Nghị luận là gì? Bài văn nghị luận có cấu trúc thế nào? Đọc ngay bài viết từ Mayruaxemini.vn dưới đây để hiểu thêm về văn nghị luận và “bỏ túi” các tips viết văn hay nhé!

Nghị luận là gì?

Nghị luận được biết đến là phương pháp, dạng thức văn bản thường tồn tại với nội dung chủ chốt là bàn về đối tượng, vấn đề nào đó trong văn học hoặc đời sống. Ngoài ra, nghị luận cũng được hiểu là những lời tâm huyết mà người nói muốn người nghe thấu hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ nhất.

Văn bản nghị luận là gì?

Văn nghị luận là một dạng bài văn mà tác giả thường dùng đến các lý lẽ, dẫn chứng để người đọc hiểu những tư tưởng, quan điểm mà họ đang gửi gắm vào trong tác phẩm. Các văn bản nghị luận thường mang đến nhiều giá trị và sắc màu khác nhau. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm muốn đạt được giá trị cao nhất và có sự công nhận của độc giả phải đảm bảo tốt 3 yếu tố là lập, phản biện và phân tích.

nghi-luan-la-gi
Văn nghị luận được phổ cập trong chương trình môn Ngữ Văn

Các loại văn nghị luận

Văn nghị luận bao gồm 2 loại chính là văn học nghị luận và nghị luận xã hội, cụ thể:

Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội được hiểu đơn giản là các bài viết đề cập đến những vấn đề, tư tưởng đạo đức hoặc các hiện tượng tiêu cực đang xảy ra trong xã hội. Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội và văn học nghị luận không khác nhau bạn nhé!

Các dạng nghị luận xã hội thường gặp là:

  • Nghị luận về sự việc, hiện tượng trong đời sống

Dạng bài này thường bàn về các hiện tượng, sự việc, sự kiện có ý nghĩa đối với cuộc sống. Đó có thể là những hiện tượng, sự việc tích cực hoặc tiêu cực. Khi thực hiện dạng văn nghị luận này về mặt nội dung, tác giả cần phải làm rõ đúng, sai của vấn đề. Đồng thời, tác giả cũng phải phân tích được những tác động của nó đối với xã hội và biện pháp khắc phục thế nào.

Xét về mặt hình thức, bố cục của bài văn nghị luận này phải đủ đầy luận điểm, có lời dẫn chính xác. 

cach-trinh-bay-van-nghi-luan
Cách trình bài bài văn nghị luận
  • Nghị luận về tư tưởng, đạo lý

Các dạng văn nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý thường bàn về những thứ gây suy đồi đạo đức, tư tưởng sai lệch của một vài bộ phận. Đối với dạng bài này, ngay từ đầu tác giả phải thể hiện được các vấn đề về tư tưởng, đạo lý và phân tích, giải thích rõ quan điểm đồng tình hay phản đối.

Bài viết phải sử dụng đến các phương pháp luận so sánh, chứng minh để từ đó giúp cho người đọc hiểu được đúng, sai của vấn đề và đi đến kết luận tốt nhất. 

Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học hiểu đơn giản là việc ai đó bình luận về những vấn đề liên quan đến tác phẩm văn học nhất định. Các yếu tố bàn luận thường là tác giả, tác phẩm, nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong tác phẩm…

Trong văn nghị luận, các tác giả thường sẽ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm nào đó. Đồng thời, họ cũng sẽ thể hiện quan điểm của cá nhân phản đối hoặc đồng tình với tác giả.

Các dạng văn nghị luận văn học điển hình là:

nghi-luan-van-hoc

  • Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Trong bài viết này, tác giả sẽ đánh giá, nhận xét chi tiết về nội dung, tính nghệ thuật của bài, đoạn thơ đó. Họ thường sẽ phân tích về hoàn cảnh ra đời tác phẩm, giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như tư tưởng tác giả thể hiện trong bài, đoạn thơ. 

  • Nghị luận về tác phẩm văn xuôi

Người viết dạng văn nghị luận này thường trình bày các quan điểm, đánh giá của bản thân về nhân vật trong tác phẩm. Họ sẽ phân tích ý nghĩa cốt truyện, các giá trị hiện thực trong tác phẩm đó. 

Bố cục của văn nghị luận là gì?

Bố cục bài văn nghị luận gồm có 3 phần chính:

  • Mở bài: Bạn cần giới thiệu về chủ đề cần nghị luận. Sau đó, viết khái quát và dẫn dắt ấn tượng để giữ chân người đọc ở bài viết.
  • Thân bài: Ở phần này, bạn cần triển khai cụ thể đối tượng, vấn đề đã được nêu bằng hệ thống luận điểm, luận cứ. 
  • Kết bài: Bạn cần chốt lại vấn đề, nêu rõ suy nghĩ và bài học của bản thân.

Một số quy tắc bạn cần tuân thủ khi thực hiện hệ thống luận điểm luận cứ trong  bài văn nghị luận là:

  • Các ý lớn phải ngang nhau và cùng hướng đến mục đích là làm rõ vấn đề nghị luận
  • Các ý nhỏ phải hỗ trợ cho ý lớn và được trình bày theo thứ tự rõ ràng, không bị lặp ý
  • Bạn cần xác định rõ mức độ các ý cho phù hợp, không nhất thiết phải đưa vào quá nhiều ý, sẽ làm rối bài văn.

Đặc điểm của văn nghị luận

Văn nghị luận từ trước đến nay vẫn được hiểu là thể loại văn được tạo ra từ nhiều phương thức luận khác nhau. Hơn nữa, đây vốn là sản phẩm của tư duy logic. Vì thế, vẻ đẹp của từng lời văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận, giọng điệu đanh thép mà còn nằm ở thái độ của tác giả trước các vấn đề.

Đặc điểm nổi bật của văn nghị luận là gồm 3 yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận.

  • Luận điểm: Đây là linh hồn của mỗi bài văn nghị luận. Nó giúp thống nhất các đoạn văn thành một khối và thể hiện rõ ràng tư tưởng, quan điểm của tác giả. Mỗi một luận điểm đưa ra trong bài viết luôn cần đảm bảo tính đúng đắn, chân thực và thực tế.
  • Luận cứ: Là những lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ luận điểm trong bài. Nó là một yếu tố quan trọng trong mỗi một văn bản nghị luận. Luận cứ đưa ra trong bài luôn phải đảm bảo tính xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Có như vậy, bài viết mới có sức thuyết phục cao nhất.
  • Lập luận: Là cách người viết vận dụng lý lẽ, dẫn chứng để làm rõ luận điểm. Lập luận sẽ bao gồm các cách suy ý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích và tổng hợp. Khi đánh giá một văn bản nghị luận hay, có sức thuyết phục người ta thường nhìn vào cách lập luận của tác giả.

Các phương thức luận trong văn nghị luận

Các phương thức luận thường gặp trong thể loại văn nghị luận là:

Phương pháp chứng minh

Khi vận dụng phương pháp này, người viết cần phải:

  • Đưa ra lý lẽ 
  • Chọn lọc dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng để lập luận thuyết phục hơn.

Phương pháp giải thích

Đây là phương thức luận được nhiều bạn sử dụng trong viết văn nghị luận. Bởi vì nó giúp làm sáng tỏ vấn đề một cách nhanh nhất. Thông qua phương pháp này bạn có thể chỉ ra các nguyên nhân, quy luật của hiện tượng nhất thiết phải lập luận.

phuong-phap-giai-thich
Áp dụng các phương pháp để bài văn nghị luận hấp dẫn hơn

Phương pháp phân tích

Phân tích giúp cho tác giả làm rõ từng chi tiết trong bài. Ở phương diện nào đó, khi đọc các luận điểm được phân tích rõ ràng người đọc sẽ tin tưởng hơn. Các phương pháp phân tích thường gặp là nêu giả thiết, đối chiếu, chứng minh…

Phương pháp tổng hợp

Khi vận dụng phương pháp này, người viết cần phải nêu ra hàng loạt vấn đề. Sau đó, tổng hợp lại quan điểm chính và rút ra nhận xét cụ thể. Phương thức luận này thường được sử dụng ở cuối mỗi bài viết nghị luận.

Mách bạn cách làm bài văn nghị luận hay, độc đáo

Đây chắc chắn cũng là một vấn đề mà nhiều bạn học sinh quan tâm khi tìm hiểu về văn nghị luận là gì đúng không?

Dựa theo lời của các thầy cô văn học, để làm tốt bài nghị luận bạn cần thực hiện 4 giai đoạn tiếp nối nhau:

  • Định hướng: Đầu tiên, bạn cần phải xác định chủ đề cần nghị luận là gì. Sau đó, xem xét, phân tích chủ đề, giới hạn tư liệu và sưu tập các  tư liệu chứng minh. Nguồn tư liệu bạn có thể lấy ở báo chí, sách vở hoặc trên các chương trình truyền hình, phát thanh…
  • Lập chương trình biểu đạt: Đây là giai đoạn bạn cần động não để hình dung, triển khai hệ thống các ý trong bài viết. Bạn cần phải biết sử dụng những luận điểm, áp dụng luận cứ nào để chứng minh… Hệ thống các ý nhất thiết phải đảm bảo tính nhất quán và logic.
  • Viết bài: Giai đoạn này bạn cần phải sử dụng kho tàng ngôn ngữ của bản thân để hiện hóa hệ thống ý thành văn bản hoàn chỉnh. Bạn phải lần lượt diễn đạt các ý theo từng phần, đoạn cụ thể. Các luận cứ đưa vào bài văn mang tính xác thực cao và chuẩn từng ý.
  • Sửa chữa bài viết: Sau khi đã hoàn thành bài nghị luận bạn cần đọc lại và sửa tất cả những lỗi sai (nếu có). Các lỗi thường gặp ở dạng văn này là lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết văn bản.

Tầm quan trọng của văn nghị luận

Nước ta đang trong thời cuộc hội nhập toàn cầu. Chính vì thế, ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến chính trị xã hội và văn hóa sống. Mỗi một người dân Việt Nam đều phải đối diện với nhiều thách thức, cơ hội mới.

Việc tiếp nhận và thực hiện các bài văn nghị luận góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quan điểm, tư tưởng cho thế hệ trẻ. Nhờ có văn nghị luận, các bạn trẻ sẽ biết cách đặt vấn đề, phản biện và chứng minh lý lẽ của bản thân. Từ đó, dân tộc Việt sẽ luôn phát triển về mặt tri thức, tiếp thu những cái tốt đẹp từ thế giới và bài trừ mọi quan điểm chống đối, phá hoại nước nhà.

Các thắc mắc thường gặp

Một số câu hỏi quý độc giả thường đặt ra khi tìm hiểu về chủ đề nghị luận là gì như sau:

Phương thức nghị luận là gì?

Phương thức nghị luận được hiểu đơn giản là cách người viết dùng ngôn ngữ để trình bày các ý kiến của bản thân. Bằng kiến thức của mình để họ đánh giá hoặc đưa ra các quan điểm khi bàn luận về một đối tượng, sự việc nào đó. 

Khi áp dụng phương pháp này, người viết thường phải dẫn ra các dẫn chứng, lập luận logic. Có như vậy mới thuyết phục được người đọc, người nghe.

Giải thích trong văn nghị luận là gì?

Giải thích trong văn nghị luận là một phương pháp làm cho người đọc hiểu nhanh, rõ tư duy, đạo lý, phẩm chất, quan điểm… 

Thông thường, các tác giả thường giải thích bằng các cách chính là:

  • Nêu ra định nghĩa
  • Liệt kê các biểu hiện của vấn đề nhất thiết phải giải thích
  • Chỉ ra nguyên nhân, các mặt lợi – hại, cách phòng tránh…

Lời Kết

Văn nghị luận đã sớm được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng phản biện, lập luận của người. Vì thế, bạn không những phải nắm bắt kỹ khái niệm nghị luận là gì mà còn cần biết cách hoàn chỉnh bài văn nghị luận nhé!