Phó từ là từ loại được sử dụng phổ biến trong văn nói và văn viết. Kiến thức về từ loại này cũng đã được các thầy cô giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 6. Để nắm rõ hơn về khái niệm phó từ là gì? Có bao nhiêu loại phó từ và cách sử dụng từ loại này thế nào, bạn đọc hãy theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!

Phó từ là gì trong tiếng Việt?

Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 nêu rõ: Phó từ là những từ ngữ đi kèm với trạng từ, tính từ, động từ và thực hiện mục đích chính là bổ sung nghĩa cho các từ loại này trong câu. Từ đó, làm cho câu nói, viết trở nên rõ nghĩa hơn.

pho-tu-kien-thuc-quan-trong-hoc-sinh-can-nam-trong-chuong-trinh-ngu-van-6
Phó từ – Kiến thức quan trọng học sinh cần nắm trong chương trình Ngữ Văn 6

Phó từ không có chức năng gọi tên các sự vật, hành động hay tính chất. Do vậy, phó từ thường được coi là hư từ. Trong khi đó, danh từ, động từ, tính từ là những thực từ. Phó từ thường không đi kèm với danh từ mà chỉ đi kèm với tính từ và động từ.

Ví dụ về phó từ:

  • Mẹ em đi làm đã về
  • Ông nội em đang làm vườn
  • Hôm nay, trời mưa rất to
  • Bạn ấy trở về với vẻ mặt khá mệt mỏi

Trong từ điển tiếng Anh, phó từ được định nghĩa bởi từ Adverbs.

Phó từ có mấy loại?

Có 2 loại phó từ thường gặp trong tiếng Việt là:

Phó từ đứng trước động từ, tính từ

Loại phó từ này có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái… được nêu rõ trong động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, phủ định, sự cầu khiến… 

2-loai-pho-tu-thuong-gap
2 loại phó từ thường gặp
  • Phó từ quan hệ thời gian: Đã, từng, sắp…

Ví dụ: Anh ấy đã từng yêu Linh sâu đậm. Phó từ trong câu này là “đã từng” giúp biểu thị khoảng thời gian trong quá khứ để làm rõ tình cảm của anh ấy dành cho Linh và 2 người này đã từng có mối quan hệ tình cảm với nhau.

  • Phó từ chỉ mức độ: rất, khá…

Ví dụ: Cô ấy rất thích mẫu ô tô đó. Phó từ trong câu là “rất”. “Rất” đứng trước động từ, nó được giúp nhận mạnh niềm yêu thích của cô gái với chiếc ô tô.

  • Phó từ chỉ sự tiếp diễn: vẫn, cũng…

Ví dụ: Ngoài trời vẫn nắng to. Phó từ trong câu là “vẫn” dùng để thể hiện trạng thái trời liên tục nắng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

  • Phó từ chỉ sự phủ định: không, chẳng, chưa

Ví dụ: Tôi không bước ra khỏi nhà khi trời đầy mây đen. Phó từ trong câu là từ “không”. Từ này được dùng để thể hiện hành động phủ định rằng họ sẽ không ra ngoài khi trời có nhiều mây đen.

  • Phó từ cầu khiến: hãy, thôi, đừng, chớ…

Ví dụ: Xin anh đó, hãy để em với bạn chơi thêm một lúc nữa thôi! Từ “”hãy” trong câu là phó từ. “Hãy” giúp làm rõ sự nài nỉ của người nói.

Phó từ đứng sau động từ, tính từ

Nhiệm vụ của những phó từ này thường là bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

  • Phó từ bổ nghĩa về mức độ có: rất, lắm, quá
  • Phó từ bổ nghĩa về khả năng: có thể, có lẽ, được…
  • Phó từ về kết quả: ra, đi, mất…

Ý nghĩa của phó từ là gì?

Phó từ có tác dụng là bổ sung ý nghĩa cho các từ loại tính từ, động từ về các mặt:

  • Bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian: sẽ, đang, sắp, đương…
  • Bổ sung ý nghĩa về mặt tương tự: vẫn, cũng,..
  • Phó từ chỉ mức độ trong câu nói hoặc văn viết của người sử dụng: rất, khá, quá, lắm…
  • Bổ sung ý nghĩa cho từ loại về mặt phủ định: chẳng, chưa, không
  • Bổ sung về mặt cầu khiến trong câu nói và văn viết của người dùng: đừng, thôi, chớ
  • Bổ sung các ý nghĩa về mặt kết quả cho câu nói và văn viết: mất, được…
  • Bổ sung ý nghĩa về mặt tình thái trong câu: đột nhiên, bỗng nhiên…
  • Bổ sung ý nghĩa về mặt tần số: thường thường, luôn luôn…

Phó từ là gì cho ví dụ minh họa

Các ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt và ghi nhớ nhanh về định nghĩa phó từ là gì?

  • Mặc dù đã ôn tập rất kỹ nhưng tôi vẫn không đạt được điểm cao

=> Phó từ “rất kỹ” chỉ mức độ tập trung ôn tập của nhân vật tôi

  • Đừng đi, bên đó có chú công an

=>“Đừng” là phó từ, đứng trước động từ “đi” với mục đích chỉ sự cầu khiến.

  • Cô ấy đột nhiên kêu toáng lên

=> “Đột nhiên” là phó từ bổ sung nghĩa về mặt tình thái trong câu.

Phó từ và trợ từ giống hay khác nhau?

Rất nhiều người thắc mắc rằng, phó từ và trợ từ giống hay khác nhau? Đáp án chính xác là KHÁC NHAU.

pho-tu-va-tro-tu-trong-tieng-viet-co-nhieu-diem-khac-nhau
Phó từ và trợ từ trong tiếng Việt có nhiều điểm khác nhau

Để phân biệt phó từ và trợ từ, bạn chỉ cần xem xét về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa của của chúng như sau:

Về mặt ngữ pháp

  • Phó từ thường sẽ đi kèm với từ chính. Nó có thể đứng gần, trước hoặc sau từ trung tâm đó.
  • Trợ từ có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu. Trợ từ thường không tác động đến từ chính trong câu. Hơn nữa, trong một số trường hợp, chúng có thể bị lược bỏ để rút gọn câu.

Về mặt ngữ nghĩa

  • Phó từ đảm nhận chức năng chính là bổ sung nghĩa cho các thành phần trung tâm trong câu. 
  • Trợ từ giúp biểu lộ trạng thái, cảm xúc và tâm trạng của người nói, người viết.

Có thể thấy rằng, khi muốn diễn đạt điều gì đó, chúng ta cần sử dụng đến phó từ để câu văn trở nên rõ nghĩa, dễ hiểu hơn. Nếu bạn quan tâm và có nhiều câu hỏi về chủ đề này, hãy để lại thắc mắc ở phần bình luận của bài viết, Mayruaxemini.vn sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh.