại lượng này được xác định dựa trên công thức sau:

Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức bằng tiền/ Lợi nhuận sau thuế = Cổ tức cho 1 cổ phiếu thường/ EPS 

Chính sách cổ tức là gì? 

Để đảm bảo sự đồng nhất cùng chính xác cho quá trình chi trả lợi nhuận, cổ tức cho cổ đông, chính sách cổ tức giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Vậy chính sách cổ tức được hiểu như thế nào?

+ Chính sách cổ tức

Chính sách cổ tức trong tiếng Anh là Dividend Policy. Hiểu đơn giản, nó thể hiện quyết định giữa việc chi trả lợi nhuận cho cổ đông và việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Dù nhìn từ phương diện nào, chính sách cổ tức đều có ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư và đơn vị phát hành. 

ý nghĩa của chính sách ct
Chính sách cổ tức là gì? Hệ số chi trả cổ tức là gì?

+ Ý nghĩa của chính sách cổ tức 

Chính sách cổ tức có ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động kinh doanh cùng lợi nhuận cổ đông. Cụ thể dưới đây là một số ý nghĩa của chính sách này: 

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của cổ tức trong tương lai

Trong trường hợp công ty tái đầu tư lợi nhuận nhiều đồng thời vẫn duy trì tốt mức sinh lời trên một đồng vốn có nghĩa là thu nhập và cổ tức của cổ đông hiện hành vẫn được duy trì. Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp ngược lại. 

  • Tác động trực tiếp đến giá trị tài sản thực tế của các cổ đông

Thực tế, cổ tức của cổ đông là thu nhập chắc chắn ở hiện tại. Trong khi chính sách cổ tức có thể được điều chỉnh giảm chi phí, tăng giá trị cổ tức. Bên cạnh đó nó còn có thể sụt giảm do thuế, thu nhập và chi phí giao dịch.

Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến giá trị tài sản cổ đông
  • Thể hiện thông tin và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 

Giá trị cổ tức có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ cung cầu. Điều này đồng nghĩa với việc cổ tức tăng, giá cổ phiếu cũng tăng. Trong điều kiện hoạt động kém hiệu quả dẫn đến thu nhập giả, lợi tức giảm khiến giá cổ phiếu giảm. 

Như vậy việc điều chỉnh chính sách cổ tức đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ đóng vai trò then chốt trong công tác giữ ổn định quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. 

Kết luận

Để thành công trong công cuộc đầu tư, thu mua cổ tức, trước tiên chúng ta cần hiểu và nắm vững về thị trường này. Từ những kiến thức căn bản, nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra những phân tích, đánh giá để có quyết định đầu tư phù hợp. 

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau làm rõ vấn đề: Cổ tức là gì? Trả cổ tức là gì? Tỷ lệ trả cổ tức là gì? Đây đều là những giá trị có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư. Mong rằng những phân tích được đưa đến trong bài viết trên đây có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tham khảo và đầu tư.