Điệp từ là gì? Là một biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật với mục đích làm nổi bật vấn đề được nói tới. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của mayruaxemini.vn!

Điệp từ là gì? Phép điệp từ là gì?

điệp từ là gì
Điệp từ là gì?

Điệp từ hay phép điệp từ còn được biết đến với tên gọi là điệp ngữ, là một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn học, chỉ việc lặp đi lặp lại của một từ hay cụm từ nào đó để nhấn mạnh, khẳng định hay liệt kê để làm nổi bật chủ thể, vấn đề được nói đến. Khái niệm điệp từ là j đã được nhắc tới trong SGK Ngữ văn 7 nên bất kỳ ai cũng có thể hiểu được định nghĩa của biện pháp tu từ này.

Ví dụ điệp từ

  • Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
  • Học, học nữa, học mãi.
  • Khăn thương nhớ ai
    Khăn rơi xuống đất
    Khăn thương nhớ ai,
    Khăn vắt lên vai?
    Khăn thương nhớ ai,
    Khăn chùi nước mắt?
    Đèn thương nhớ ai,
    Mà đèn không tắt?
    Mắt thương nhớ ai,
    Mắt ngủ không yên?

Tác dụng của điệp từ là gì?

Biện pháp tu từ có các tác dụng sau:

Gợi hình ảnh

Ví dụ: “dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”

=> Từ “dốc” gợi hình ảnh đồi núi hiểm trở, trập trùng.

Tạo sự nhấn mạnh

Ví dụ: Một đoạn thơ trong bài “Nhớ sao”

“… Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”

=> Từ “nhớ sao” được lặp đi lặp lại nhiều lần với mục đích nhấn mạnh sự nhớ nhung của tác giả đối với những kỷ niệm xưa cũ.

Tạo sự liệt kê

Ví dụ:

“Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…”

=> Điệp từ “có” được lặp lại nhiều lần để liệt kê những vẻ đẹp trong hạt gạo, thể hiện sự trân quý của tác giả đối với hạt gạo.

Giúp khẳng định

Ví dụ:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

=> Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ lặp lại một cụm từ để khẳng định vẻ đẹp giản dị, thuần túy của bông hoa sen.

Các dạng của điệp từ, điệp ngữ

các dạng điệp từ
Các dạng của điệp từ, điệp ngữ

Có 3 hình thức điệp từ, điệp ngữ hiện nay, đó là:

Điệp từ cách quãng

Là việc lặp đi lặp lại một cụm từ mà theo đó các từ, cụm từ này cách quãng với nhau, không có sự liên tiếp.

Ví dụ như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

=> Điệp từ “nhớ”.

Điệp từ nối tiếp

Là việc lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Ví dụ:

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều”

=> Trong đoạn thơ trên, cụm từ “rất lâu”, “khăn xanh” được lặp lại và là điệp từ nối tiếp.

Điệp từ chuyển tiếp

Điệp từ chuyển tiếp còn có tên gọi khác là điệp ngữ vòng, thường được sử dụng trong thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt hay thơ tứ tuyệt,….Với mục đích giúp cho lời thơ được diễn đạt mạch lạc, ngữ nghĩa được nối liền mạch với nhau.

Ví dụ:

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”

=> Điệp ngữ chuyển tiếp các từ “thấy”, “ngàn dâu”.

Lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

Bên cạnh việc ghi nhớ các khái niệm, tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ thì cũng cần nắm được những lưu ý khi sử dụng. Điệp từ là biện pháp tu từ phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong văn chương với mục đích khắc họa rõ nét hình ảnh, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm.

Khi sử dụng điệp từ phải xác định rõ mục đích sử dụng là gì, chỉ sử dụng khi cần thiết và cần có lối diễn giải mạch lạc, tránh lạm dụng quá mức, gây rườm rà cho bài văn.

Ví dụ: Trường em có mái màu đỏ. Trường em có lá cờ đỏ tung bay phấp phới giữa sân trường. Trường em có hàng phượng tỏa bóng mát. Trường em có thảm cỏ xanh xanh. Trường em đã được xây dựng từ lâu, trông rất cổ kính và khi nhìn trường em lại có cảm giác bình yên và gần gũi. Em rất yêu trường em”

=> Từ “trường em”, “chúng em”  được lặp đi lặp lại trong đoạn văn nhưng lại làm cho đoạn văn thêm lộn xộn, không có ý nghĩa, không tạo được điểm nhấn, cảm xúc mà tác giả muốn truyền đạt đến.

Có thể sửa đoạn văn trên như sau: “Trường em có mái ngói đỏ tươi, lá cờ tung bay phấp phới giữa, có hàng cây phượng tỏa bóng mát, có những thảm cỏ xanh xanh cho chúng em đùa vui. Trường em xây dựng đã lâu nên trông nó rất cổ kính và khi nhìn vào, em có cảm giác rất gần gũi và bình yên. Em rất yêu ngôi trường này.”

Mong rằng các thông tin trên đây về biện pháp tu từ điệp ngữ sẽ giúp ích với bạn. Trong quá trình sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ bạn không nên quá lạm dụng sẽ khiến cho bài thơ, bài văn của bạn không có điểm nhấn, không tạo được sức hút với người đọc.