SKU đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kho sản phẩm của đơn vị. Vậy chính xác SKU là gì? SKU được ứng dụng thế nào trong Marketing? Hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu chi tiết hơn về SKU trong bài viết dưới đây nhé!

SKU là gì? SKU sản phẩm là gì?

Trong tiếng Anh, SKU là viết tắt của cụm từ Stock Keeping Unit. Nghĩa tiếng Việt của nó là đơn vị lưu kho. Trong quá trình quản lý hàng hóa hay trên các sàn thương mại điện tử, mã SKU được dùng để phân loại các sản phẩm với nhau. Trong quản lý hàng tồn nói riêng, SKU được xem là một dạng quy ước phân loại các mặt hàng hóa để bán. 

sku-la-gi
Mã SKU giúp ích cho quá trình quản lý kho của doanh nghiệp

SKU cho phép doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi sản phẩm còn tồn kho một cách nhanh chóng. Mã SKU thường có 8 ký tự trong đó có cả chữ cái và con số.

Mã SKU không được chuẩn hóa trên toàn cầu. Vì thế, gần như không có quy định chung cho việc đặt mã SKU. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc dựa trên đặc điểm dịch vụ và hàng hóa của họ cũng cấp để đặt mã SKU.

SKU sản phẩm shopee là gì?

Bên cạnh SKU là gì thì nhiều người cũng thắc mắc rằng nó có giống với SKU trên Shopee không? SKU trên Shopee là gì? Dựa theo các nhà phân tích thì SKU trên Shopee là mã định danh sản phẩm trong cùng một gian hàng. Chúng thường bao gồm các thông số cũng như thuộc tính sản phẩm mà người bán cung cấp.

Ở sàn TMĐT Shopee còn có Contoh SKU Shopee. Loại mã này giúp cho người dùng có thể dễ dàng phân biệt được các loại hàng khác nhau của trong cùng một sản phẩm.

Ứng dụng của SKU trong Marketing là gì?

SKU trong Marketing thường được sử dụng bởi các cửa hàng bán lẻ, nhà cung cấp TMĐT, kho lưu trữ và trung tâm hoàn thiện đơn hàng. SKU trong Marketing có thể giúp người dùng xác định và quản lý dễ dàng các mặt hàng đang được lưu trữ hoặc cần bổ sung.

Khi khách hàng mua mặt hàng tại điểm bán, chủ cửa hàng quét mã SKU thì hệ thống sẽ lập tức loại bỏ mặt hàng đó ra khỏi kho. Đồng thời, nó cũng lưu trữ lại các dữ liệu xuất sản phẩm, giá bán để tiện cho bạn quản lý, rà soát sau này.

>>Xem thêm: EXP là gì? MFG là gì? Viết tắt của chữ gì? Ý nghĩa ra sao?

Lợi ích SKU trong kinh doanh là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà SKU được ứng dụng một cách linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh của nhiều đơn vị. Sở dĩ các doanh nghiệp yêu thích và lựa chọn dùng mã SKU là vì nó mang đến nhiều ích lợi như:

Nâng cao trải nghiệm mua sắm 

Đây là đáp án đầu tiên cho câu hỏi lý do nhiều doanh nghiệp dùng mã SKU là gì. Khi đến các cửa hàng bán lẻ, bạn hỏi người bán về một loại sản phẩm nào đó, họ sẽ quét mã SKU trên sản phẩm để kiểm tra. Quá trình kiểm tra này chỉ tốn không đến 1 phút.

loi-ich-sku
Có mã SKU, công việc kiểm tra tình trạng của một sản phẩm nào đó trở nên dễ dàng hơn

Điều này góp phần cải thiện tốt hơn trải nghiệm khi mua sắm của mọi khách hàng. Họ không cần phải chờ đợi quá lâu hoặc cố gắng tìm kiếm sản phẩm bản thân cần trên kệ hàng. Thay vào đó, họ chỉ cần đặt câu hỏi với người bán. Người đứng quầy sẽ lập tức check mã SKU và cho bạn câu trả lời nhanh nhất.

Dễ dàng kiểm kê

Hàng tồn kho nên được kiểm tra thường xuyên. Điều này sẽ giúp cửa hàng tránh được các trường hợp thất thoát sản phẩm mà không rõ nguyên do. 

Với mã SKU bạn sẽ không cần phải xuống tận kho để kiểm kê theo cách thủ công. Giờ đây, bạn chỉ cần quét mã trên sản phẩm. Ngay lập tức hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ các thông tin về số lượng và tình trạng sản phẩm đó trong kho lưu trữ.

Bổ sung hàng tồn kho đúng lúc

Quản lý hàng tồn kho theo cách thủ công sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian và công sức. Không chỉ phải xuống tận kho mà còn phải tự mình kiểm kê từng chút một. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp bạn sớm phải lao đao vì không thể kiểm soát tốt hàng tồn kho và mất nhiều chi phí để thuê nhân công kiểm kê sản phẩm.

sku-giup-doanh-nghiep
Mã SKU giúp doanh nghiệp kiểm kê và bổ sung hàng nhanh chóng

Việc thêm mã SKU vào trong sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp hóa giải các điều trên. Với mã SKU bạn sẽ biết được khi nào sản phẩm trong kho sắp hết và bổ sung lúc nào thì phù hợp. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng sẽ không cần tốn quá nhiều chi phí cho việc thuê nhân công kiểm kê nữa. Giờ đây, bạn chỉ cần lắp ráp camera, gắn thêm mã SKU trong sản phẩm và check nhanh bằng máy quét mà thôi.

Hạn chế trường hợp hàng hóa bị thất thoát

Trong quá trình vận hành, các sản phẩm của doanh nghiệp có thể bị hư hỏng hoặc mất. Chúng có thể diễn ra do chuỗi cung ứng hoặc xuất phát từ việc có các đối tượng nhòm ngó đến kho hàng của bạn.

Việc phân loại hàng tồn kho theo mã SKU sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết tốt trường hợp này. Với mã SKU, bạn sẽ biết chính xác vị trí cũng như cách thức hàng hóa bị mất. Từ đó đề cao cảnh giác và có những biện pháp giảm thất thoát sản phẩm trong kho tốt hơn.

Biết được sản phẩm nào bán chạy

Các báo cáo trên SKU sẽ giúp người bán hàng biết được sản phẩm nào đang bán chạy và mặt hàng gì đang tồn kho nhiều nhất. Từ đó giúp bạn hình dung rõ hơn về chiến lược nhập mặt hàng nào để bán trong thời gian tiếp theo. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ ngày càng kinh doanh tốt hơn, lợi nhuận cao, trở thành đơn vị cung ứng tốt, được nhiều khách hàng tin tưởng.

Các tips đặt tên mã SKU là gì?

Thông thường, một SKU sản phẩm sẽ bao gồm các yếu tố chính là:

  • Tên thương hiệu
  • Mô tả sản phẩm
  • Ngày, tháng sản xuất
  • Kho hàng
  • Kích cỡ, màu sắc sản phẩm
  • Tình trạng cũ, mới

Nếu muốn có một mã SKU chất lượng, dễ nhớ bạn cần biết kết hợp các yếu tố trên lại với nhau. 

Chi tiết các tips để đặt tên cho mã SKU hiệu quả mà bạn nên biết là:

Tránh cho nhiều thông tin

Mã SKU thường đảm nhiệm chức năng chính của nó là biểu thị thông tin về sản phẩm. Vì thế, bạn không cần để quá nhiều thông tin trong mã SKU. Thay vào đó, bạn cần cân nhắc để các thông tin quan trọng trong mã để khi nhìn vào bạn có thể dễ dàng phân biệt các sản phẩm với nhau.

Ngoài ra, nếu không muốn phải in những mã SKU dài dằng dặc bạn nên tối ưu số ký tự của mã bằng cách quy ước. Ví dụ bạn đang có 9 nhà cung cấp. Hãy quy ước cho một nhà cung cấp là 1 chữ số trong dãy 1 – 9 thay vì viết đầy đủ tên của họ.

Chú ý về font chữ và ký tự mã SKU

Trong mã SKU các bạn nên tránh dùng nhiều các con số và chữ cái dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ như O hay 0 (chữ O viết hoa hay số 0), I hay l (là chữ I viết hoa hay chữ L viết thường)…

Trong trường hợp bắt buộc phải dùng đến các ký tự này, bạn có thể quy định chữ viết hoa trong mã SKU và số được phân tách bằng dấu gạch ngang. Ví dụ BIE019 thì đặt là BLE-019 nhé! Như vậy, khi nhìn vào, bạn sẽ không bị bối rối và thắc mắc vì không biết đó là số hay chữ.

Ngoài ra, các bạn nên tránh dùng các ký tự đặc biệt khác như: /, &, @, #… Những ký tự này thường sẽ gây hiểu nhầm cho người dùng. Hơn nữa, nó cũng sẽ gây ra các lỗi định dạng khi bạn muốn quản lý chúng bằng phần mềm. 

Một điểm lưu ý nữa bạn cần biết đó là không đặt mã SKU bắt đầu bằng số 0. Bởi khi in mã trên các file excel số 0 sẽ tự động bị xóa bỏ. Từ đó gây sai sót về mã định dạng sản phẩm trong kho lưu trữ.

Tự tạo mã SKU cho riêng mình

Nếu có thể, bạn hãy chủ động quy ước và tạo mã SKU cho riêng mình. Điều này sẽ giúp cho bạn dễ dàng ghi nhớ và quản lý các mã sản phẩm dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn hạn chế được các trường hợp bị đối thủ trong ngành chơi xấu, làm rối loạn kho lưu trữ hàng hóa.

Điểm khác biệt giữa UPC và mã SKU là gì?

Khá nhiều người dùng thường có xu hướng nhầm tưởng rằng UPC và SKU là 1. Trên thực tế, đây là 2 khái niệm khác nhau. Chi tiết điểm khác giữa UPC và mã SKU là gì? Đó là:

  • UPC: Là từ viết tắt của cụm từ Universal Product Code. Nó được hiểu đơn giản là một dãy ký tự gồm có 12 chữ số đã được ấn định sẵn bởi tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu. Nó được tạo ra theo các quy ước chung. Do đó, bất cứ người dùng nào cũng có thể đọc hiểu.
  • SKU: Là dãy ký tự được tối ưu hóa bởi các doanh nghiệp nhằm mục đích kiểm soát hàng hóa nội bộ. Mã SKU ở mỗi doanh nghiệp sẽ mang đặc điểm khác nhau. Mã có thể được tạo ra bởi các đơn vị buôn bán và muốn quản lý hàng hóa. Nó không bị ấn định sẵn hay nhất thiết phải đặt theo quy ước nào.

Lời kết

Có thể thấy, mã SKU được sử dụng một cách rộng rãi ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Nó không chỉ được ứng dụng ở các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp lớn mà còn phổ biến trên các sàn TMĐT như shopee, Lazada, Tiki. Vì thế, nếu ngay từ bây giờ doanh nghiệp bạn hiểu được SKU là gì và vận dụng nó trong quá trình bán hàng, quản lý tồn kho chắc chắn sẽ đẩy nhanh được sự phát triển.