Trong xã hội xưa, một người phụ nữ hoàn hảo phải có đầy đủ “công dung ngôn hạnh”. Vậy công dung ngôn hạnh là gì? Theo thời gian những chuẩn mực của phụ nữ cũng dần thay đổi, phụ nữ ngày nay không còn nhất nhất phải đáp ứng đầy đủ công, dung, ngôn và hạnh. Theo dõi bài viết dưới đây để biết về ý nghĩa của chuẩn mực này trong thời đại xưa và nay. 

Công dung ngôn hạnh nghĩa là gì trong Nho giáo?

Công dung ngôn hạnh là chuẩn mực về “tứ đức” mà triết gia nổi tiếng Trung Quốc Khổng Tử đưa ra. Đây là tiêu chuẩn cơ bản mà người phụ nữ cần phải rèn luyện, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình. Những người phụ nữ không có đầy đủ bốn đức tính này sẽ được xem là những người không hoàn hảo. 

Công dung ngôn hạnh tứ đức quan trọng của người phụ nữ
Công dung ngôn hạnh tứ đức quan trọng của người phụ nữ

“Công” là nữ công gia chánh, “dung” là dung nhan, “ngôn” là lời nói nhã nhặn, “hạnh” là đạo đức. Chuẩn mực công dung ngôn hạnh tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, công dung ngôn hạnh được viết là  “housekeeping skills, beauty, appropriate speech and moral conduct” (kỹ năng trông coi nhà cửa, vẻ đẹp ngoại hình, lời nói phù hợp và ứng xử đạo đức). Hoặc có thể là cụm  “industry, appearance, speech, behaviour”.

Xã hội phong kiến có những tiêu chuẩn và quy định khắt khe dành cho phụ nữ. Vì thế, công – dung – ngôn – hạnh ở xã hội xưa là một điều bắt buộc. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi bối cảnh khác nhau thì cách hiểu và vận dụng tiêu chuẩn này cũng sẽ khác nhau.  

Công dung ngôn hạnh là gì trong xã hội xưa?

Công dung ngôn hạnh là nữ công gia chánh, dung nhan, lời nói và đức hạnh. Vậy trong xã hội xưa phụ nữ công dung ngôn hạnh là như thế nào? Cùng tìm hiểu từng đức tính trong tứ đức của người phụ nữ xưa.

Công

Chuẩn mực “công” trong công dung ngôn hạnh là gì? Công là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, chỉ người phụ nữ có khả năng quán xuyến các công việc nhà. Người phụ nữ phải đảm đang, lo toan được các công việc như nấu cơm, dọn nhà, may vá thêu thùa, dạy bảo con cái,… Người phụ nữ xứng đáng có chữ công phải khéo léo, siêng năng, chu đáo, vợ hiền, mẹ hiền, dâu thảo. 

Phụ nữ chuẩn mực ngày xưa phải giỏi nữ công gia chánh, may vá thêu thùa
Phụ nữ chuẩn mực ngày xưa phải giỏi nữ công gia chánh, may vá thêu thùa

Đức tính này còn được đem ra so sánh với công việc của đàn ông. Tuy rằng đây là những công việc nhẹ nhàng, không phải chiến đấu ngoài xã hội nhưng họ có thể quán xuyến hết công việc nhà – những việc người đàn ông không làm được.

Những gia đình có một người phụ nữ giỏi về nữ công gia chánh thì gia đình đó sẽ rất hạnh phúc, đầm ấm. Người phụ nữ có đức tính “công” sẽ lo lắng từng bữa ăn giấc ngủ, duy trì nề nếp gia đình, dạy bảo con cái.

Dung

Dung trong công dung ngôn hạnh là để nói về dung nhan, nhan sắc, vẻ bề ngoài của nữ nhân. Dung nhan là thứ quan trọng đối với mỗi người, với phụ nữ nó lại càng quan trọng. Phụ nữ đẹp theo quan niệm xưa thường là không có biến dị khó coi, có gương mặt trái xoan, ngoại hình cân đối, hàm răng đều đặn, làn da trắng, tóc óng ả,… Vì thế, phụ nữ luôn phải chăm lo cho nhan sắc của mình, đầu tóc và ăn mặc gọn gàng.

Ngôn

Ngôn trong công – dung – ngôn – hạnh là để chỉ lời nói của phụ nữ trong các mối quan hệ đối với mọi người, lời nói đúng mực với ông bà, cha mẹ, anh chị, chồng con, hàng xóm,… Lời nói phát ra từ miệng sẽ biểu lộ được tâm hồn của người phụ nữ. Kinh nghiệm của người xưa là người đanh đá có tiếng the thé, người cay nghiệt có tiếng nói rít, người nhân hậu có tiếng nói nhẹ nhàng và ấm áp. 

Lời nói chuẩn mực theo quan niệm xưa là giọng nói ấm áp, dịu êm, truyền cảm, trong treo, nói chuyện vui vẻ, thành thành, không nói leo, không nhiều chuyện, không chửi bới,… Phụ nữ khéo ăn nói, lời nói dịu dàng dễ nghe sẽ khiến ai cũng cảm thấy vừa lòng, yêu mến, nể trọng. Lời nói có chừng mực cũng đánh giá được một con người được giáo dục đàng hoàng.

Hạnh 

Hạnh trong công dung ngôn hạnh được xem là đức tính quan trọng nhất trong tứ đức. Hạnh là đức hạnh, đạo đức, phẩm giá. Người phụ nữ đức hạnh sẽ phải có lòng nhân hậu, sự chung thuỷ sắt son, giữ được nề nếp gia phong,… Hạnh sẽ được thể hiện trong bổn phận làm vợ, làm mẹ, làm dâu,…

Một người phụ nữ đức hạnh sẽ là dâu thảo, vợ hiền
Một người phụ nữ đức hạnh sẽ là dâu thảo, vợ hiền

Bài viết vừa giải thích ý nghĩa của từng từ trong  công dung ngôn hạnh để bạn hiểu rõ hơn về bốn đức tính quan trọng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Để có được trọn vẹn bốn đức tính này, người phụ nữ đã phải rèn luyện, học tập từ khi còn rất nhỏ. 

Khám phá thêm bài viết liên quan: 

Công dung ngôn hạnh là gì trong xã hội ngày nay

Tiêu chuẩn của một người phụ nữ trong xã hội ngày nay không còn khắt khe như thời xưa nữa. Phụ nữ hiện đại không chỉ giữ vai trò giữ lửa gia đình mà còn có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác ngoài xã hội như kinh tế, kinh doanh, khoa học kỹ thuật,… Vậy công dung ngôn hạnh có nghĩa là gì trong cuộc sống hiện đại? Nó khác gì so với thời xưa?

“Công” của phụ nữ ngày nay có nhiều điểm khác xưa. Phụ nữ thời hiện đại vẫn nắm vai trò chủ chốt trong việc nhà tuy nhiên họ có sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc, được chồng chia sẻ hoặc thuê người giúp việc. Vì vậy, việc nhà của phụ nữ nhẹ gánh đi nhiều, không còn phải đầu tắt mặt tối. Ngoài việc bếp núc, chăm con cái, người phụ nữ còn tham gia vào các công việc xã hội mang lại nguồn thu nhập cho gia đình và xây dựng xã hội. 

Phụ nữ hiện đại còn tham gia vào công việc ngoài xã hội
Phụ nữ hiện đại còn tham gia vào công việc ngoài xã hội

“Dung” trong xã hội hiện đại được đề cao hơn cả. Sắc vóc giúp phụ nữ hiện đại thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống. Xu hướng của xã hội ngày nay là khuyên phụ nữ nên chăm chút vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong. Có như vậy mới tạo nên một chữ “dung” hoàn hảo.

Chuẩn mực của “ngôn” trong thời điểm hiện tại khác nhiều so với thời phong kiến. Tất nhiên phụ nữ phải giữ được lời ăn tiếng nói lịch sự, nhẹ nhàng, không nói tục chửi bậy. Phụ nữ hiện đại đã có tiếng nói, vị thế và chỗ đứng hơn trong xã hội. Vẻ đẹp trong lời nói của phụ nữ thời đại này là sự tự tin, đanh thép, dám lên tiếng bảo vệ mình. Xã hội ngày nay không khuyến khích phụ nữ nhút nhát, rụt rè. 

“Hạnh” ở thời đại nào cũng thế, cũng là một chuẩn mực vô cùng quan trọng. Phụ nữ có “hạnh” tự khắc công, dung, ngôn cũng tốt theo. Đặc biệt, người phụ nữ Việt Nam xưa và nay đều có chuẩn mực đức hạnh như nhau. Họ đều sẽ là những người chung thuỷ, nhân hậu, vợ hiền dâu thảo, giàu đức hi sinh,… Phụ nữ hiện đại sẽ đảm đương nhiều vị trí hơn trong xã hội nhưng khi về nhà họ vẫn là người con dâu, người vợ, người mẹ lo lắng bữa ăn giấc ngủ cho cả gia đình. 

Phụ nữ Việt Nam hiện đại vẫn coi trọng vai trò làm vợ làm mẹ
Phụ nữ Việt Nam hiện đại vẫn coi trọng vai trò làm vợ làm mẹ

Bạn đã biết ý nghĩa của công dung ngôn hạnh trong cuộc sống hiện đại là gì rồi đúng không? Công, dung, ngôn và hạnh vẫn là những giá trị tốt đẹp mà người phụ nữ hiện đại hướng đến nhưng nó sẽ có những sự phát triển, thay đổi để phù hợp hơn với thời cuộc. 

Một số câu thơ về công dung ngôn hạnh 

Công – dung – ngôn – hạnh của người phụ nữ là một đề tài được đưa nhiều vào trong ca dao, văn học. Bạn hãy đọc và ngẫm một số câu thơ về công dung ngôn hạnh dưới đây:

Đoạn thơ 1: “Em là người con gái Việt Nam

Trung hậu đảm đang lại hay làm

Thời chiến em xông pha lửa đạn

Thời bình về lại em giỏi giang…

…Đức hạnh trong em mãi ngọt lành

Ngày đêm chăm lo chồng con cái

Nắng dải mưa dầu chẳng trách than

Công dung ngôn hạnh em đủ cả…” (Em là cô gái Việt Nam, sưu tầm)

Đoạn thơ 2: “Đâu phải bây giờ em mới đảm 

Nuôi mẹ chăm con giúp chồng trăm chuyện

Đâu phải đợi lúc quân thù ập đến

Tổ quốc gọi tên, em nguyện lên đường

Cái tính đảm đang quen chịu đựng yêu thương

Em có sẵn từ trong bụng mẹ…” (Đảm đang, Sưu tầm)

Bài viết đã giải nghĩa cho bạn công dung ngôn hạnh là gì ở thời xưa và nay. Dù ở thời thời đại nào thì công dung ngôn hạnh vẫn là chuẩn mực, khuôn thước đối với người phụ nữ. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về “tứ đức” tốt đẹp này.

Nguồn bài viết: mayruaxemini.vn