OT là một thuật ngữ quen thuộc đối với người đi làm tại các công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thuật ngữ này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như giải trí, bất động sản, công nghệ. Vậy OT là gì? Lương OT nghĩa là gì? OT là gì trong Kpop? Theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhiều điều thú vị về thuật ngữ OT nhé!

OT là gì?

OT chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over time”. Over time có nghĩa là làm thêm giờ, thường gọi theo cách thông dụng là tăng ca. Khi đi làm, chúng ta không tránh khỏi những lúc tăng ca để đẩy tiến độ, hoàn thành công việc kịp deadline mà sếp đưa ra. Trong công việc, chăm chỉ, cố gắng là điều tất nhiên nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hiện nay, OT xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình trạng tăng ca thường xuất hiện khi có quá nhiều công việc phải hoàn thành trước hạn chót. Tăng ca cũng xuất hiện khi doanh nghiệp, công ty yêu cầu nhân viên. Đôi khi, việc tăng ca đến từ mong muốn của nhân viên tại một số công ty liên doanh. Bởi lẽ, lương tăng ca tại các công ty liên doanh cực kỳ hậu hĩnh.

OT là gì? OT là một thuật ngữ quen thuộc tại các doanh nghiệp, công ty
OT là một thuật ngữ quen thuộc tại các doanh nghiệp, công ty

Khái niệm OT là gì bài viết vừa đề cập chính là nghĩa thông dụng, được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra, OT còn là thuật ngữ được sử dụng trong Kpop, bất động sản, công nghệ,… Chúng ta cùng tìm hiểu lần lượt để nắm rõ các thông tin về từ OT.

OT – Over time 

Lương OT là gì?

Ngoài mức lương cứng, lương của những giờ làm việc hành chính thì người lao động còn rất quan tâm đến lương OT. Lương OT là tiền công, thù lao mà người lao động nhận được khi làm thêm giờ từ doanh nghiệp, công ty. Thông thường, lương OT sẽ được trả cao hơn so với lương cứng, lương cơ bản. Mức lương OT có thể cao hơn lương cơ bản 150%, 200%, hoặc cao hơn tuỳ vào chế độ của mỗi nơi.

Cách tính lương OT

Nếu ai đi làm mà nói không quan tâm đến mức lương thì đều là nói dối. Con người cần chi trả cho nhiều khoản trong cuộc sống, do đó không ai là không quan tâm đến lương thưởng cả. Làm việc giờ hành chính nhận lương là lẽ thường, tăng ca thì lại càng phải được nhận lương. Người lao động bỏ công sức, thời gian ra để làm việc, đương nhiên phải được nhận về khoản tiền xứng đáng. Bạn cần phải biết cách tính lương OT để đảm bảo quyền lợi lao động của bản thân. Vậy cách tính chuẩn xác lương OT là gì? Theo Luật lao động, Điều 104 quy định về cách tính lương tăng ca, làm thêm giờ như sau:

Làm việc thêm giờ ban ngày
  • Đối với làm thêm giờ ngày bình thường:

Lương làm thêm giờ = 150% x tiền lương theo giờ thực trả x Số giờ làm thêm

  • Đối với làm thêm giờ ngày cuối tuần:

Lương làm thêm giờ = 200% x tiền lương theo giờ thực trả x Số giờ làm thêm

  • Đối với làm thêm vào các dịp lễ, tết hay ngày nghỉ có lương:

Lương làm thêm giờ = 300% x tiền lương theo giờ thực trả x Số giờ làm thêm

Làm việc thêm giờ ban đêm

Đối với làm thêm giờ vào ban đêm, cách tính sẽ hơi khác một chút, công thức tính lương OT ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương theo giờ thực trả của ngày thường làm việc x Hệ số tăng ca + Tiền lương theo giờ thực trả của ngày thường làm việc x 30% (mức ít nhất) + Tiền lương theo giờ tương ứng ban ngày x 20%] x Số giờ làm thêm.

Trong đó hệ số tăng ca tương ứng:

  • Ngày thường là 150%
  • Ngày nghỉ cuối tuần 200%
  • Ngày lễ tết là 300%
Tỷ lệ bậc lương tương ứng với thời điểm tăng ca
Tỷ lệ bậc lương tương ứng với thời điểm tăng ca

Bây giờ thì bạn đã biết cách tính lương OT theo đúng quy định của nhà nước rồi. Hãy hỏi kỹ mức lương trước khi bạn bỏ công sức và thời gian ra để làm. Mức lương OT hợp lý mới khiến bạn có động lực làm việc, cũng như xứng đáng với cống hiến của bạn.

Một số quy định về thời gian OT và lương OT

Như đã đề cập, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta phải tăng ca. Dù là nguyên nhân gì, tự nguyện hay bắt buộc thì vẫn phải đáp ứng được các quy định của pháp luật. Vậy những quy định của Pháp luật về thời gian OT là gì

Luật Lao động Việt Nam ghi rõ thời gian làm việc bình thường của một người lao động không vượt quá 8 giờ/ 1 ngày và 48 giờ/ 1 tuần. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng thời gian làm việc có thể quy định theo giờ, theo ngày hay theo tuần đều được. Nếu quy định thời gian làm việc theo tuần thì thời gian làm việc bình thường của người lao động không quá 10 giờ / 1 ngày và 18 giờ/ 1 tuần.

Một số đơn vị sẽ có thêm ca làm việc ban đêm nên trong Luật Lao động cũng quy định rõ về điều này. Đối với thời gian làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. 

Theo quy định của Pháp luật, số giờ làm thêm sẽ không được phép vượt quá 50% số giờ làm việc trong ngày. Nếu bình thường làm việc 8 giờ/ ngày thì thời gian OT sẽ không vượt quá 4 giờ. Đối với các doanh nghiệp tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm trong ngày sẽ không quá 12 giờ. 

Đối với những ngành dịch vụ đặc thù như khách sạn, nhà hàng,… khi người lao động tăng ca liên tục trong 7 ngày/ tháng (tối đa) thì phải bố trí thời gian để họ được nghỉ bù. Nếu không sắp xếp, bố trí được thời gian nghỉ bù, họ sẽ phải được nhận tiền lương OT.

Đối với những doanh nghiệp không trả đủ lương OT cho người lao động thì sẽ phải chịu xử phạt theo quy định của Pháp luật. Hình phạt dành cho các doanh nghiệp không trả, trả chậm lương OT là gì

Theo khoản 10, Điều 1, Nghị định 88/2015/ NĐ – CP, doanh nghiệp và công ty nào không trả đủ lương tăng ca cho người lao động sẽ bị phạt từ 10 – 50 triệu đồng, tuỳ theo vi phạm ở mức độ nào. Sau đó, doanh nghiệp phải trả đủ lương cho người lao động và số tiền lãi suất của mức lương trả chậm.

Nguy hiểm khôn lường khi làm việc OT liên tục 

Tăng ca là điều chúng ta không thể tránh khỏi. Tăng ca, làm thêm giờ sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc và cải thiện thêm nguồn thu nhập. Không phải khi không mà Pháp luật có quy định về thời gian làm việc, những quy định dựa trên sức khỏe và giới hạn chịu đựng của con người. Nếu làm OT liên tục, chúng ta sẽ phải đối diện với những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Những hậu quả của lạm dụng OT là gì?

  • Con người cũng như cỗ máy, cần được bảo trì, hoạt động nhiều sẽ nhanh hư hỏng các bộ phận. Làm việc nhiều sẽ khiến con người duy trì trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài dẫn đến các vấn đề sức khoẻ như suy nhược, tim mạch, thần kinh, cột sống,… Đặc biệt, nữ giới tăng ca nhiều sẽ ảnh hưởng đến cả vẻ bề ngoài: nhanh xuống sắc, lão hoá sớm,…
  • Áp lực và khối lượng công việc lớn sẽ khiến tâm lý, tâm trạng của người lao động bất ổn, stress, dễ khó chịu, cáu gắt.
  • Đầu óc kém minh mẫn, khó tập trung do não bộ không được nghỉ ngơi.
  • Nhiều trường hợp, cơ thể quá lao lực dẫn đến ngất xỉu. Nếu trường hợp ngất xỉu khi đang đi trên đường sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
  • Công việc là một thứ quan trọng và cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó không phải là điều quan trọng duy nhất, còn rất nhiều điều tốt đẹp khác cần được nâng niu như gia đình, tình yêu, sở thích cá nhân,… Nếu cứ lao đầu vào công việc mà quên đi những giá trị khác thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt.
OT quá sức sẽ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần suy kiệt
OT quá sức sẽ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần suy kiệt

OT là gì trong Kpop?

Những người hâm mộ Kpop có một bộ ngôn ngữ riêng về thế giới thần tượng. OT cũng là một thuật ngữ mà các fan Kpop nên biết. OT là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “One True”, nghĩa là “một sự thật”. Các fan Kpop sử dụng “OT” để đi kèm với một con số phía sau. “OT + số” dùng để chỉ số lượng thành viên được yêu thích, tin tưởng trong một nhóm nhạc Hàn Quốc.

Ví dụ, BTS có 7 thành viên, nếu yêu thích cả 7 thành viên trong nhóm thì bạn sẽ dùng cụm từ “BTS OT7”, nghĩa là bạn cảm thấy BTS sẽ đẹp nhất khi có đủ cả 7 thành viên, không thêm hay thiếu mất một ai.

Để bạn hiểu rõ hơn OT là gì trong Kpop, bài viết sẽ đưa ra một số khái niệm OT của các nhóm nhạc nổi tiếng như:

EXO

  • EXO OT12: Khi mới ra mắt EXO có 12 người và thích cả đội hình 12 người.
  • EXO OT9: Yêu thích đội hình trừ 3 thành viên quốc tịch Trung Quốc.
  • EXO OT8: Chỉ thích 8 thành viên người Hàn Quốc.

SNSD

  • SNSD OT9: Đội hình ban đầu 9 người, thích hết cả 9 thành viên.
  • SNSD OT8: Yêu thích đội hình 8 thành viên sau này, trừ Jessica.
Nhóm SNSD OT8, không có thành viên Jessica 
Nhóm SNSD OT8, không có thành viên Jessica

Super Junior

  • Super Junior OT13: Yêu thích và ủng hộ 13 thành viên ban đầu của nhóm
  • Super Junior OT15: Yêu thích cả 15 thành viên hiện tại sau khi thêm 2 thành viên.

Xem thêm: 

Thuật ngữ OT trong bất động sản

Khái niệm căn hộ OT

Trong đầu tư bất động sản, OT là một loại căn hộ. Vậy căn hộ OT là gì? Căn hộ OT là cách gọi ngắn gọn của căn hộ Officetel. Đây là mô hình bất động sản có sự kết hợp giữa hai loại hình Office (văn phòng) và hotel (khách sạn). Căn hộ OT đầu tiên được xây dựng tại thành phố Seoul, Hàn Quốc vào năm 1985 bởi tập đoàn Korea Development Corporation

Nói một cách dễ hiểu, Officetel là căn hộ văn phòng kết hợp cùng với căn hộ nghỉ dưỡng. Chúng ta vừa có thể dùng để ở như căn hộ bình thường, vừa tận dụng để làm việc trong không gian văn phòng. 

Căn hộ OT khác với loại hình văn phòng truyền thống cứng nhắc, nó là dạng văn phòng hiện đại có thể lưu trú với tiện ích không kém gì khách sạn. Với trang bị hiện đại và không gian sang trọng, Officetel khiến người sử dụng cảm thấy thư thái, thoải mái ngay cả khi đang làm việc. Do đó, năng suất và chất lượng công việc, cuộc sống được nâng tầm.

Hiện nay, loại hình căn hộ 2 trong 1 độc đáo, tiện dụng này đang dần được mở rộng và phổ biến hơn. Mô hình căn hộ này đang được phát triển mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,… Theo dự đoán, loại hình này sẽ trở thành xu hướng đầu tư bất động sản trong tương lai. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về văn phòng tăng cao, cộng với ưu điểm phù hợp với những người bận rộn, tiết kiệm chi phí thì căn hộ OT là một lựa chọn hoàn hảo.

Căn hộ OT - sự kết hợp 2 trong 1 giữa văn phòng và khách sạn
Căn hộ OT – sự kết hợp 2 trong 1 giữa văn phòng và khách sạn

Đặc trưng nổi bật của căn hộ OT là gì?

Không phải tự nhiên mà căn hộ Officetel lại được đánh giá cao về tiềm năng như vậy. Căn hộ Officetel sở hữu những ưu điểm nổi trội hơn so với các mô hình căn hộ đơn lẻ khác. Loại hình căn hộ này có những đặc trưng sau:

Diện tích nhỏ và vừa

Đặc điểm của những căn hộ OT là có diện tích dao động từ 25 đến 50 mét vuông. Đây là một diện tích không quá lớn, tuy nhiên nó được thiết kế khoa học, đầy đủ tiện ích để sử dụng như một căn hộ đa năng. Do đó, dù diện tích nhỏ nhưng nó vẫn tích hợp được 2 trong 1, vừa làm vừa để nghỉ ngơi.

Giá thành mềm

Giá của những căn hộ Officetel “dễ chịu” hơn rất nhiều so với các căn hộ hay văn phòng làm việc thông thường. Nguyên nhân là do diện tích của nó tương đối nhỏ và thời hạn sở hữu chỉ 50 năm.

Vị trí trung tâm

Đa phần căn hộ dạng này sẽ được đầu tư xây dựng ở vị trí trung tâm. Bởi thế, việc đi lại, giao dịch cực kỳ dễ dàng. Do tích hợp 2 trong 1, diện tích không quá lớn nên giá thành của những căn hộ OT này “mềm” hơn rất nhiều so với các căn hộ cao cấp ở vị trí trung tâm. Nếu ưa thích và muốn sống, làm việc ở vị trí trung tâm với chi phí không quá cao thì đây là một lựa chọn hoàn hảo.

Tích hợp đầy đủ tiện ích

Nhằm mang đến những tiện lợi cho khách hàng, các căn hộ Officetel đều trang bị đầy đủ các tiện ích khép kín bên trong như thang máy, lối đi riêng, quầy lễ tân, khu tiếp khách, khu làm việc hay bảng tên công ty,… Ngoài ra, khách hàng còn được sử dụng các tiện ích như khu vui chơi, công viên, phòng gym,… 

Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ

Bởi diện tích khá khiêm tốn, căn hộ OT chỉ phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp start up, với quy mô khoảng 10 nhân viên. Nó cũng phù hợp với những người độc thân hoặc gia đình có ít người. Phù hợp cho những người nước ngoài đến lưu trú và làm việc tại Việt Nam, không có nhu cầu sở hữu bất động sản lâu dài.

OT trong lĩnh vực công nghệ

OT là một thuật ngữ viết tắt trong lĩnh vực công nghệ. Vậy OT là viết tắt của từ gì trong công nghệ? OT là viết tắt của cụm từ “Operational Technology”, là “công nghệ vận hành”. Công nghệ vận hành là hệ thống các phần mềm và phần cứng nhằm quản lý, giám sát các thiết bị máy móc, quy trình và các phân đoạn sản xuất trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. 

Những năm gần đây chúng ta thường thấy thuật ngữ OT đứng cạnh mạng IT. IT là một thuật ngữ quen thuộc với chúng ta, nó là Information Technology – công nghệ thông tin. Vậy OT là gì trong IT

Sự thật ban đầu OT và IT là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. OT chủ yếu hoạt động trên một cơ sở hạ tầng riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, do chịu sự tác động của chuyển đối số, các thiết bị công nghiệp đã được kết nối thông qua IT. Chính vì thế hiện nay kết hợp IT và OT đang là xu thế của các nhà máy thông minh. Sự kết hợp này sẽ tạo ra nhiều lợi ích so với việc hoạt động độc lập:

  • Định hướng sản xuất tốt và chính xác hơn: Kết hợp OT và IT các thông tin hữu ích sẽ được tổ chức chéo giúp quyết định đưa ra chính xác hơn và hiệu quả cao hơn.
  • Hạn chế rủi ro: OT – IT xuất hiện hạn chế được những rủi ro do sai lệch, thiếu tập trung của con người. Đối với cách thức truyền thống, kiểm tra sau đó chia sẻ dữ liệu lại thường gặp phải nhiều sai lầm, còn kết hợp OT -IT thì dữ liệu sẽ được chia sẻ trực tiếp từ điểm này sang điểm khác.
  • Giảm thiểu chi phí, lợi ích cao: Kết hợp OT – IT mang lại lợi ích kinh tế tuyệt vời, giảm thiểu chi phí hiệu quả. Mặc dù, kết hợp OT – IT khá gây tốn kém, tuy nhiên lợi ích lâu dài của nó mới là điều quan trọng. Các lợi ích như truy cập dữ liệu nhanh hơn, dữ liệu đồng bộ trên toàn tổ chức, ngăn ngừa các lỗi tránh tốn kém chi phí khắc phục, tiết kiệm chi phí bảo trì,…
Lợi ích tuyệt vời khi kết hợp IT và OT
Lợi ích tuyệt vời khi kết hợp IT và OT

Bài viết OT là gì trên đây của mayruaxemini.vn hẳn đã cung cấp cho bạn những khái niệm phổ biến nhất của OT trong cuộc sống. Mong rằng bài viết này đã cung cấp đủ ý nghĩa của từ OT để dù gặp từ OT ở bất cứ đâu, bạn cũng biết nó là gì. Nếu bạn biết thêm ý nghĩa nào của từ OT thì đừng quên chia sẻ với mayruaxemini.vn nhé!

Tìm kiếm liên quan: 

  • căn hộ ot là gì
  • ot là gì kpop