Nkosi Johnson – một cậu bé người Nam Phi đã dừng lại mãi mãi ở tuổi 12 khi qua đời vì căn bệnh HIV/AIDS. Vào ngày 4/2/2020, Google Doodle đã sử dụng hình ảnh hoạt họa để tưởng nhớ về cậu bé này. Vậy Nkosi Johnson là ai? Tại sao cậu lại được  Google Doodle vinh danh? Để hiểu rõ hơn về cậu bé này, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cậu bé Nkosi Johnson là ai?

Nkosi Johnson là ai?
Nkosi Johnson – biểu tượng chống lại căn bệnh HIV/AIDS

Nkosi Johnson, tên khai sinh là Xolani Nkosi. Cậu bé được sinh ra vào ngày 4/2/1989 tại một thị trấn nằm ở phía Đông của thành phố Johannesburg.

Không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Ngay từ khi sinh ra cậu bé đã dương tính với HIV. Cậu không bao giờ biết cha ruột của mình là ai. Mẹ ruột của cậu, bà Nonthlanthla Daphne Nkos dương tính với HIV và đã truyền sang đứa con trong bụng mình.

Cuộc đời của cậu bé Nkosi Johnson

  • Nkosi Johnson và người mẹ nuôi Gail Johnson

Mặc dù cuộc đời của cậu bé chỉ ngắn ngủi 12 năm nhưng mọi người luôn nhắc đến cậu như một chiến binh.

Điều bất thường ở những đứa trẻ bị nhiễm HIV lúc bấy giờ là cậu bé đã sống sót sau sinh nhật thứ 2. Khi căn bệnh dần hủy hoại người mẹ của cậu thì 2 mẹ con đã được đưa vào Trung tâm chăm sóc bệnh nhân HIV tại Johannesburg.

Nkosi Johnson với mẹ nuôi là bà Gail Johnson
Nkosi Johnson chụp chung với mẹ nuôi là bà Gail Johnson

Tại đây, Gail Johnson – Giám đốc trung tâm lần đầu tiên nhìn thấy họ đã có lời phát biểu rằng: “Khi nhìn thấy họ, trong tôi dấy lên những cảm xúc đồng cảm rất khó tả. Bởi trước đó những người thân trong gia đình tôi cũng chết vì căn bệnh quái ác này. Tôi không mong mình chỉ đứng nhìn hay thao thao về căn bệnh này mà tôi muốn mình bắt tay vào làm. Và đó cũng là lúc tôi quyết định nhận nuôi Xolani Nkosi”.

Tuy nhiên sau đó Trung tâm chăm sóc đã phải đóng cửa vì không có tiền. Mẹ nuôi đã đưa cậu về nhà. Vào năm 1997 thì mẹ ruột của cậu đã qua đời bình yên trong giấc ngủ. Năm này Nkosi Johnson được 8 tuổi.

  • Nkosi Johnson lần đầu tiên được công chúng biết đến

Ở tuổi thứ 7, cậu bé được ghi nhận trong danh sách những em bé mắc bệnh HIV sống lâu nhất Nam Phi. 

Vào năm 1997, lần đầu tiên cậu bé được công chúng biết đến. Lúc này cậu bé đang là một học sinh của trường tiểu học ở khu vực ngoại ô thành phố.

Năm cậu 8 tuổi, mẹ nuôi của cậu đã cố gắng ghi danh cho cậu theo học một trường tiểu học ở Melville, ngoại ô của thành phố Johannesburg. Khi biết Nkosi Johnson bị nhiễm HIV, rất nhiều giáo viên và phụ huynh đã phản đối cậu bé nhập học.

Nkosi Johnson chống chọi với HIV/AIDS
Nkosi Johnson và tinh thần chống chọi với HIV/AIDS

Chính điều này đã khiến mẹ nuôi Gail Johnson quyết định chiến đấu. Cô đã khiếu nại vụ việc; tổ chức các hội thảo giáo dục cộng đồng Nam Phi về AIDS. Chính những nỗ lực của cô đã khiến Quốc hội thông qua luật pháp yêu cầu các trường học phải duy trì đúng các chính sách chống phân biệt đối xử; bảo vệ trẻ em như Nkosi.

Vào 1 năm trước khi qua đời, tháng 7/2000 cậu đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng quốc tế với bài phát biểu hết sức ngẫu hứng tại buổi lễ khai mạc Hội nghị Quốc tế AIDS lần thứ 13 tại Durban của Nam Phi.

Khi đứng trước đám đông cậu đã dõng dạc kêu gọi lòng trắc ẩn của mọi người với những bệnh nhân mắc căn bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS. Đồng thời cậu còn góp tiếng nói vào việc cải thiện điều trị y tế cho bệnh nhân AIDS; đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Đọc thêm: Giáo sư Rapee Sagarik – Cuộc đời của “Cha đẻ Hoa Lan Thái Lan”

  • Bài phát biểu của Nkosi Johnson khiến 10.000 đại biểu chết lặng

Vào mùa hè năm 2000, cậu bé Nkosi Johnson với thân hình nhỏ nhắn, trong bộ vest tối màu, đi đôi giày thể thao đã cất lên những tiếng nói đòi quyền công bằng cho những người không may mắc bệnh HIV/AIDS.

Câu chuyện kể về cuộc đời ngắn ngủi của cậu. Nó đã khiến những đại biểu Quốc tế chết lặng trong cảm xúc dâng trào cùng với đó là sự cảm phục, cảm thương sâu sắc.

Nkosi Johnson tại Hội nghị Quốc tế AIDS lần thứ 13
Nkosi Johnson phát biểu trong buổi lễ khai mạc Hội nghị Quốc tế AIDS lần thứ 13

Nkosi Johnson đã nói: “Xin chào mọi người! Cháu tên là Nkosi Johnson. Năm nay cháu 11 tuổi. Cháu là một bệnh nhân AIDS, cháu bị nhiễm HIV từ khi chưa lọt lòng… Thật buồn khi chứng kiến nhiều người cũng ốm như cháu. 

Cháu biết, mẹ ruột rất yêu cháu và sẽ đến thăm cháu bất cứ khi nào bà có thể. Nhưng khi mẹ Gail nói rằng, mẹ ruột đã đi nghỉ tại Newcastle (Anh) rồi vĩnh viễn không tỉnh lại sau giấc ngủ, thế giới của cháu như sụp đổ. 

Cuối bài phát biểu của mình, cậu bé đã kêu gọi mọi người: “Hãy quan tâm và chấp nhận những đứa trẻ như chúng cháu, những người mắc bệnh AIDS như chúng cháu vì chúng ta đều là con người mà. Chúng cháu vẫn rất bình thường, chúng cháu có tay, có chân, có thể nói, đi lại… Tất cả những gì chúng cháu mong muốn chỉ là được sống bình thường như bao người khác. Các vị sẽ không thể nhiễm HIV nếu chỉ chạm, ôm, hôn và nắm tay chúng cháu. Bởi vậy, đừng sợ chúng cháu, và cũng đừng kỳ thị chúng cháu…”

Sau bài phát biểu này, Nkosi Johnson đã tham gia đấu tranh đến cùng để những trẻ em nhiễm HIV không bị phân biệt đối xử và được phép đi học.

Tổng thống Nam Phi ông Nelson Mandela đã gọi cậu là một “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho cuộc sống.”

  • Các hoạt động của Nkosi Johnson sau bài phát biểu

Cùng với mẹ nuôi của mình, 2 người đã thành lập một trung tâm có tên là Nkosi Haven ở Johannesburg. Đây chính là nơi nương tựa của những người mẹ bị nhiễm HIV cùng với đứa con của họ.

Đầu tháng 10/2000, cậu bé tiếp tục có bài phát biểu mang thông điệp tương tự trong Hội nghị về AIDS tại Atlanta, Georgia, Mỹ. Sau chuyến đi này, sức khỏe của cậu đã yếu đi trông thấy. Cậu bị tổn thương não; trải qua nhiều cơn động kinh và rơi vào trạng thái nửa hôn mê. Nhưng không vì thế mà cậu ngừng đấu tranh.

Vào 5h40 phút sáng thứ Sáu ngày 1/6/2001, Nkosi Johnson đã hoàn thành 12 năm sống như một chiến binh bằng tất cả sự can đảm để chống chọi với bệnh tật.

Lễ tang của cậu có hàng nghìn người tham dự. Ai cũng cảm thấy xót xa khi phải từ biệt người hùng nhỏ bé nhưng lại đầy can đảm. Cậu bé được chôn cất như một người hùng tại Công viên Westpark.

Bộ trưởng Phát triển xã hội Nam Phi – Zola Siweiya đã thừa nhận những đóng góp của cậu bé. Ông đã phát biểu rằng: “Chúng tôi người Nam Phi – và tất cả những người khác trên lục địa này và trên thế giới – phải học cách thừa nhận và đối xử nhân đạo với những người kém may mắn mắc bệnh HIV/AIDS. Không có tượng đài nào chạm đến trái tim con người nào lớn hơn Nkosi Johnson. Cậu bé được yêu thương và được đón nhận

Vào tháng 11/2005, Gail đã đại diện cho Nkosi Johnson nhận giải thưởng Hòa bình cho trẻ em quốc tế. Trung tâm Nkosi Haven cũng nhận được giải thưởng 100.000 đô la Mỹ từ quỹ Kids Right.

Đọc thêm: Hiệp sĩ John Tenniel – Danh họa tài hoa xứ sở sương mù được Vinh Danh

Google Doodle vinh danh Nkosi Johnson

Vào ngày 4/2/2020, Google đã thiết kế hình ảnh Doodle về một cậu bé đang diễn thuyết trước đám đông để kỷ niệm 31 năm ngày sinh nhật cậu bé Nkosi Johnson. Đồng thời nó còn là để tôn vinh những đóng góp to lớn của cậu.

Google Doodle vinh danh Nkosi Johnson
Bức tranh Google Doodle vinh danh Nkosi Johnson

Di sản mà Nkosi để lại nhà cư trú của những mẹ nhiễm HIV và những đứa con của họ. Quan trọng hơn nữa là nó giúp xóa bỏ sự kỳ thị của mọi người trên toàn cầu với những người mắc căn bệnh này.

Ngoài ra còn có những di sản mang tên Nkosi Johnson; cái tên là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác giả:

– We are all the same (Chúng ta giống nhau): Đây là cuốn sách nói về cuộc đời của Nkosi Johnson của tác giả Jim Wooten. Ngoài ra nó cũng là tên của một ca khúc được thu âm và phát hành trong album năm 2003 (In the Rain) của Naledi.

– The spirit of Nkosi Johnson (Linh hồn của Nkosi Johnson), Beautiful and ugly too (Đẹp và xấu nữa) của nhà thơ M.K.Asante đã biết để dành tặng cho Nkosi năm 2005.

– Một phòng họp của CAFCASS tại Bộ Giáo dục và Kỹ năng đã đặt tên của Nkosi Johnson.

– Trường Đại học Stellenbosch tại Nam Phi có một cơ sở y tế được đặt tên là Nkosi Johnson.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến cậu bé Nkosi Johnson; một chiến binh quả cảm chống lại căn bệnh hiểm nghèo HIV/AIDS. Mặc dù chỉ sống 12 năm cuộc đời nhưng cậu đã giúp những người đang mang trong mình căn bệnh này được có một cuộc sống công bằng như bao người khác.

Chúc mừng sinh nhật Nkosi Johnson!