Từ Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống ngôn ngữ của nước ta và thường xuyên xuất hiện trong văn nói, văn viết. Tuy nhiên, ít ai có thể định nghĩa được từ Hán Việt là gì? Có bao nhiêu loại từ Hán Việt? Nếu bạn cũng vậy, hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu sâu hơn về từ Hán Việt trong nội dung bài viết dưới đây!

Từ Hán Việt là gì?

Theo định nghĩa từ Hán Việt trong sách giáo khoa Ngữ Văn 6, 7 thì:

Từ Hán Việt là những từ được vay mượn của tiếng Hán nhưng được đọc theo cách phát âm riêng của tiếng Việt. Khi phát âm từ Hán Việt bạn sẽ phát hiện nó gần giống với tiếng Trung Quốc.

tu-han-viet-duoc-giang-day-trong-chuong-trinh-ngu-van-7
Từ Hán Việt được giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 7

Trong từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm tỷ lệ khá cao. Điều này được lý giải là vì nước ta đã từng bị các thế lực phong kiến Trung Quốc xâm chiếm trong hàng nghìn năm. 

Văn hóa nước ta cũng vì thế mà chịu sự ảnh hưởng từ Trung Quốc. Hơn nữa, chữ Hán đã được dùng làm chữ viết chính thức ở nước ta trong hàng thế kỷ. Do đó, số lượng từ Hán Việt chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thống vốn từ vựng tiếng Việt. Đại đa số các từ Hán Việt đều có 2 âm tiết trở lên.

Từ ghép Hán Việt là gì?

Từ ghép Hán Việt cũng được hiểu như từ Hán Việt – là những từ được vay mượn từ tiếng Hán. Có 2 loại từ ghép Hán Việt chính là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 

Đặc điểm của tất cả từ Hán Việt

Sự có mặt của các từ Hán Việt đã giúp cho vốn từ vựng tiếng Việt được mở rộng hơn. Từ Hán Việt thường có 3 đặc điểm chính là:

  • Mang sắc thái nghĩa
  • Mang sắc thái biểu cảm, cảm xúc
  • Mang sắc thái phong cách (loại từ Hán Việt có đặc điểm này thường được dùng trong các lĩnh vực như khoa học, chính luận, hành chính). 

Phân loại từ Hán Việt

Theo các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, từ Hán Việt có 3 loại là:

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ tiếng hán được sử dụng trong tiếng Việt trước thời nhà Đường. Các từ Hán Việt cổ thường gặp là:

  • Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ 針, âm Hán Việt là châm
  • Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ “初”, âm Hán Việt là “sơ”
  • Chè: âm Hán Việt cổ của chữ “茶”, âm Hán Việt là “trà”
  • Bố trong “bố mẹ”: âm Hán Việt cổ của chữ “父”, âm Hán Việt là “phụ”.

Từ Hán Việt

Đây là những từ tiếng Hán được sử dụng trong giai đoạn từ thời nhà Đường đến những năm đầu của thế kỷ X. Thời kỳ này, nhà Đường đã bắt đầu đẩy mạnh việc dạy học và sử dụng tiếng Hán ở An Nam. Người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ có nguồn gốc từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa. 

Giờ đây, mọi người phải đọc chữ Hán bằng tiếng Hán đương thời. Điều này có nghĩa là, từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Hán đương thời.

Các từ Hán Việt thường gặp là: gia đình, đức cao vọng trọng, lịch sử…

Từ Hán Việt Việt Hóa

Đây là những từ Hán Việt không bắt nguồn từ tiếng Hán trước và trong thời nhà Đường. Không ai rõ thời điểm hình thành của từ Hán Việt Việt Hóa. Loại từ Hán Việt này có quy luật biến đổi ngữ âm độc đáo. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn luôn dành thời gian để nghiên cứu về từ Hán Việt Việt Hóa.

Ví dụ về các từ Hán Việt Việt Hóa như:

  • Gương: âm Hán Việt đọc là “kính”.
  • Góa: âm Hán Việt đọc là “quả”
  • Vợ: âm Hán Việt đọc là “phụ”
  • Trồng, giồng: âm Hán Việt của “chúng”.
  • Thuê với âm Hán Việt là “thuế”

Một số từ Hán Việt thông dụng

Lấy ví dụ về một số từ Hán Việt thường dùng như sau:

Từ Hán Việt về gia đình

  • Phụ mẫu là cha mẹ
  • Từ mẫu là mẹ
  • Nghiêm quân là cha
  • Thiếu nữ là con gái nhỏ
  • Quý nam là con trai út
  • Trưởng nam là con trai đầu lòng
tu-han-viet-thuong-gap
Từ Hán Việt thường gặp

Từ Hán Việt về vợ chồng

  • Phu quân là chồng
  • Quả phụ là người đàn bà có chồng đã chết
  • Nội trợ: những người làm việc trong nhà như nấu cơm, quét dọn…
  • Phu phụ là cặp vợ chồng hòa thuận

Từ Hán Việt về anh em

  • Trưởng huynh: anh ca
  • Chư huynh: các anh
  • Quý đệ: em trai út
  • Tiểu muội: em gái
  • Huynh hữu đệ cung: anh thuận em kính

Vì sao nhiều người sử dụng sai từ Hán Việt?

Một số lý do khiến cho nhiều người sử dụng sai từ Hán Việt như sau:

Từ Hán Việt có nhiều từ đồng âm khác nghĩa

Có khá nhiều từ Hán Việt đồng âm nhưng lại khác nghĩa nên không ít người đã nhầm lẫn chúng khi sử dụng.

Ví dụ:

  • Cùng 1 âm Hán Việt nhưng từ “hồng” lại có nhiều cách viết và mang nghĩa khác nhau như: 红 /hóng/ là màu đỏ; 鸿 /hóng/ là con chim nhạn.
  • Cùng âm Hán Việt là “minh” nhưng chúng có thể được viết là: “明” /míng/ là rõ ràng, sáng hoặc “冥” /míng/ nghĩa là u tối.

Do nhiều người không nắm rõ nghĩa của từ Hán Việt

Đây cũng là một trong những lý do điển hình làm cho nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng từ Hán Việt.

Ví dụ từ “quá trình” có nghĩa là đoạn đường đã đi qua. Từ “quá” nghĩa là đã qua, “trình” là đoạn đường. Vì vậy nếu viết “quá trình” dùng cho thì tương lai như “quá trình công tác sắp tới do tôi phụ trách” là sai. Trong trường hợp này, bạn cần thay từ “quá trình” bằng “tiến trình”.

Do không phân biệt được từ Hán Việt với từ thuần Việt

Một vài người sử dụng từ Hán Việt sai cách bởi không biết phân biệt đâu từ Hán Việt và từ thuần Việt.

Ví dụ:

  • “Góa phụ” thường được dùng để chỉ người đàn bà có chồng nhưng chồng đã mất. Góa phụ là tiếng Nôm và không thể đặt trước danh từ. Trong khi đó, từ Hán Việt dùng cho để chỉ người đàn bà có chồng đã mất là “quả phụ”.
  • Nữ nhà báo: “nhà báo” là từ tiếng Nôm. Vì thế, chúng ta phải viết là “nhà báo nữ” hoặc sử dụng từ Hán Việt là “nữ phóng viên”, “nữ ký giả”
de-tranh-su-dung-sai-ban-can-phan-biet-duoc-tu-han-viet-va-tu-thuan-viet
Để tránh sử dụng sai, bạn cần phân biệt được từ Hán Việt và từ thuần Việt

Lạm dụng từ Hán Việt

Đây cũng là một trong những nguyên do khiến cho nhiều người sử dụng sai từ Hán Việt. Ví dụ điển hình là khi nói về kẻ trộm nhiều người sẽ sử dụng từ vàng tặc, cà phê tăc, tôm tặc, đinh tặc…

Cách dùng từ này sai về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa. Cụ thể:

  • Về mặt ngữ pháp: 1 từ đơn thuần Việt sẽ không thể ghép với 1 từ đơn Hán Việt để tạo thành 1 từ ghép hoàn chỉnh.
  • Về mặt ngữ nghĩa: “tặc” là ăn cướp, “đạo” là ăn trộm. Do đó, thay vì lạm dụng các từ ngữ Hán Việt thì chúng ta có thể nói đơn giản là bọn ăn trộm cà phê, bọn trộm vàng…

Một vài điều bạn cần nhớ khi sử dụng từ Hán Việt

Khi sử dụng từ Hán Việt, người dùng bắt buộc phải nắm được những quy tắc dưới đây để tránh bị sai nghĩa và dùng không đúng hoàn cảnh:

  • Không lạm dụng quá nhiều từ Hán Việt trong văn nói, văn viết
  • Viết hoặc nói đúng chuẩn các từ Hán Việt và thuần Việt sẽ giúp bạn không bị hiểu sai nghĩa và sử dụng từ không đúng ngữ cạnh.
  • Sử dụng từ Hán Việt đúng sắc thái, hợp phong cách và phải phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
  • Hiểu rõ bản chất nghĩa của các từ Hán Việt bạn đang định sử dụng trong câu.

Lời Kết

Từ Hán Việt chiếm đến 60% trong hệ thống từ vựng Tiếng Việt. Điều này đủ để thấy rằng, chúng ta không thể không sử dụng đến nó trong văn nói và văn viết. Do vậy, các bạn đọc hãy chú ý nắm rõ những thông tin về từ Hán Việt là gì ở trên để sử dụng từ đúng cách nhé!