Trọng lực là gì? Đây là phần kiến thức quan trọng của Vật lý 6, xuất hiện rất nhiều trong các bài kiểm tra cuối kỳ. Để đạt điểm tuyệt đối cho câu hỏi liên quan tới trọng lực thì các bạn phải nắm chắc các kiến thức cơ bản như công thức tính, dụng cụ đo,…Bởi vậy, trong bài viết này mayruaxemini.vn sẽ tổng hợp các thông tin liên quan tới vấn đề này, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trọng lực là gì? Trọng lực tiếng Anh là gì?

trong-luc-la-gi

Trọng lực là gì? Trọng lực tiếng anh là gì?

Trọng lực có tên gọi trong tiếng anh là gravity. Để hiểu được khái niệm trọng lực là gì vật lý 6, ta xét hai trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất: Treo quả nặng vào lò xo và ta thấy lò xo bị kéo dãn. Lý do gây ra hiện tượng này là vì lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng.
  • Trường hợp thứ hai: Thả một chiếc bút ở độ cao 1 mét, chiếc bút sẽ chuyển động rơi xuống đất. Do chiếc bút cũng chịu tác động của lực hút Trái Đất.

Từ hai trường hợp trên, ta có thể kết luận: Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật chính là trọng lực.

Trọng lực có:

  • Phương thẳng đứng
  • Chiều từ trên xuống (hướng về phía Trái Đất)
  • Độ lớn của trọng lực sẽ bằng trọng lượng của vật.

Tựu chung, trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên một vật, có phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn và khác với trọng lượng. Trọng lực kí hiệu là gì? P là ký hiệu của trọng lực.

Cảm biến trọng lực là gì?

Cảm biến trọng lực là một cảm biến trong bộ cảm biến chuyển động dành cho thiết bị sử dụng nền tảng Android. Cảm biến chuyển động có khả năng phát hiện và nắm bắt các chuyển động vật lý hoặc động học trong thời thực.

Thiết bị gồm nhiều cảm biến sẽ phối hợp hoạt động với nhau nhằm đo lực gia tốc và lực quay dọc theo ba trục. Nó bao gồm gia tốc kế, cảm biến trọng lực, con quay hồi chuyển và cảm biến vecto quay.

Trong đó, cảm biến trọng lực cung cấp một vectơ ba chiều cho biến hướng và độ lớn của trọng lực. Qua đó, sử dụng hướng và độ lớn để xác định hướng tương đối của thiết bị trong không gian.

Đặc điểm của trọng lực

Đặc điểm của trọng lực chính là phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. Trọng lực được xác định bằng cách tính khối lượng của vật và gia tốc tự do tại nơi đặt vật đó. Hướng của trọng lực sẽ theo phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất.

Trọng lượng của một vật là cường độ (độ lớn) của lực hút Trái Đất lên vật đó. Vì vậy, trọng lượng sẽ phụ thuộc vào vị trí của vật đó trên Trái Đất. Nếu một vật lên càng cao thì trọng lượng của nó sẽ càng giảm.

Cầm một vật trên tay, nếu bạn buông tay ra thì vật sẽ rơi. Vật rơi xuống là do có trọng lực tác dụng lên vật. Có nghĩa là trọng lực đã sinh công. Công của trọng lực có đặc điểm không phụ thuộc dạng người đi, phụ thuộc vào trọng lực và hiệu độ cao 2 đầu quỹ đạo.

Mở rộng:

  • Gia tốc trọng trường của Mặt trời gấp 28 lần so với tại Trái Đất. Nếu bạn có thể bước lên Mặt trời, cơ thể bạn sẽ nặng gấp 28 lần so với cân nặng thực.
  • Trọng lực là nguyên nhân của nhiều hiện tượng thiên nhiên trong đời sống như tuyết rơi, mưa rơi, hiện tượng mưa sao băng,…

Công thức tính trọng lực, đơn vị và ký hiệu của trọng lực

cong-thuc-tinh-trong-luc

Công thức tính trọng lực, đơn vị và ký hiệu của trọng lực

Công thức trọng lực: P = mg

Trong đó:

  • P: Trọng lực
  • m: Khối lượng của vật (kg)
  • g: Gia tốc trọng trường của vật (m/s2)

Lưu ý:

  • Nếu sử dụng đơn vị mét thì gia tốc trọng trường trên bề mặt Trái Đất là 9.8m/s2
  • Nếu sử dụng đơn vị feet thì gia tốc trọng trường là 32.2 f/s2
  • Gia tốc trọng trường trên Mặt trăng có giá trị khoảng 1.622 m/s2, bằng khoảng 1/6 gia tốc trọng trường Trái Đất.
  • Gia tốc trọng trường trên Mặt trời có giá trị khoảng 274 m/s2, gấp khoảng 28 lần gia tốc trọng trường Trái Đất. Do đó, mọi vật sẽ nặng hơn 28 lần nếu ở trên Mặt trời.

Đơn vị đo của trọng lực được hệ thống đơn vị đo lường quốc tế SI công nhận là Newton, ký hiệu là N. Đơn vị được đặt tên theo nhà khoa học Isaac Newton – người đã tìm ra Định luật vạn vật hấp dẫn, mở cánh cửa mới cho ngành vật lý cơ học.

Theo hệ thống đơn vị đo lường, đơn vị đo được quy đổi như sau:

  • 100g = 1N
  • 1 kg = 10 N

Phân biệt trọng lượng và trọng lực

Giống nhau: Điều hình thành do lực hút của Trái Đất tạo thành

Khác nhau:

  • Trọng lực: Là lực hấp dẫn, lực hút của Trái Đất tác động lên một vật thể bất kỳ
  • Trọng lượng: Là lực mà lực hút Trái Đất tác động lên vật thể đó hoặc độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật.

10 Điều bạn chưa biết về trọng lực

10-dieu-ban-chưa-biet-ve-trong-luong

10 Điều bạn chưa biết về trọng lực

  • Trọng lực trên mặt trăng bằng khoảng 16% trọng lực trên sao Hỏa, và có trọng lực gấp 2,5 lần trọng lực của Trái Đất.
  • Lỗ đen là ngôi sao khối lượng lớn đã co lại có lực hấp dẫn mạnh đến mức kể cả ánh sáng cũng không thể thoát ra khỏi nó.
  • Lực hấp dẫn không lưỡng tính, nó luôn luôn hút, không bao giờ đẩy.
  • Định nghĩa khác của lực hấp dẫn – trọng lực, có gốc gác từ tiếng Latin gravis nghĩa là “nặng”.
  • Nếu bạn gáy to trên Trái Đất trong không gian, tiếng ngáy của bạn chỉ tạo ra một âm thanh rất nhỏ. Vì trọng lực bằng 0 đã làm giảm tiếng ngáy.
  • Vì không có trọng lực, hầu hết các nhà du hành đều bị ốm như đau đầu, khả năng tập trung kém cũng như buồn nôn và ói mửa.
  • Thuyết tương đối rộng của Einstein là lý thuyết đầu tiên xem lực hấp dẫn là một sự biến dạng của không – thời gian, kết cấu bao trùm toàn vũ trụ.
  • Định luật nghịch đảo bình phương của lực hấp dẫn cũng có nghĩa là lực hấp dẫn có tác dụng vô hạn.
  • Hố đen nhỏ nhất được phát hiện có đường kính 24km, hố đen càng nhỏ thì lực hấp dẫn của nó càng lớn.
  • Các hố đen không thể hút mọi vật trong vũ trụ, mỗi hố đen có trường hấp dẫn giới hạn của mình.

Với các nội dung có trong bài viết “Trọng lực là gì? Kí hiệu và công thức tính trọng lực hiện nay” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Nếu có bất kỳ đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, mayruaxemini.vn sẽ cập nhật và gửi đến bạn trong thời gian sớm nhất.