Không ai trong số chúng ta không sử dụng đến câu nghi vấn. Thế nhưng có lẽ rất ít người hiểu rõ Câu nghi vấn là gì, đặc điểm và chức năng của loại câu này. Nếu bạn cũng vậy, hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu kỹ hơn về câu nghi vấn trong bài viết dưới đây nhé!

Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là một dạng câu hỏi được sử dụng với mục đích là hỏi để tìm ra đáp án cho những điều mình không biết, đang thắc mắc, nghi vấn. 

Dấu hiệu để nhận biết câu nghi vấn là có sự xuất hiện của các từ để hỏi như bao nhiêu, bao giờ, ở đâu, thế nào, sao thế, ai đó… Câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

cau-nghi-van-thuong-duoc-dung-de-hoi
Câu nghi vấn thường được dùng để hỏi

Ví dụ:

  • Lan sang Hàn Quốc bao lâu rồi?
  • Bạn cao bao nhiêu thế?
  • Bạn cảm thấy trong người thế nào?
  • Minh đã có người yêu chưa?

Đặc điểm của câu nghi vấn

Cụ thể các đặc điểm của câu nghi vấn như sau:

  • Câu nghi vấn là câu dùng để đặt câu hỏi giúp giải quyết các vấn đề nhất định
  • Cuối câu nghi vấn luôn là dấu chấm hỏi
  • Câu nghi vấn xuất hiện nhiều trong giao tiếp và các tác phẩm văn học. Loại câu này không xuất hiện trong các loại biên bản hay hợp đồng.
  • Cuối câu nghi vấn thường có các cụm từ như: rồi, sao, thế nào, sao vậy…

Chức năng của câu nghi vấn là gì?

Các chức năng chính của câu nghi vấn là:

Dùng để hỏi hoặc thắc mắc 

Đây là chức năng dễ nhận thấy nhất của câu nghi vấn. Chúng ta thường không thể hiểu hết các sự vật, hiện tượng và vấn đề trong cuộc sống. Bởi kiến thức là vô hạn và vạn vật luôn có sự đổi thay trong các năm. 

cau-nghi-van-giup-con-nguoi-hieu-ro-hon-ve-su-vat-hien-tuong-trong-cuoc-song
Câu nghi vấn giúp con người hiểu rõ hơn về sự vật hiện tượng trong cuộc sống

Để giải đáp các thắc mắc trong cuộc sống, chúng ta chỉ có cách duy nhất là tìm hiểu và đặt câu nghi vấn với mọi người. 

Ví dụ:

Làm thế nào để lái ô tô?

Muốn mở điện thoại cần làm gì?

Câu nghi vấn có chức năng khẳng định sự việc, hành động

Đây là dạng câu dùng để khẳng định một sự việc nào đó sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới.

Ví dụ: 

“Nhà cháu đã túng lại còn đóng cả suất sưu của chú nữa nên mới lôi thôi thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?” – Trích tác phẩm Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố

Câu nghi vấn có chức năng khẳng định ở đây là “Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu?”. Ý của câu này là chị Dậu không có ý định bỏ bê tiền sưu mà sẽ nộp tiền sưu cho nhà nước trong thời gian sắp tới.

Câu nghi vấn có chức năng là câu cầu khiến

Câu nghi vấn còn được dùng để cầu khiến, yêu cầu ai đó thực hiện một việc nào đó. Chức năng này rất khó nhận ra. Bạn cần phải đặt nó trong các hoàn cảnh cụ thể mới xác định được chức năng này của câu nghi vấn.

Ví dụ: Trong tiểu thuyết Tắt Đèn có câu:

“Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu, mau!”

=> “Còn sống đây à?” là câu nghi vấn có chức năng cầu khiến. “Ông” không phải hỏi xem nhân vật anh nông dân còn sống không mà “ông” muốn thúc giục anh ta nhanh nộp tiền sưu.

Câu nghi vấn có chức năng phủ định

Chức năng phủ định của câu nghi vấn ở đây là phản bác hoặc loại bỏ các ý kiến, quan điểm mà người khác đưa ra và ngờ vực về tính chính xác của nó.

Ví dụ:

Mẹ: Lan Anh, sao hôm nay con không đến lớp?

Lan Anh: Con có mà! Ai nói với mẹ là con không đến lớp ạ?

=> Khi mẹ hỏi lý do Lan Anh không đi học thì Lan Anh đã phủ định điều đó và ngờ vực rằng “ai nói với mẹ là con không đến lớp”

Chức năng bộc lộ cảm xúc

Chức năng này của câu nghi vấn được dùng phổ biến nhất trong các bài văn, bài thơ. Mục đích chính là bộc lộ cảm xúc vui, buồn, hờn ghen, nhớ thương… của tác giả. 

su-dung-cau-nghi-van-de-boc-lo-cam-xuc
Sử dụng câu nghi vấn để bộc lộc cảm xúc

Ví dụ: 

Trong tác phẩm “Trong Lòng Mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng có câu:

“Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?” hay “ Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không?”

=> “Sao mẹ đi lâu thế”, “Mẹ xa con mẹ có biết không?” là những câu nghi vấn được đặt ra để bày tỏ nỗi lòng của người con đau khổ vì mẹ đi xa, hàng xóm chửi rủa, nhớ mẹ và tha thiết mong mẹ về. 

Sử dụng câu nghi vấn cần lưu ý điều gì?

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng câu nghi vấn, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Không sử dụng quan hệ từ “hoặc” trong các câu nghi vấn. Bởi vì nó sẽ làm cho cấu trúc câu bị sai và biến câu nghi vấn trở thành câu trần thuật.
  • Có một số từ sở hữu âm thanh và hình thức như câu nghi vấn nhưng nó không được sử dụng trong câu nghi vấn. Ví dụ: Chị cần ai phục vụ thì gọi người đó. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn dùng để hỏi mà là đại từ phiếm chỉ.
  • Trong một vài trường hợp, vị trí của từ nghi vấn sẽ thay đổi và nó ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc cũng như ý nghĩa của câu. Do đó, bạn cần phải chú ý khi sử dụng.
  • Sử dụng câu nghi vấn phù hợp với các đối tượng, ngữ cảnh cụ thể.

Các dạng câu nghi vấn thường gặp trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, câu nghi vấn được biết đến là Question. Các dạng câu nghi vấn thường gặp trong tiếng Anh có:

Câu hỏi Yes/No

Là những câu hỏi được đưa ra để người nghe trả lời với câu khẳng định hoặc phủ định. Dạng câu nghi vấn này thường bắt đầu bằng một động từ hoặc trợ động từ. Theo sau nó là chủ ngữ.

Công thức câu nghi vấn Yes/No trong tiếng Anh là:

Be/do/have + S + V?

Ví dụ: Is he disturbing your work? (Có phải anh ấy đang làm phiền công việc của cậu?)

Dạng câu hỏi có từ để hỏi

Ở dạng này, câu nghi vấn thường sẽ bắt đầu bằng từ để hỏi. Đi sau từ để hỏi là động từ và chủ ngữ. Các từ để hỏi gồm có: Who, Where, Whose, Which, When, What, How…

Công thức của câu thường là: Từ để hỏi + be/do + S + V

Ví dụ:

Whose shoe is this (Đây là chiếc giày của ai?)

Dạng câu hỏi để lựa chọn

Những câu hỏi này thường bắt đầu bằng động từ hoặc trợ động từ. Đặc điểm để nhận dạng loại câu này là từ “or” đóng vai trò giống như một liên từ nối liền giữa 2 lựa chọn được đưa ra.

Ví dụ:

Do you like chicken or duck? (Bạn thích gà hay vịt?)

Chi tiết về Câu nghi vấn là gì, đặc điểm và chức năng của câu nghi vấn Mayruaxemini.vn đã phân tích ở trên. Mong rằng, quý bạn đọc đã nắm được kiến thức về câu nghi vấn và biết cách sử dụng loại câu này trong giao tiếp hay sáng tác thơ, văn.