Thuyết trình – một trong những kỹ năng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong công việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng sở hữu kỹ năng thuyết trình tốt. Vậy kỹ năng thuyết trình là gì? Làm sao để rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt?

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skills) chính là khả năng truyền đạt những ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng, logic và thuyết phục đến với đối tượng mà mình mong muốn hướng tới.

Kỹ năng thuyết trình - kỹ năng mềm quan trọng mà ai cũng phải có
Kỹ năng thuyết trình – kỹ năng mềm quan trọng mà ai cũng phải có

Thông qua lời nói cùng với các đạo cụ đi kèm, người thuyết trình giúp người nghe có thể hiểu được những điều mà mình đang nói. Từ đó giúp giải quyết được một vấn đề nào đó hay chỉ đơn giản là mang đến một thông tin mới mẻ cho người nghe.

Lợi ích khi đạt được kỹ năng thuyết trình tốt

  • Cơ hội việc làm tốt

Khi có khả năng thuyết trình tốt thì bạn sẽ có thể dễ dàng truyền tải được những ý tưởng, kế hoạch cũng như các mục tiêu của bản thân hoặc của nhóm tốt hơn. Điều này sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người khác trong công việc hay trong học tập.

Khả năng thuyết trình tốt mở ra nhiều cơ hội việc làm
Khả năng thuyết trình tốt mở ra nhiều cơ hội việc làm

Ví dụ như trong quá trình phỏng vấn nhờ có khả năng thuyết trình logic, mạch lạc mà bạn sẽ trở nên nổi bật hơn những ứng viên khác. Hay trong quá trình làm việc nhờ có kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp bạn trao đổi được với khách hàng, đồng nghiệp dễ dàng hơn, giúp mang đến hiệu quả cao trong công việc.

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân

Người có kỹ năng thuyết trình tốt thường sẽ gây ấn tượng cho những người xung quanh. Họ thường được đánh giá cao về sự tự tin, chuyên nghiệp, có hiểu biết và bản lĩnh. Đặc biệt nếu như bạn có thể tạo dựng được phong cách thuyết trình cho riêng mình thì đó sẽ trở thành một thương hiệu cá nhân của bạn. Từ đó giúp bạn trở nên đặc biệt và nổi bật hơn trong đám đông. 

  • Có nhiều mối quan hệ hơn

Kỹ năng thuyết trình và sự tự tin của bạn chính là điểm hấp dẫn giúp thu hút những mối quan hệ xung quanh. Khi bạn trình bày những quan điểm của bản thân và nhận được sự tin tưởng thì sẽ làm nảy sinh hứng thú muốn được kết nối với bạn từ mọi người xung quanh.

Khả năng thuyết trình tốt mở ra nhiều mối quan hệ
Khả năng thuyết trình tốt mở ra nhiều mối quan hệ
  • Có sự tự tin

Những người có kỹ năng thuyết trình tốt thì chắc chắn luôn là người tự tin, dám thể hiện quan điểm của mình trước đám đông. Đây cũng sẽ là lợi thế rất lớn so với những người không có kỹ năng thuyết trình. Nhờ vào sự tự tin bạn có thể đối diện với vấn đề tốt hơn, có khả năng thích ứng cùng tư duy nhanh và nhạy bén hơn.

Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

  • Thường xuyên thực hành

Luyện tập nhiều lần chính là phương pháp đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao, giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình. Bởi lẽ, tập luyện sẽ giúp bạn thể hiện phần thuyết trình của mình một cách trôi chảy làm cho sự tự tin cũng tăng lên.

Thực hành thuyết trình thường xuyên
Thực hành thuyết trình thường xuyên

Trong trường hợp mà bạn không có đủ thời gian hay điều kiện thực hành thì có thể ghi âm những gì mà mình nói rồi sau đó nghe lại. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra được những sai sót, vướng mắc trong quá trình thể hiện. Từ đó sẽ có các biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để hoàn thiện kỹ năng thuyết trình của mình.

Mỗi một người đều có phong cách thuyết trình riêng cũng như có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nếu như bạn tham dự hay theo dõi các buổi thuyết trình của người khác thì bạn cũng sẽ học hỏi được nhiều chiến thuật trình bày trước đám đông của họ. Từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết nhất khi thuyết trình.

Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải rập khuôn một cách máy móc theo cách thuyết trình của người khác. Bạn chỉ nên học hỏi một số điểm mà mình còn thiếu sót là được. Đây chính là “lối tắt” trong quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình, giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng này một cách nhanh chóng mà mất ít công sức.

  • Sử dụng tư duy tích cực

Tạo tâm lý tích cực, lạc quan trước mọi buổi thuyết trình cũng là cách giúp cho bạn vượt qua được những rào cản về tâm lý. Từ đó mang lại trạng thái tâm lý hưng phấn và tràn đầy năng lượng.

Rèn luyện tư duy tích cực trước khi thuyết trình
Rèn luyện tư duy tích cực trước khi thuyết trình

Khi bạn đã có tư duy tích cực về những điều tích cực sẽ xảy ra hay sẽ đạt được trong buổi thuyết trình thì nó sẽ tạo động lực để đạt được nó.

  • Rèn luyện sự tự tin

Tự tin cũng chính là yếu tố không thể thiếu giúp bài thuyết trình của bạn được thành công. Nếu như bạn có một phong thái tự tin, tin vào bản thân mình thì mọi người cũng sẽ tin vào bạn. Đồng thời, sự tự tin cũng sẽ giúp bạn xử lý được các tình huống phát sinh trong thời gian thuyết trình một cách suôn sẻ, không để bản thân phải luống cuống trước đám đông.

  • Chuẩn bị kỹ bài thuyết trình

Việc bạn chuẩn bị bài thuyết trình của mình thật kỹ lưỡng cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu 75% cảm giác run sợ khi đứng trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư kỹ lưỡng vào bài diễn thuyết của mình. Như vậy thì bạn sẽ phát hiện kịp thời phần nào chưa ổn hay phần nào quan trọng cần phải thêm thông tin hay phần nào cần phải lược bỏ bớt đi. 

  • Chủ động tương tác với mọi người

Tương tác với người nghe là kỹ năng thuyết trình rất cần thiết giúp bạn cũng như mọi người cảm thấy thoải mái, không bị bí từ hay phải phụ thuộc nhiều vào giấy.

Tương tác với mọi người trong buổi thuyết trình
Tương tác với mọi người trong buổi thuyết trình

Lúc này, thuyết trình không chỉ là một mình bạn nói mà còn là sự tương tác và trao đổi với mọi người. Nó cũng sẽ giúp làm tăng hiệu quả thuyết trình, người nghe cũng sẽ hào hứng và bị lôi cuốn vào bài trình bày của bạn. 

Lưu ý: Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi nhưng đừng để chúng làm loãng nội dung bài thuyết trình của bạn cũng như ảnh hưởng đến thời gian thuyết trình nhé.

  • Kiểm soát tông giọng và tốc độ nói

Khi nói chuyện với người khác thì giọng điệu của bạn sẽ một phần truyền đạt thái độ của bạn với người nghe. Chỉ với một cụm từ đơn giản nhưng nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào cách mà bạn nói lên tông hay xuống tông. 

Vì vậy mà bạn cần rèn luyện tông giọng trong kỹ năng thuyết trình của mình. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận về bạn mà nó còn ảnh hưởng tới tâm trạng của người nghe.

Tông giọng trầm thường sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp hơn là tông giọng cao. Đồng thời bạn cũng sẽ không bị hụt hơi khi phải nói nhiều. Bên cạnh đó thì tốc độ nói cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của bài thuyết trình. Nói quá nhanh thì người nghe sẽ không thể nắm bắt được ý chính. Còn nói quá chậm thì lại khiến người nghe cảm thấy khó chịu. Vì vậy bạn hãy ghi âm lại bài thuyết trình của mình và luyện tập tốc độ nói sao cho phù hợp nhất nhé. 

  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Thay vì chỉ tập chung vào nói thì bạn nên kết hợp chúng với sử dụng ngôn ngữ cơ thể, di chuyển đều trên sân khấu. Nó sẽ làm tăng hiệu quả thuyết trình và tạo điều kiện để bạn thể hiện được tính sáng tạo trong kỹ năng thuyết trình của mình. Từ đó có thể ghi điểm với người nghe.

Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

Do đó đừng ngần ngại trong việc sử dụng ngôn ngữ hình thể hay kỹ năng diễn xuất của bạn trên sân khấu nhé.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kỹ năng thuyết trình là gì? Không phải ai sinh ra cũng đã có khả năng thuyết trình tốt. Để có được kỹ năng thuyết trình tốt thì bạn cần phải trải qua quá trình rèn luyện và nỗ lực không ngừng nghỉ. Hy vọng rằng những gợi ý trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông.