Mặc dù tần suất xuất hiện không nhiều nhưng nguyệt thực vẫn luôn là hiện tượng thiên văn được nhiều người quan tâm, thích thú và muốn chiêm ngưỡng. Bài viết từ Mayruaxemini.vn hôm nay sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về các kiểu nguyệt thực là gì và ý nghĩa của nó, theo dõi ngay!

Nguyệt thực là gì?

Nguyệt thực được xem là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất nằm thẳng hàng với nhau. Khi đó,  Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất che khuất một hoặc toàn phần ánh sáng từ Mặt Trời.

Trong tiếng Anh, nguyệt thực được định nghĩa bởi cụm từ Eclipse of moon.

nguyet-thuc-la-gi
Nguyệt thực là gì? thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi nào?

Dựa theo số liệu thống kê từ phía các nhà nghiên cứu thì từ năm 2000 TCN cho đến thời điểm hiện tại, nguyệt thực đã xuất hiện tổng cộng hơn 7700 lần. Dựa theo số liệu thống kê này có thể tính xác suất 1 năm nguyệt thực sẽ xuất hiện từ 2 – 3 lần. 

Trong đó, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ có xu hướng chiếm ưu thế, xuất hiện nhiều hơn các dạng khác. Năm 1982 là lần cuối cùng người ta chứng kiến được hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra 3 lần/năm

Phân loại các kiểu nguyệt thực là gì 

Các nhà nghiên cứu thiên văn học cho biết, có 3 kiểu nguyệt thực chính là:

Nguyệt thực một phần

Kiểu nguyệt thực này xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất đi một phần ánh sáng từ Mặt Trời. Khi đó, Mặt Trăng mờ đi một nửa và chúng ta có thể nhìn thấy rõ bóng của Trái Đất. Thường thì kiểu nguyệt thực này xuất hiện sau nguyệt thực toàn phần. Thời gian trung bình xảy ra nguyệt thực 1 phần là trong khoảng 6 giờ.

Nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng này còn được gọi với cái tên ma mị hơn là mặt trăng máu. Bởi nó mang đến sự vẻ ngoài diễm lệ, khác lạ và hầu hết ai trong số chúng ta cũng muốn được chiêm ngưỡng. 

Hiện tượng thiên văn này xảy ra ngay khi Mặt Trăng đi vào khu vực tối của Trái Đất. Thời điểm đó, chúng ta thường sẽ thấy rõ phần bóng của Trái Đất. Nền mặt trăng sẽ có 2 màu đỏ hồng và cam sẫm. Nhìn sơ qua thì chúng tựa như màu máu vậy.

nguyet-thuc-toan-phan
Nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong vòng 2 giờ. Dĩ nhiên, lượng thời gian này có thể ít hơn, tùy vào cách di chuyển của mặt trăng ở thời điểm đó.

Nguyệt thực nửa tối

Kiểu nguyệt thực này sẽ xuất hiện khi mà mặt trăng đã đi qua nửa tối của Trái Đất. Ánh sáng từ Mặt Trời chiếu rọi lên Mặt Trăng lúc này rất yếu. Vì thế, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh Mặt Trăng dần mờ đi và tối hẳn sau đó.

Hiện tượng thiên văn này đặc biệt khó quan sát. Muốn chiêm ngưỡng nó bạn cần phải dùng đến kính thiên văn. Vì thế, không nhiều người biết đến hay từng được chứng kiến kiểu nguyệt thực này.

Tại sao nguyệt thực mặt trăng lại có màu đỏ?

Ở thời cổ đại, khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, người dân thường lo lắng và cho rằng đây là điềm dữ. Họ thường không dám nhìn trực diện vào Mặt Trăng và phải tự trấn an tinh thần bản thân nhiều ngày sau đó.

Trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là điềm báo xui xẻo. Dựa theo phân tích của các nhà khoa học, Mặt Trăng có màu đỏ bởi khi nó đi vào vùng tối của Trái Đất phải chịu ảnh hưởng của ánh sáng chứa bước sóng dài. Mà những bước sóng này lại có màu đỏ. Vì thế, khi xuất hiện nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng sẽ mang sắc đỏ, tựa như màu máu.

Ngoài ra, khi nguyệt thực xảy ra Mặt Trăng đang nằm ở gần đường chân trời. Nơi đây có kích thước hình ảnh lớn hơn nhiều so với các vị trí khác. Vì thế, khi nhìn vào, con người chúng ta sẽ có cảm giác là Mặt Trăng khác thường và lớn hơn.

Nguyệt thực có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia, hiện tượng nguyệt thực có ảnh hưởng nhỏ đến đời sống của con người. Bởi lúc này, Trái Đất phải chịu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời nên bị lệch về một góc nhất định. Hơn nữa, khi 3 thiên thể nằm trên một đường thẳng sẽ khiến cho tổng lực hấp dẫn đạt giới hạn cực đại.

Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các đợt thủy triều mạnh và cao hơn bình thường. Người Nhật còn tin rằng, nguyệt thực chính là dấu hiệu cảnh báo về các trận động đất và sóng thần. Bởi lực hấp dẫn giữa 3 thiên thể gián tiếp tác động và làm phát sinh các dao động địa chấn.

nguyet-thuc-co-anh-huong
Nguyệt thực có ảnh hưởng nhẹ đến đời sống của người dân

Đối với con người, hiện tượng nguyệt thực khiến cho Melatonin và Hormone thần kinh bị suy giảm. Vì thế, vào những ngày có nguyệt thực con người sẽ cảm thấy khó ngủ, dễ bực bội. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, nguyệt thực có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh

nữ ở phụ nữ. Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả ban đầu, cho đến thời điểm hiện tại giới khoa học vẫn chưa chứng minh được điều này.

So sánh Nguyệt và Nhật thực

Nguyệt thực và Nhật thực là 2 hiện tượng thiên văn. Mặc dù có tương đồng ở một vài điểm nhưng người ta vẫn có thể dễ dàng phân biệt được 2 hiện tượng này.

Sự giống nhau

Cả 2 hiện tượng thiên văn này xảy ra khi mà 3 thiên thể Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng. Nguyệt hay Nhật thực đều có dạng một hoặc toàn phần.

Điểm khác nhau

Nhật thực Nguyệt thực
Hiện tượng thiên văn này thường xuất hiện vào thời điểm trời bắt đầu sẫm tối hoặc ban ngày. Chỉ xuất hiện khi đêm xuống và mặt trăng đã lên. Người ta thường thấy rõ hiện tượng nguyệt thực vào những ngày trăng tròn.
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng lấp đi Mặt Trời Xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất ánh sáng từ Mặt Trời
Người ta có thể theo dõi và nhìn thấy bằng mắt thường. Hình ảnh Mặt Trăng nhìn bằng mắt thường không rõ nét. Muốn thấy rõ, người ta phải nhờ đến các thiết bị hỗ trợ và bảo vệ mắt. Bởi bức xạ từ Mặt Trời có thể ảnh hưởng đến cặp mắt của bạn.
Xảy ra từ 2 – 5 lần/năm Chỉ có thể xuất hiện nhiều nhất là 3 lần/năm. Trong vòng 5 năm liên tiếp sẽ có 1 năm nguyệt thực không xuất hiện.

Nguyệt thực xuất hiện gần đây nhất là khi nào?

Tần suất xuất hiện nguyệt thực không nhiều. Các năm gần nhất người ta được chứng kiến hiện tượng thiên văn này là 2015, 2017, 2018 và 2019. Cụ thể như sau:

Nguyệt thực năm 2015

Giới thiên văn học đánh giá rằng, đây là một trong số loại nguyệt thực siêu hiếm. Mặt Trăng lúc đó dường như to hơn và rực đỏ cả một vùng trời. Đặc biệt nó còn là kiểu nguyệt thực toàn phần. Trên thế giới có khoảng 2 tỷ người may mắn được chứng kiến hiện tượng “siêu trăng” vào năm 2015 này.

Nguyệt thực năm 2017

Vào năm này, nguyệt thực nửa tối xuất hiện trên bầu trời 3 châu lục Á – Âu – Phi và một phần của khu vực Bắc Mỹ. Hiện tượng này kéo dài từ tối ngày 10 – rạng sáng ngày 11/2/2017. Rất ít người có thể nhìn thấy được nguyệt thực năm 2017. Bởi nó xuất hiện dạng nửa tối và cần phải có kính thiên văn mới nhìn rõ được.

 Nguyệt thực toàn phần 2018

Ngày nguyệt thực xuất hiện là 28/7/2018. Giới thiên văn học ghi nhận rằng, đây là nguyệt thực dài nhất ở thế kỷ 21. Nó đã kéo dài trong vòng 5 tiếng và hàng tỷ người trên thế giới chiêm ngưỡng được hiện tượng này.

Nguyệt thực năm 2019 tại Việt Nam

Dựa theo ghi nhận từ giới nghiên cứu thì nguyệt thực một phần xuất hiện vào ngày 17/7/2019. Nó hiện diện ở khắp các nước trên thế giới. Tại Châu Á, nguyệt thực xuất hiện rõ nhất ở Ấn Độ và Việt Nam chúng ta.

Vào ngày 8/11 vừa qua, tại nước ta cũng ghi nhận hiện tượng thiên văn nguyệt thực một phần. Đây cũng là lần cuối cùng trong năm người dân được chứng kiến nguyệt thực đẹp đẽ như vậy.

Trong khuôn khổ bài viết Mayruaxemini.vn đã giúp bạn hiểu chi tiết về nguyệt thực, ý nghĩa cũng như các dạng xuất hiện của nó. Hy vọng rằng, quý bạn đọc đã ghi lại những thông tin bổ ích trên và sẵn sàng cho lần ngắm nguyệt thực tiếp theo nhé!