SBU là gì? Là một trong những giải pháp hiệu quả cho vấn đề tổ chức doanh nghiệp, là chìa khóa cho mọi vấn đề quản lý đa sản phẩm, hỗ trợ hoàn thiện quá trình STP cho các tập đoàn. Cùng tìm hiểu chi tiết các nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

SBU-la-gi-Tam-quan-trong-cua-SBU

SBU là gì? Tầm quan trọng của SBU trong doanh nghiệp

SBU là gì ví dụ? Nghĩa từ SBU là gì?

SBU là tên viết tắt của cụm từ Strategic Business Unit, khi dịch ra có nghĩa là đơn vị kinh doanh chiến lược. Đây là khái niệm căn bản của quản trị chiến lược, đề cập đến một bộ phận được quản lý độc lập, có tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu riêng; có kế hoạch và thực hiện tách biệt với doanh nghiệp khác của công ty.

Khái niệm SBU là gì được hiểu một cách đơn giản là công ty con được đầu tư bằng vốn của tập đoàn nhưng độc lập hơn, có tầm nhìn, mục tiêu riêng,….mọi thứ đều khác hoàn toàn so với hoạt động của công ty mẹ. Chính vì thế, SBU sẽ có các lợi nhuận riêng.

Ví dụ: Tập đoàn Hitachi của Nhật là minh chứng rõ nhất về việc sử dụng SBU khi có: SBU phát triển phần mềm, SBU phát triển thiết bị xây dựng,….và sau đó là SBU kinh doanh. Mỗi một bộ phận sẽ được tách biệt độc lập với các nhiệm vụ khác nhau.

Đặc điểm của chiến lược SBU là gì?

  • Là đơn vị kinh doanh độc lập, có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược riêng.
  • SBU hoạt động độc lập và tập trung vào một thị trường mục tiêu
  • Có khách hàng và đối thủ cạnh tranh riêng
  • Doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của đơn vị kinh doanh chiến lược theo dõi độc lập.
  • Có khả năng tự đưa ra quyết định tự chỉ mọi hoạt động như đầu tư, ngân sách,…
  • Có người quản lý riêng, chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của SBU phụ trách
  • Là một mảng được đưa ra kế hoạch riêng trong tổ chức, công ty.

Vì sao SBU quan trọng với doanh nghiệp?

Vi-sao-SBU-quan-trong-doi-voi-doanh-nghiepVì sao SBU quan trọng đối với doanh nghiệp?

Khi doanh nghiệp được cấp trạng thái SBU thì sẽ có quyền quyết định có nên đầu tư, ngân sách hoạt động, tự chủ cho mọi hoạt động. SBU có thể giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự biến động của thị trường. Bởi vậy Strategic Business Unit giữ một vai trò quan trọng, đó là:

Giải pháp xây dựng tổ chức công ty

Doanh nghiệp càng lớn thì việc quản lý và vận hành càng khó khăn. Vậy nên, việc thành lập SBU là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của đơn vị. Khi tạo ra Strategic Business Unit hay hợp nhất đều đã có sẵn trong các tính toán của chiến lược tổng thể của công ty mẹ với mục đích là tạo ra lợi thế cạnh tranh, đảo bảo sự ổn định cho hoạt động của tập đoàn mà không phải vì lợi nhuận riêng.

Chìa khóa cho vấn đề quản lý đa sản phẩm

Hầu hết, các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra nhiều sản phẩm thuộc mọi lĩnh vực khác nhau. Để có thể liên kết các chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp đã thành lập các SBU độc lập, hướng trọng tâm đến nhóm sản phẩm. Nhờ đó, giúp sản phẩm dần được hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh.

SBU có mối liên hệ chặt chẽ với STP

STP là tên viết tắt của Segmentation (phân khúc thị trường), Targeting (thị trường mục tiêu), Positioning (định vị thị trường). Sự thành bại của doanh nghiệp sẽ được quyết định từ việc doanh nghiệp có nắm được mục tiêu, phân khúc thị trường hay không. Doanh nghiệp có thể chia mỗi sản phẩm thành một SBU riêng biệt để nắm bắt phân khúc thị trường hiệu quả.

Sản phẩm khi được định vị trên thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu, phân khúc thì sẽ thành công rất cao. Xây dựng đội nhóm kinh doanh, điểm bán hàng, marketing,…riêng biệt cho một sản phẩm duy nhất và SBU sẽ phải chịu trách nhiệm về doanh số sản phẩm đó.

Đánh giá chính xác tỷ lệ lợi nhuận sản phẩm

Khi phân chia sản phẩm thành các SBU, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện về kế hoạch phát triển, tầm nhìn cũng như việc thực hiện báo cáo tài chính lợi nhuận. Điều đó, dễ dàng nắm bắt được lợi nhuận mà công ty đạt được. SBU tạo ra để hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu, phát triển một nhóm sản phẩm chính nên khả năng hoàn thiện cũng như đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

Chiến lược SBU là gì? Chiến lược kinh doanh SBU marketing

Sử dụng SBU trong ma trận Boston

Su-dung-SBU-trong-ma-tran-Boston

Sử dụng SBU trong ma trận Boston

Ma trận Boston là công cụ lập kế hoạch doanh nghiệp, sử dụng để mô tả danh mục đầu từ thương hiệu của tập đoàn mẹ hoặc SBU riêng biệt trên góc phần tư dọc theo trục thị phần tương đối, tốc độ tăng trưởng thị trường.

Mục tiêu của ma trận Boston là việc xác định các yêu cầu về vốn đầu tư, những lợi nhuận để tạo ra nguồn đầu tư ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp. Có bốn góc phần tư phân loại:

  • Góc phần tư thứ nhất – Dogs

Giữ thị phần thấp so với các đối thủ cạnh tranh, hoạt động trong thị trường có tốc độ tăng trưởng chậm. Không đáng đầu tư vì chúng tạo ra lợi nhuận tiền mặt thực tế thấp hoặc âm. Một số dogs có lợi nhuận trong thời gian dài, cũng có thể giúp việc phối hợp cho các thương hiệu, các SBU hoặc hoành động để bảo vệ chống đối lại các đối thủ ở trong ngành. Chiến lược có thể lựa chọn góc phần tư này: thay thế, thoái vốn, thanh lý.

  • Góc phần tư thứ hai – Cash cows

Là những thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ có lợi nhuận cao nhất nên cung cấp càng nhiều sẽ càng tốt. Tiền mặt kiếm được từ SBU nên sử dụng để đầu tư vào góc phần tư thứ ba để hỗ trợ sự tăng trưởng của SBU. Chiến lược có thể lựa chọn góc phần tư thứ hai đó là phát triển sản phẩm, đa dạng hóa, thoái vốn và thoái lui.

  • Góc phần tư thứ ba – Stars

Đây là danh mục đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp. Các sản phẩm ngôi sao có mức tăng trưởng tốt, chiếm thị phần cao tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Những sản phẩm này thường sẽ là sản phẩm độc quyền, sản phẩm mới ra mắt thị trường, nhận được nhiều đánh giá và yêu thích từ khách hàng. Một sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao sẽ đồng nghĩa với việc cần đầu tư vào nó một số lượng vốn lớn.

Nhưng không phải lúc nào tất cả các ngôi sao đều trở thành dòng tiện bởi sẽ bị đối thủ hoặc bị lạc hậu so với sự phát triển quá nhanh của xã hội.

Chiến lược có thể lựa chọn góc phần tư thứ ba – Stars đó là tích hợp dọc – tích hợp ngang; thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm.

  • Góc phần tư thứ tư – Question marks

Là những thương hiệu, sản phẩm đòi hỏi bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn. Góc phần tư thứ tư – Question marks này có trách nhiệm với những công việc như nắm giữ thị phần thấp trong thị trường tăng trưởng nhanh, tiêu thụ lượng tiền mặt lớn, thua lỗ lợi nhuận,….Chiến lược có thể lựa chọn cách này đó là thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, thoái vốn.

Sử dụng SBU trong ma trận ADL

Su-dung-SBU-trong-ma-tran-ADLSử dụng SBU trong ma trận ADL

Ma trận ADL (viết tắt của công ty phát triển Arthur D. Little) có 2 nhân tố chính đó là vị thế cạnh tranh và quá trình trưởng thành. Sự kết hợp của 2 nhân tố này sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình ra quyết định của công ty. Ma trận ADL chỉ được áp dụng để phát triển chiến lược cho các đơn vị kinh doanh.

Chu trình ADL gồm có 4 bước:

  • Phân loại: Phân loại tất cả các mảng công việc của công ty vào những SBU
  • Định vị: Xác định vị trí của những SBU trong ma trận
  • Đánh giá: Đánh giá hiện trạng của nền công nghiệp mà mỗi SBU hoạt động trong đó.
  • Quyết định: Ra quyết định cuối cùng.

Với các thông tin có trong bài viết “SBU là gì? Cách sử dụng SBU trong kinh doanh” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website mayruaxemini.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!