Có thể bạn không để ý nhưng tục ngữ đã sớm góp mặt và ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi một người dân đất Việt. Trong văn học hay ở cuộc sống hằng ngày, các câu tục ngữ cũng được sử dụng rất nhiều. Ở bài viết này, Mayruaxemini.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ tục ngữ là gì, cùng theo dõi nhé!

Tục ngữ là gì? Tục ngữ tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, tục ngữ được định nghĩa bởi từ Proverb.

Khái niệm tục ngữ trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 đề cập như sau:

Tục ngữ là tất cả những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu hình ảnh. Những câu nói đó thể hiện các kinh nghiệm dân gian về tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội. Chúng được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Tục ngữ cũng là một thể loại văn học dân gian.

tuc-ngu-la-gi
Câu tục ngữ Việt Nam hay

Nguồn gốc của các câu tục ngữ là gì?

Không ai biết chính xác các câu tục ngữ có từ bao giờ. Nhưng ai trong số chúng ta cũng có thể khẳng định chắc nịch rằng các câu tục ngữ đã xuất hiện từ rất lâu đời. Hơn nữa, chúng được hình thành từ những kinh nghiệm trong sản xuất, lao động của người xưa.

Ngoài ra, tục ngữ có thể hình thành từ các nguồn như:

  • Từ thực tiễn đấu tranh dân tộc, do nhân dân trực tiếp sáng tác. 
  • Tục ngữ được tách ra từ những tác phẩm văn học dân gian. 
  • Tục ngữ được rút ra những bài văn, thơ của nước ngoài.
nguon-goc-tuc-ngu
Tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nội dung những câu tục ngữ hướng đến là gì?

Dựa vào khái niệm tục ngữ là gì chắc hẳn nhiều bạn đã bước đầu định hình được nội dung chính mà các câu tục ngữ đề cập đến. Theo đó, các câu tục ngữ thường hướng đến 3 nội dung chính là:

Phản ánh các kinh nghiệm sản xuất của người dân

Tục ngữ phản ánh các kinh nghiệm lao động và sản xuất được đúc kết qua các bài học, chiêm nghiệm của người dân, truyền từ đời này qua đời khác. Ông cha ta đã sử dụng lối nói ngắn gọn, câu văn có vần điệu, hình ảnh để truyền đạt các kinh nghiệm quý báu lại cho đời sau. 

Những câu tục ngữ ấy được nhân dân xem như “túi khôn” trong lao động sản xuất. Thế nhưng, chúng chỉ mang tính chất tương đối chính xác. Bởi vì, không ít kinh nghiệm được đúc kết thông qua quá trình quan sát.

Các câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm lao động, sản xuất thường thấy như:

  • Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống
  • Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
  • Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.
  • Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
  • Nhất thì, nhì thục

Tục ngữ ghi nhận và phản ánh con người, xã hội

Các câu tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ. Các câu tục ngữ này thường sẽ có xu hướng chú trọng vào sự tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời đánh giá, khuyên bảo về phẩm chất, lối sống tốt. 

Ngoài ra, chúng cũng thể hiện được những tập quán, thị hiếu và cả các cuộc đấu tranh của nhân dân từ thời xa xưa. 

Ví dụ:

  • Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa
  • Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy
  • Không thầy đố mày làm nên
  • Người là vàng của là ngãi
  • Ăn lông ở lỗ
  • Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi 
  • Phép vua thua lệ làng

Thể hiện các triết lý dân gian

Những câu tục ngữ có nội dung thể hiện triết lý dân gian dân tộc thường hàm chứa các kinh nghiệm sống, tư tưởng đạo đức tốt của người dân xưa. Ngoài ra, chúng còn chứa đựng những tư tưởng chính trị, xã hội và bao hàm triết học bên trong.

Ví dụ:

  • Của một đồng, công một nén
  • Có công mài sắt có ngày nên kim
  • Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
  • Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến
  • Ăn Bắc, mặc Kinh
  • Muốn nói oan làm quan mà nói!

Nghệ thuật trong những câu tục ngữ hay

Nếu bạn là một người đam mê văn học và đã từng nghiên cứu về tục ngữ chắc chắn sẽ nhận thấy 3 nét nghệ thuật độc đáo của tục ngữ như sau:

Nội dung và hình thức tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ

Nếu bạn để ý sẽ phát hiện rằng, nội dung và hình thức của các câu tục ngữ luôn có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Chúng tạo nên một chỉnh thể hoàn hảo về mọi mặt. Điều này khiến cho chúng ta khi đọc lên cảm thấy trôi chảy, dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống.

Tục ngữ có tính hình tượng

Tính hình tượng trong các câu tục ngữ thường thể hiện qua những biện pháp tu từ. Các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong câu tục ngữ là so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Ông cha ta đã dùng nghệ thuật hình tượng hóa để thể hiện tốt nhất các tư tưởng, kinh nghiệm  đã đúc kết được.

Đồng thời, nghệ thuật này cũng giúp chúng ta suy ngẫm và dễ hiểu hơn về nội dung của các câu tục ngữ hay. 

Ví dụ: 

  • Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn

Ở đây, biển Đông là biểu tượng cho sự chông gai, thử thách trong cuộc sống. Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là vợ chồng đồng lòng với nhau thì dù cho bao nhiêu gian nan cũng dễ dàng vượt qua.

  • Người sống đống vàng

Đống vàng biểu trưng cho của cải, vật chất giàu sang, phú quý. Người chỉ cần còn sống, cố gắng tất sẽ làm ra nhiều của cải.

Tục ngữ có vần điệu

Các câu tục ngữ thường có vần liền và vần cách. Yếu tố nhịp điệu trong các câu tục ngữ cũng được thể hiện rất rõ. Điều này khiến cho chúng ta dễ nhớ, dễ thuộc khi đọc qua tục ngữ.

Ví dụ: 

  • Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • Được làm vua, thua làm giặc
  • Uống nước nhớ nguồn

Tục ngữ thành ngữ ca dao có giống nhau không?

Các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam đều có nhịp điệu, âm vần và đề cập đến các vấn đề trong đời sống xã hội con người. Hơn nữa, chúng đều thuộc phạm trù văn học dân gian với ca dao. Chính vì thế, không ít người có sự nhầm lẫn giữa chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, ca dao, tục ngữ và thành ngữ khác nhau. Cụ thể:

Tục ngữ và thành ngữ

  • Xét về mặt hình thức:

Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo hoàn chỉnh và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể. Trong khi đó, thành ngữ chỉ là một cụm từ cố định. Thành ngữ thường sẽ có vần lưng, còn tục ngữ lại phổ biến với vần liền và vần cách.

  • Về mặt nội dung:

Ý nghĩa của các câu tục ngữ thường rất trọn vẹn. Ví dụ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Trong khi đó, thành ngữ thường có nghĩa trọn vẹn khi chúng đi liền với các thành tố khác. Hơn nữa, nghĩa của nó cũng sẽ thay đổi tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc đến. Thành ngữ đa phần đều đề cập đến các đánh giá, tính cách, quan điểm của con người và nó xuất hiện trong một vế của câu. 

Ví dụ: Chúc chị “thượng lộ bình an” hay Mong chị “Mẹ tròn con vuông”

Tục ngữ và ca dao

  • Xét về mặt hình thức: 

Ca dao thường được phổ theo các thể thơ lục bát hoặc lục bát biến dị. Nó có thể bao gồm một hoặc nhiều cặp câu 6 – 8.

Tục ngữ lại là một câu ngắn gọn, độc lập và mang nghĩa trọn vẹn.

tuc-ngu-xet-ve-mat-hinh-thuc
Ca dao được ứng dụng nhiều trong cuộc sống
  • Về mặt nội dung

Ca dao thường là những bài ca về thiên nhiên, vũ trụ, con người và được tác giả thể hiện với nhiều xúc cảm. Ở thời điểm này, chúng ta có thể nhận thấy rằng phần lớn các bài ca dao đề cập đến tình yêu nam nữ, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội…

Ví dụ:  “Chồng người đi ngược về xuôi/Chồng em dưới bếp sờ đuôi con mèo”

Khác với ca dao, tục ngữ bao gồm những câu nói về kinh nghiệm dân gian được ông cha ta đúc kết qua quá trình sinh sống, lao động và sản xuất.

Ví dụ: Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra

Một số câu tục ngữ Việt Nam hay nhất

Ngoài tìm hiểu thế nào là tục ngữ, quý bạn đọc cũng nên lưu lại các câu tục ngữ dân gian hay được lưu truyền nhiều đời nay dưới đây nhé!

  • Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
  • Én bay cao mưa rào lại tạnh
  • Cái răng cái tóc là góc con người
  • Lòng người như bể khôn dò
  • Sa cơ lỡ vận
  • Đã nghèo còn mắc cái eo
  • Người làm ra của, của không làm ra người

Lời Kết

Tục ngữ Việt Nam chúng ta rất phong phú. Có rất nhiều câu tục ngữ hay và ý nghĩa được bố mẹ dùng để răn dạy con cái từ thuở còn thơ.  Mayruaxemini.vn tin rằng, văn học Việt Nam sẽ càng phát triển và sự giàu đẹp của các câu tục ngữ Việt sẽ mãi được lưu truyền trong các thế hệ con cháu sau này!