Nhân hóa là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong Văn học. Các nhà thơ, nhà văn đã sớm sử dụng phép nhân hóa để giúp cho bài thơ, bài văn trở nên sinh động, độc đáo hơn. Vậy, nhân hóa là gì? Có những biện pháp nhân hóa nào? Bài viết từ Mayruaxemini.vn dưới đây sẽ giúp bạn lý giải cụ thể, đọc ngay nhé!

Nhân hóa là gì?

Nhân hóa là một biện pháp tu từ dùng để gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ ngữ thường được dùng để chỉ con người. Qua đó, các vật vô tri vô giác trở nên gần gũi và chúng thể hiện rõ được suy nghĩ, tình cảm giống như con người. 

bien-phap-tu-tu-nhan-hoa-duoc-su-dung-nhieu-trong-cuoc-song
Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng nhiều trong văn học

Biện pháp tu từ này được sử dụng rất phổ biến trong các tác phẩm văn học. Ví dụ:

Thay vì dùng các câu thơ đặc tả:

  • Trời có mây đen 
  • Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới trong gió
  • Kiến bò đầy đường

Thì tác giả Trần Đăng Khoa đã viết:

Ông trời mặc áo giáp đen ra trận/Muôn nghìn cây mía múa gươm/Kiến hành quân đầy đường.

Ở đây, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng các từ ngữ: ông, mặc áo, ra trận, múa gươm, hành quân. Đây là những từ vốn được sử dụng để chỉ tả người nay được dùng để quang cảnh thiên nhiên trước cơn mưa. 

Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

Tác dụng của biện pháp nhân hóa là:

  • Giúp cho các sự vật, đồ vật trở nên sinh động và gần gũi với con người hơn
  • Giúp cho các sự vật, đồ vật có thể biểu hiện được suy nghĩ, thái độ và tình cảm hệt như con người
  • Làm cho tác phẩm văn học trở nên có hồn, độc đáo hơn.
  • Nhân hóa giúp tác giả thể hiện được tâm tư, tài quan sát và cả nghệ thuật dùng từ của mình.

Có mấy kiểu nhân hóa?

Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp là:

Dùng các từ ngữ gọi người để gọi vật

Đây là một trong những biện pháp nhân hóa phổ biến trong Văn học. Trong rất nhiều bài văn, các con vật, sự vật thường được tác giả gọi bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người như chú, chị, ông….

vi-du-ve-phep-nhan-hoa
Ví dụ về phép nhân hóa

Cách gọi này làm cho sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc với con người hơn. Ví dụ:

  • Chị ong nâu nâu
  • Ông mặt trời
  • Chú chim nhỏ

Các đại từ: ông, chị, chú… thường được dùng để gọi người nay được tác giả sử dụng để gọi “mặt trời”, “ong” và “chim nhỏ”. Điều này giúp cho câu văn trở nên có hồn hơn.

Sử dụng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

Biện pháp nhân hóa này thường cho hiệu quả nghệ thuật cao. Các sự vật được nhắc đến sẽ trở nên lạ kỳ, sống động và tạo ấn tượng mạnh cho người đọc. Nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng đến biện pháp tu từ nhân hóa này để gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ và làm cho tác phẩm trở nên độc đáo hơn.

Ví dụ:

Trong bài thơ Cây dừa có câu:

Cây dừa cao tỏa nhiều tàu/Giang tay đón gió gật đầu gọi trăng

=> Các từ “giang tay”, “gật đầu”, “gọi”  vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng ở câu trên lại được sử dụng để miêu tả cây dừa.

Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

Biện pháp tu từ nhân hóa khiến cho sự vật trở nên gần gũi với con người. Đồng thời, chúng cũng không còn là vật vô tri, vô giác mà sở hữu cảm xúc giống như con người.

Ví dụ: Ông mặt trời ơi! Nắng mạnh quá, con đen hết cả da rồi!

Trong câu này, mặt trời xưng hô và gọi là  “ông ơi” giống như đang có cuộc trò chuyện giữa 2 người.

3 điều cần nhớ khi sử dụng phép nhân hóa

Để sử dụng phép nhân hóa một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý 3 điều sau:

Không sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa tùy tiện

Khi bạn sử dụng biện pháp nhân hóa cần hiểu rõ mục đích dùng là gì? Bạn cần trả lời được các câu hỏi như: Sử dụng hình ảnh nhân hóa này sẽ có ý nghĩa gì? Nó giúp thể hiện điều gì? Bạn muốn người đọc sẽ hiểu được những dụng ý gì qua các hình ảnh nhân hóa đó?

luu-y-khi-su-dung-phep-nhan-hoa
Bạn cần lưu ý khi sử dụng phép nhân hóa

Khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ biết cách lựa chọn và xây dựng hình ảnh nhân hóa đẹp, đầy đủ ý nghĩa nhất.

Phân biệt rõ nhân hóa và các biện pháp tu từ khác

Có 4 biện pháp tu từ được dùng nhiều nhất là so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ. Trong số đó, nhân hóa là biện pháp dễ nhận biết và dễ áp dụng nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn với các biện pháp so sánh, ẩn dụ và hoán dụ. Vì thế, bạn cần phải hiểu rõ nhân hóa là gì cũng như sự khác biệt giữa nó và 3 biện pháp tu từ còn lại.

Khi hiểu rõ về nhân hóa thì bạn mới nên áp dụng, hãy tránh trường hợp hiểu sơ sơ và sử dụng một cách máy móc nhé! Điều này sẽ làm cho câu văn trở nên cứng nhắc và chính bạn cũng cảm thấy khó chịu khi đọc lên.

Sử dụng một cách linh hoạt

Việc sử dụng biện pháp nhân hóa một cách rập khuôn, máy móc sẽ làm mất đi tác dụng của nó. Do đó, khi sử dụng biện pháp tu từ này, bạn cần linh hoạt sử dụng để phát huy tác dụng của nó và tăng thêm sự sinh động cho tác phẩm.

Nhân hóa là gì, lấy ví dụ

Các ví dụ về nhân hóa như sau:

  • Con ong buồn rầu ủ rũ chẳng còn chăm chỉ đi lấy mật như trước 

=> “Buồn rầu ủ rũ” là cụm từ dùng để diễn tả tâm trạng buồn chán của con người. Trong câu văn trên, nó lại được dùng để diễn tả tâm trạng của con ong khiến cho chúng có tình cảm như con người.

  • Bình minh ló dạng thì cũng là lúc tàu mẹ, tàu con nối đuôi nhau trở về

=> “Tàu mẹ”, “tàu con” là những từ được nhân hóa giúp cho câu văn trở nên sinh động và những chiếc tàu giống như cặp mẹ con vất vả lao động.

  • Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái đồng xanh.

=> Tác giả đã dùng những hoạt động chỉ người như “xung phong”, “giữ” để làm nổi bật hình ảnh cây tre trong mắt mọi người. Đây cũng là cách để tác giả thể hiện sự biết ơn đối với cây tre Việt Nam đã luôn cùng nhân dân vượt qua năm tháng khó khăn của đất nước.

Bài tập đặt câu nhân hóa 

Ngoài tìm hiểu nhân hóa là gì có mấy kiểu nhân hóa thì trong chương trình Ngữ Văn, các thầy cô cũng khuyến khích học sinh nên tập đặt câu với biện pháp tu từ này. Thông qua đó, các em học sinh sẽ nắm bắt kỹ hơn về phép nhân hóa.

Ví dụ: Đặt câu nhân hóa về con vật, sự vật

  • Chim công trông thật đỏm dáng
  • Ngọn đèn đứng gác trong đêm, soi kỹ bóng dáng người chiến sĩ.
  • Bên cạnh bếp lửa hồng, bác mèo mướp đang cuộn mình sưởi ấm

Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ nhân hóa là gì và vận dụng thành thạo biện pháp tu từ này trong lời văn ý thơ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về phép nhân hóa hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận bài viết nhé! Mayruaxemini.vn sẽ giúp bạn giải mã các thắc mắc đó.