Lương tối thiểu vùng là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận, trả lương. Vậy, mức lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào? Lương tối thiểu vùng và lương cơ bản khác nhau không? Cùng tìm hiểu các nội dung thông tin chi tiết dưới đây của mayruaxemini.vn

Lương tối thiểu vùng là gì? Mức lương tối thiểu vùng 2022

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

muc-luong-toi-thieu-vung-la-gi

Mức lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng chính là mức lương thấp nhất, dùng làm căn cứ để người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong việc chi trả lương. Trong mọi trường hợp, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng kể cả khi được người lao động đồng ý.

Lương tối thiểu vùng dược điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng; mức độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung cầu; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp. Lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh định kỳ vào ngày 1/7 hàng năm. 

Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, đảm bảo đủ thời gian làm việc trong tháng, hoàn thành định mức công việc được giao và đảm bảo được các điều kiện sau:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
  • Phải cao hơn lương tối thiểu vùng ít nhất 7% nếu như người lao động đã qua học nghề, đào tạo trường lớp.

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
  • Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Mức lương tối thiểu vùng 2022

muc-luong-toi-thieu-vung-2022

Mức lương tối thiểu vùng 2022

Mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản, chưa qua đào tạo hay học nghề

Được quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019, cụ thể như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu
Vùng 1 4.420.000 đồng/tháng
Vùng 2 3.920.000 đồng/tháng
Vùng 3 3.430.000 đồng/tháng
Vùng 4 3.070.000 đồng/tháng

 

Mức lương đối với người lao động làm công việc đã qua đào tạo học nghề

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được hưởng mức lương tối thiểu như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu
Vùng 1 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.4000 đồng/tháng
Vùng 2 3.920.000 + ( 3.920.000 x 7%) = 4.194.4000 đồng/tháng
Vùng 3 3.430.000 + ( 3.430.000 x 7%) = 3.670.100 đồng/tháng
Vùng 4 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900 đồng/tháng

 

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Vùng I: Lương tối thiểu vùng 1 được áp dụng cho các thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển như: Gia Lâm; Đông Anh; Sóc Sơn; Thanh Trì; Thường Tín; Hoài Đức; Thạch Thất; Quốc Oai; Thanh Oai; Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây; thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương…

Vùng II: Bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển như: huyện Ba Vì, Tp. Hải Dương, Tp Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, Vĩnh Yên; Phúc Yên; các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang; Tp Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; TP Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau; Tp Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình….

Vùng III: Bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy nhiên thấp hơn ở vùng II như: các huyện Cẩm Giàng; Nam Sách; Kim Thành; Kinh Môn; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng; các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau; các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

Vùng IV: Bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó khăn, đặc biệt khó khăn (là các vùng, địa bàn còn lại).

Mức lương tối thiểu vùng Hà Nội bao nhiêu?

muc-luong-toi-thieu-vung-ha-noi-bao-nhieu

Mức lương tối thiểu vùng Hà Nội bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu áp dụng trên địa bàn Hà Nội như sau:

Vùng Địa bàn Mức lương
Vùng I – Các quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân.

– Các huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ

– Thị xã Sơn Tây

4.420.000 đồng/tháng
Vùng II Các huyện: Ba Vì, Đan Phượng, Phú Xuyên, Phúc Thọ , Ứng Hòa, Mỹ Đức 3.920.000 đồng/tháng

 

Lương cơ bản là gì? Lương cơ bản hiện nay bao nhiêu?

Lương cơ bản là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có bất kỳ một quy định hay định nghĩa nào nói về lương cơ bản. Hiểu một cách đơn giản nhất, lương cơ bản là thuật ngữ được sử dụng để mô tả mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động.

Lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động và người lao động.

Lương cơ bản của người lao động hiện nay bao nhiêu?

Như đã thông tin ở trên, pháp luật nước ta không có một quy định nào về mức lương cơ bản. Lương cơ bản sẽ phụ thuộc vào vị trí làm việc và không bao gồm các khoản hỗ trợ, trợ cấp.

luong-co-ban-la-gi

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản hiện nay được chia làm 2 đối tượng như sau:

Đối với cán bộ, công chức, viên chức: Lương cơ bản nhà nước đối với cán bộ, công thức, viên chức là tích của lương cơ sở và hệ số lương, công thức tính như sau: lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương. Lương cơ bản nhà nước hiện nay của cán bộ, công chức viên chức hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng, còn hệ số lương được quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP..

Đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp, cá nhân: Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp, cá nhân sẽ là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm các khoản trợ cấp. Lương cơ bản của người lao động sẽ được các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng khác nhau và bạn cần phải phân biệt được chúng để tránh nhầm lẫn.

  • Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ đang sinh sống.
  • Lương cơ bản là lương ghi trong hợp đồng lao động, do hai bên thỏa thuận với nhau. Bởi vậy, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng lương tối thiểu vùng.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp ích bạn biết được mức lương tối thiểu vùng, lương cơ bản là gì từ đó phân biệt được chính xác giữa hai loại lương đó. Truy cập mayruaxemini.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.