Tiếng lóng là gì? Tại sao hiện nay tiếng lóng được sử dụng nhiều cả trên mạng xã hội và trong cuộc sống đến thế. Không khó để nghe được một từ, một câu tiếng lóng khi giao tiếp. Vậy sử dụng nhiều như thế liệu có tốt không. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về tiếng lóng.

1. Tiếng lóng là gì? 

Nhiều bạn khi nghe một từ biết đó là tiếng lóng bởi trong dân gian người ta gọi những từ như thế là tiếng lóng. Liệu bạn có thực sự hiểu khái niệm tiếng lóng? Ý nghĩa của tiếng lóng.

Theo Từ điển tiếng Việt (1986) của Viện ngôn ngữ Việt Nam: “tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp hoặc một nhóm người nào đó, nhằm chỉ để cho trong nội bộ hiểu được với nhau mà thôi”.

Tiếng lóng là một ngôn ngữ biến thể và sáng tạo dựa vào một loại ngôn ngữ có sẵn nào đó. Hầu hết các quốc gia đều có tiếng lóng. Ở Việt Nam, tiếng lóng còn đa dạng hơn bởi ngoài các tiếng lóng tiếng Việt, tiếng Hán còn xuất hiện thêm tiếng lóng tiếng Anh – Mỹ.

Tiếng lóng hay từ lóng là một ngôn ngữ không chính thức, thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Chúng không được công nhận mà chỉ là những người nói ngầm hiểu với nhau. Đối với loại ngôn ngữ này, chỉ những người trong một nhóm nhất định mới hiểu. Tiếng lóng thường không mang nghĩa đen (nghĩa trực tiếp) mà mang nghĩa bóng (nghĩa tượng trưng).

Vậy Ý nghĩa của tiếng lóng trong tiếng việt là gì? Mục đích sử dụng của ngôn ngữ này.  Ban đầu nó xuất hiện nhằm mục đích che giấu ý nghĩa diễn đạt. Hiện nay, nó không chỉ được sử dụng với ý nghĩa che dấu thông tin mà còn được dùng để ám chỉ những điều thô tục, khiếm nhã.

Tiếng lóng là gì?
Tiếng lóng là gì?

2. Nguồn gốc của tiếng lóng 

Tiếng lóng đã xuất hiện từ lâu trong cả văn học và cuộc sống song song cùng với ngôn ngữ chính thức. Tiếng lóng xuất hiện tại nhiều địa phương của 3 miền Bắc, Trung, Nam. 

Tiếng lóng cũng có quá trình ra đời và phát triển. Có những xuất hiện từ lâu đời, một số từ xuất hiện cách đây chục năm, cũng có những từ chỉ mới vừa xuất hiện vài năm. Ban đầu, tiếng lóng ra đời để thay thế những từ ngữ miêu tả bộ phận trên cơ thể, biểu hiện hàng tháng của phụ nữ.

Tiếng lóng có nguồn gốc từ 3 loại ngôn ngữ khác nhau bao gồm Tiếng lóng thuần Việt, tiếng lóng gốc Hán, tiếng lóng vay mượn Ấn – Âu. Chính vì thế, hiện nay số lượng từ lóng ngày càng phong phú, đa dạng. 

3. Đặc điểm của tiếng lóng

Tiếng lóng khác với ngôn ngữ chính thức đang được sử dụng. Ngôn ngữ chính chính thức là ngôn ngữ toàn dân, ai đọc ai nghe cũng hiểu. Có một số đặc điểm giúp chúng ta nhận ra tiếng lóng:

3.1. Sử dụng trong phạm vi hẹp

Tiếng lóng sử dụng trong cuộc sống thường là những từ ngữ vùng miền. Những từ ngữ này được các địa phương tạo ra và chỉ những người trong địa phương đó hiểu. 

Ví dụ về từ lóng địa phương cũng chỉ người trong địa phương mới hiểu: “trốc tru”. Đây là một từ tiếng lóng của Nghệ An. “Trốc” có nghĩa là đầu, “tru” có nghĩa là trâu, dịch ra là đầu trâu. 

Tuy nhiên từ này chủ yếu dùng để nói những người nói mãi không chịu hiểu, không chịu tiếp thu. Dù có ý nghĩa như vậy nhưng đây là một từ có sắc thái nhẹ nhàng, không hè gay gắt, thô thiển.

Kể cả những tiếng lóng trên mạng cũng thế. Nó chỉ được dùng trên mạng xã hội, phù hợp với ngôn ngữ tuổi teen. Nếu đưa ra ngoài cuộc sống sẽ ít người hiểu được những từ ngữ đó.

3.2. Tiếng lóng có tính tạm thời

Tiếng lóng khác với ngôn ngữ được sử dụng toàn dân. Ngôn ngữ chính thức sẽ được công nhận và đưa vào từ điển. Những từ này sẽ tồn tại lâu dài, bền vững. Trong khi đó, tiếng lóng không được công nhận, lượng người sử dụng giới hạn. Cho nên theo thời gian nếu có một từ phù hợp hơn tiếng lóng sẽ bị đào thải, loại bỏ. 

Các từ như “Thị Nở”, “Chí Phèo” trong tác phẩm của Nam Cao ngày nay cũng được sử dụng để miêu tả những người có đặc điểm ngoại hình, tính cách giống như thế. Tuy nhiên, khác với các từ lóng thông thường, nó không bị đào thải bởi lẽ đây là từ do cá nhân sáng tạo ra, nghĩa gốc ban đầu không phải tiếng lóng. Từ ngữ này vẫn sẽ luôn tồn tại trong tác phẩm văn học. 

3.3. Tính ứng dụng không cao, không có tính hệ thống

Tiếng lóng chỉ được sử dụng trong văn nói, ít khi được sử dụng trong văn viết. Đặc biệt là các văn bản cần sự trang trọng. Trong văn học nó chỉ được đưa vào theo tiếng nói của nhân vật ở dạng câu dẫn.

Tại sao nói tiếng lóng không có tính hệ thống? Ngôn ngữ Tiếng Việt hiện nay là ngôn ngữ toàn dân ai nghe cũng hiểu, được đưa vào sử dụng trong tất cả các trường hợp. Trong khi, tiếng lóng chỉ được sử dụng cho một nhóm người nhất định, nhóm nào sử dụng ngôn ngữ văn hóa của nhóm đó. 

4. Tiếng lóng tốt hay xấu? Nên sử dụng không?

Đây là thắc mắc của nhiều người bởi lẽ tiếng lóng là từ vừa để che dấu sự thật cũng vừa có thể biểu đạt những ý nghĩa thô tục. Trước đây, tiếng lóng mang hàm ý che dấu những điều bí mật để tránh người khác biết được. Bởi tiếng lóng trước đây được nhiều thành phần bất hảo sử dụng để làm ngôn ngữ mật mã. Điều này khiến nhiều người nghĩ tiếng lóng là xấu.

Hiện nay điều ấy không còn nữa. Tiếng lóng mới ở Việt Nam hiện nay mang tính mở hơn. Hiện nay, tiếng lóng xuất hiện nhiều nhất ở trên mạng xã hội. Giới trẻ ngày càng tạo ra nhiều tiếng lóng. Họ cho rằng việc sử dụng tiếng lóng sẽ khiến câu chuyện thường ngày trở nên vui nhộn, hài hước hơn.

Bây giờ, tiếng lóng được mở rộng, mỗi nhóm trong xã hội đều có những tiếng lóng cho riêng mình. Thời điểm hiện tại, người ta còn cho rằng việc sử dụng tiếng lắng sẽ khiến con người như trẻ lại. Tiếng lóng của 9x, 10x hiện nay vô cùng đa dạng.

Tiếng lóng không phải hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu. Như đã biết nếu sử dụng dụng đúng mục đích, tiết chế thì từ lóng quả thực sẽ giúp giao tiếp trở nên bớt tẻ nhạt hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và sử dụng sai hoàn cảnh sẽ khiến từ lóng trở nên lố lăng. Hãy tiết chế, đừng quá lạm dụng, chỉ coi nó như một thứ ngôn ngữ giải trí. Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều để rồi quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ.

Tiếng lóng không hoàn toàn xấu
Tiếng lóng không hoàn toàn xấu

5. Học ngay những tiếng lóng hot của giới trẻ 

Tuy tiếng lóng là một ngôn ngữ không chính thức nhưng cũng là một dạng ngôn ngữ khá hay ho. Hiện nay, chúng ta tham gia vào mạng xã hội rất nhiều nên hãy học tiếng lóng của giới trẻ để có thể hòa nhập vào xu hướng. Từ lóng được giới trẻ sử dụng có cả tiếng Việt và tiếng Anh.

5.1. Những tiếng lóng thuần Việt được sử dụng nhiều nhất

5.1.1. Phò

Nếu như trước đây bạn nghe đến các từ nói về các cô gái hành nghề mại dâm là cave, gái ngành, gái điếm,… Thì bây giờ từ “phò” vô cùng thịnh hành trên mạng xã hội. 

5.1.2. Bánh bèo

Nghĩa gốc của từ này là tên một loại bánh của miền Trung. Nó đã được biến tấu thành một tiếng lóng miêu tả các cô gái yểu điệu, mè nheo, làm nũng, tính tình tiểu thư, đỏng đảnh.

5.1.3. Vãi

Tiếng lóng này nghĩa là gì mà sao giới trẻ sử dụng rần rần trên mạng xã hội. Từ “vãi” chắc là từ thuộc top từ lóng được sử dụng nhiều nhất trên facebook. “Vãi” nếu xét về động từ thì nó là hành động ném rải ra nhiều phía. Hoặc cũng có thể chỉ trạng thái rơi vãi, rơi rụng lung tung. 

Tuy nhiên, từ “vãi” được giới trẻ sử dụng không phải với các ý nghĩa này. “Vãi” được sử dụng để nhấn mạnh mức độ của một tính từ hay động từ nào đó (ví dụ: lạnh vãi, giàu vãi,…). Từ này cũng có thể sử dụng một mình để thể hiện sự ngạc nhiên. 

5.1.4. Toang

Đây là một từ miêu tả sự đổ vỡ, vỡ kế hoạch, sai lầm không thể cứu vãn được. Ví dụ, hôm nay bạn có lịch đi thi nhưng bạn quên, bạn nói: “Toang rồi”. Cũng đi thi nhưng đến điểm thi còn một phút nữa là vào làm bài, bạn có thể nói: “Suýt thì toang”.

5.1.5. Trẻ trâu

Từ này dùng để miêu tả những người cư xử trẻ con, thu hút sự chú ý bằng những hành động nghịch dại, thích thể hiện. Nếu đi ngoài đường thấy một nhóm thanh thiếu niên rú ga lạng lách thì mọi người hay cảm thán: “Mấy đứa trẻ trâu”.

5.1.6. GATO

Khi nghe từ này chắc chắn bạn sẽ nghĩ đến một chiếc bánh ngọt trong bữa tiệc sinh nhật. Nhưng không, đây là từ viết tắt cho cụm từ “ghen ăn tức ở”. Vì vậy, GATO là từ được sử dụng để nói đến cảm xúc ghen tị, khát khao có những thứ người khác có nhưng mình không có. 

GATO là ghen ăn tức ở
GATO là ghen ăn tức ở

5.1.7. Xu cà na

Đây là một từ lóng đang được các bạn 10x sử dụng thường xuyên. Ý nghĩa của cụm từ này là gặp những việc xui xẻo, không may mắn. Ví dụ, “Xu cà na ghê, hôm nay đang đi đường thì xe hỏng”.

Đây chỉ là một vài từ tiêu biểu cho tiếng lóng mới ở Việt Nam thôi. Còn rất nhiều từ tiếng lóng được giới trẻ sử dụng trên mạng xã hội nữa như thả thính, gấu, CLGT, củ chuối, gà, bão, quẩy, đào mộ, hạn hán lời,… Tất cả đều được sử dụng với nghĩa lái đi không giống nghĩa nguyên bản

Xem thêm: CLGT là gì? Ý nghĩa viết tắt của CLGT trên Facebook hiện nay

5.2. Những tiếng lóng Tiếng anh hot nhất

5.2.1. Tiếng lóng tiếng Anh là gì?

Tiếng lóng tiếng Anh là những từ ngữ được vay mượn các từ tiếng anh sau đó biến đổi bằng cách viết tắt, việt hóa. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ nên việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh cũng là một điều dễ hiểu. Có 3 kiểu tiếng lóng tiếng anh phổ biến hiện nay:

Dạng nguyên ngữ, tức là để nguyên ngữ pháp và nghĩa của nó. Ví dụ, hiện nay giới trẻ hay gọi người yêu cũ là Ex. Ex thật ra là rút gọn từ “ex-boyfriend” hoặc “ex-girlfriend”.

Dạng phiên âm, đối với dạng này người ta chỉ phiên âm những từ thông dụng, ai nghe cũng hiểu. Khi đưa vào sử dụng những từ ngữ này tạo ra màu sắc, nét mới lạ cho người sử dụng. Ví dụ: chạy sô)

Dạng viết tắt, đây là dạng hiện nay giới trẻ sử dụng nhiều nhất. Có vô vàn từ lóng viết tắt tiếng Anh trên Facebook. Ngay cả từ Facebook cũng có thể viết tắt thành FB. Một số từ lóng viết tắt khác như G9 (good night), ILU (I love you),  DIY (Do it yourself), LOL (Laugh out loud), OMG (Oh my god),…

Tiếng lóng tiếng Anh được dùng nhiều trên mạng mạng xã hội
Tiếng lóng tiếng Anh được dùng nhiều trên mạng mạng xã hội

5.2.2. Những tiếng lóng trong tiếng anh hot nhất

  • LUV: Chắc chắn bạn đã thấy từ này rất nhiều trên các bài đăng trên mạng xã hội. Đây là một từ khá đáng yêu và ngọt ngào. LUV là viết tắt của “love you very much”, nghĩa là “yêu anh/em rất nhiều”.
  • Cool: Trong nguyên gốc, Cool có nghĩa là mát mẻ. Giới trẻ đa phần sử dụng nó với nghĩa “Tuyệt vời”, ngầu, giỏi giang. 
  • High: Đâu là từ chỉ trạng thái hưng phấn khi sử dụng chất kích thích.
  • Oops: đây là từ lóng tiếng anh mang ý nghĩa như một sự cảm thán khi bỗng nhiên phạm phải lỗi gì đấy
  • YOLO là viết tắt của “You only live once”, nghĩa là bạn chỉ sống một lần. Đây là một từ có ý nghĩa thúc đẩy mọi người hãy sống cho chính mình, sống cho ngay hôm nay.

5.2.3. Tiếng lóng LGBT

Chắc chắn bạn đang không hiểu tiếng lóng LGBT là gì đúng không? Tiếng lóng LGBT là tập hợp những tiếng lóng sử dụng trong cộng đồng Lesbian (đồng tính luyến ai nữ), Gay (đồng tính luyến ai nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới). Bài viết đề cập đến tiếng lóng LGBT là vì đây là một cộng đồng có nhiều tiếng lóng nhất. Vấn đề này khá nhạy cảm cho nên họ sử dụng rất nhiều tiếng lóng. Có một số tiếng lóng tiêu biểu liên quan đến cộng đồng LGBT như:

  • Diva: Đây là một từ thường thấy để miêu tả các nữ danh ca. Tuy nhiên, trong công đồng LGBT từ “diva” cũng là để gọi những chàng trai đồng tính có phong thái tự tin,cao ngạo. Đây cũng là một từ để biểu đạt sự ngưỡng mộ cái đẹp.
  • 429: Thoạt nhìn thì nó chỉ là một dãy số bình thường. Hãy nhìn vào bàn phím của điện thoại Nokia bạn sẽ nhận ra 4=G, 2=A, 9=Y. GAY là từ chỉ những người đồng tính luyến ái nam.
  • Bede: Tiếng lóng bede là tiếng lóng về cộng đồng LGBT được sử dụng nhiều nhất. Bede bắt nguồn từ “pederasty” ám chỉ những người đồng tính. Tuy nhiên, từ này hay bị lạm dụng để gọi những người con trai ăn mặc và tính cách giống phụ nữ. Từ này sẽ dễ làm những người trong cộng đồng LGBT cảm thấy tổn thương, bị kì thị.  
  • Mixed Marriage: Đây là từ lóng dùng để gọi cuộc hôn nhân giữa một người đồng tính nam quyết định lấy vợ (con gái thực thụ).
  • Sushi: Từ này là từ để gọi các cô gái đồng tính Châu Á.

Bài viết vừa giúp bạn giải mã tiếng lóng là gì? ý nghĩa của tiếng lóng trong giới trẻ. Bạn hãy tham khảo để tiếp thu những tiếng lóng mới vô cùng hay ho.  Đồng thời, học cách sử dụng tiếng lóng đúng ngữ cảnh nhé!

Nguồn bài viết: https://mayruaxemini.vn/