Các chuyên gia nhiếp ảnh luôn nói rằng, khẩu độ là yếu tố quan trọng mà bạn cần chú ý khi mua máy. Thế nhưng, bạn chưa hiểu khẩu độ là gì? Bài viết này, Mayruaxemini.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về khẩu độ và tiêu cự nhé!

Khẩu độ là gì? Khẩu độ camera là gì?

Khẩu độ là độ mở của ống kính. Nó giúp điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào bên trong cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ càng lớn có nghĩa là độ mở ống kính lớn và nó cho lượng ánh sáng vào cảm biến máy ảnh nhiều. 

Vị trí khẩu độ máy ảnh
Vị trí khẩu độ máy ảnh

Nói cách khác, khẩu độ được thể hiện qua các con số f. Ví dụ, khẩu độ f/2.0, f/4 hay f/8. Nếu bạn mở khẩu càng lớn thì số f sẽ càng nhỏ. Khi bạn khép khẩu độ thì số f sẽ theo đó tăng lên.

Khẩu độ tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, khẩu độ được định nghĩa bởi từ Aperture.

Công thức tính khẩu độ ống kính là gì?

Khẩu độ được tính theo công thức như sau: 

f = tiêu cự ống kính/đường kính mở khẩu độ tối đa

Ví dụ: Tiêu cự của ống kính là 50mm, đường kính mở khẩu tối đa là 17.9mm. Vậy, khẩu độ f lúc này sẽ là:

f = 50/17 = 2.8

=> Khẩu độ ống kính lúc này sẽ được viết là f/2.8

Ý nghĩa của khẩu độ là gì?

Khẩu độ đóng vai trò quan trọng trong máy ảnh. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh thu được. Cụ thể:

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ nông – sâu của trường ảnh

Nếu như khẩu độ lớn, độ sâu của trường ảnh sẽ càng nông. Điều này giúp bạn tác đối tượng chủ thể ra khỏi hậu cảnh và trở nên sắc nét hơn. Các nhiếp ảnh gia thường sẽ mở rộng khẩu độ khi thực hiện những bức ảnh xóa phông nền.

Các khẩu độ camera thường gặp
Các khẩu độ camera thường gặp

Ngược lại, khẩu độ nhỏ thì độ sâu trường ảnh sẽ vô cùng lớn. Lúc này, các đối tượng ở tiền cảnh, hậu cảnh đều rõ nét. Điều này được áp dụng trong quá trình chụp phong cảnh và bạn muốn làm rõ nét tất cả các chi tiết có trong khung hình.

Xem thêm: Filter là gì? Phân biệt Filter làm đẹp trong máy ảnh, Excel

Khẩu độ ảnh hưởng đến độ sáng, phơi sáng của bức hình

Nếu như khẩu độ lớn, ánh sáng truyền vào thân máy đến cảm biến của máy ảnh sẽ rất nhiều. Điều này làm cho bức ảnh trông sáng hơn. Ngược lại, nếu khẩu độ nhỏ, lượng ánh sáng đi vào cảm biến ảnh sẽ ít hơn và khiến cho bức ảnh trông tối màu.

Do đó, trong điều kiện ánh sáng yếu bạn cần phải mở rộng khẩu độ để chụp hình. Trong trường hợp chụp ban ngày nhưng muốn ảnh mang màu tối thì hãy hạ khẩu độ.

Khẩu độ máy ảnh ảnh hưởng đến độ sáng bức ảnh
Khẩu độ máy ảnh ảnh hưởng đến độ sáng bức ảnh

Cách điều chỉnh khẩu độ máy ảnh

Để điều khẩu độ canon hay bất cứ dòng máy ảnh nào khác, bạn có thể áp dụng theo 2 cách dưới đây:

Cách 1: Vào biểu tượng cài đặt của máy ảnh. Sau đó, nhấn chọn chọn chế độ “Ưu tiên khẩu độ” để tùy chỉnh. Lúc này, máy sẽ tự điều chỉnh khẩu độ trong lúc bạn chụp hình.

Cách 2: Cài đặt chế độ tùy chỉnh “Thủ công” để tự điều chỉnh khẩu độ và tốc độ màn trập theo nhu cầu cá nhân. Với chế độ này, các thiết lập phơi sáng (f stop) đều cho phép bạn điều chỉnh được lượng ánh sáng đi vào bên trong cảm biến máy ảnh. Bạn cần phải hiểu rằng nếu bạn tăng 1 f stop thì khẩu độ sẽ giảm đi một nửa ánh sáng. Ngược lại, nếu giảm 1 f stop thì lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh sẽ tăng gấp đôi.

Khẩu độ tối đa và khẩu độ tối thiểu

Bên cạnh các kiến thức khẩu độ là gì và ý nghĩa của nó thì bạn cũng nên biết về giới hạn của khẩu độ. Nắm được kiến thức này không chỉ giúp bạn chọn được chiếc máy ảnh ưng ý mà còn giúp bạn chụp hình tốt hơn.

Khẩu độ tối đa của máy ảnh thường là f/4.0. Nó giúp cho ánh sáng vào cảm biến ống kính nhiều hơn và tăng chất lượng bức hình. Khẩu độ tối thiểu của các ống kính trong máy ảnh hiện tại là f/16. 

Các chuyên gia cho rằng, khi mua máy ảnh bạn nên chú tâm đến khẩu độ tối đa của máy. Bởi vì các ống kính máy ảnh ở thời điểm này đều có thiết kế dễ dàng điều chỉnh. Hơn nữa, việc chụp ảnh không yêu cầu khẩu độ tối thiểu nằm ở mức quá nhỏ.

Cách tùy chỉnh khẩu độ phù hợp với mục đích dùng

Một vài tips tùy chỉnh khẩu độ camera phù hợp với mục đích chụp hình cho bạn như sau:

  • Nếu bạn chụp hình ở điều kiện ánh sáng yếu hoặc muốn chụp xóa phông thì nên tùy chỉnh khẩu độ về f/1.8, f/2 hoặc f/2.8
  • Khẩu độ f/2.8, f/3, f/4 sẽ phù hợp với những lúc bạn muốn chụp hình đối tượng đang chơi thể thao, đi du lịch hoặc chụp động vật.
  • Chỉnh khẩu độ về mức f/8, f/11/ f/16 để chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc, nhà xưởng…

Giải đáp về khẩu độ

Các câu hỏi được nhiều quý độc giả đặt ra khi tìm hiểu về khẩu độ là gì như sau:

Khẩu độ f càng lớn thì sao?

Đọc qua khái niệm khẩu độ máy ảnh là gì ở trên, Mayruaxemini.vn tin rằng bạn đã tìm được đáp án cho thắc mắc này. Đúng vậy, khẩu độ càng lớn thì lượng ánh sáng được đi vào trong cảm ứng máy ảnh sẽ càng cao. Lúc này, bạn sẽ chụp được những bức hình sắc nét, sáng sủa nhất.

Khẩu độ camera điện thoại là gì?

Khẩu độ camera điện thoại là độ rộng của màng ngăn ống kính trên camera điện thoại. Nó cũng có tác dụng giống như khẩu độ trên máy ảnh. Nghĩa là tùy vào độ lớn, nhỏ của khẩu độ để quyết định lượng ánh sáng đi qua và tới được cảm biến nhiều hay ít. 

Khép khẩu độ là gì?

Khép khẩu độ là cụm từ được dùng để chỉ hành động bạn thu nhỏ khẩu độ của máy ảnh khi chụp ảnh. Ví dụ, khi chụp ảnh phơi sáng, bạn cần khép khẩu độ xuống f16. Khi chụp phong cảnh thì cần khép khẩu từ f8 đến f22.

Khẩu độ f/1.7 là gì? Khẩu độ f 1.8 là gì?

Đây là 2 mức mở khẩu có trên các dòng máy ảnh. Bạn có thể điều chỉnh khẩu độ ở mức f/1.7 và 1.8 để chụp ảnh xóa phông, chụp ảnh chân dung…

Tiêu cự và khẩu độ là gì?

Định nghĩa khẩu độ là gì bạn nắm được rồi phải không? Vậy còn tiêu cự? Dựa theo chia sẻ của các chuyên gia trong ngành, tiêu cự là mức độ phóng đại mà ống kính máy ảnh có được. Tiêu cự thường được tính bằng khoảng cách giữa điểm hội tụ ống kính và cảm biến máy ảnh. Đơn vị đo tiêu cự là milimet.

Tiêu cự càng nhỏ thì góc chụp máy ảnh càng rộng. Lúc này, bạn sẽ chụp được nhiều ảnh hơn trên thấu kính. Ngược lại, tiêu cự càng lớn thì góc nhìn sẽ hẹp và bạn không chụp được nhiều cảnh.

Khẩu độ và tiêu cự luôn tỉ lệ nghịch với nhau. Khẩu độ lớn thì tiêu cự sẽ nhỏ. Ngược lại, khẩu độ nhỏ thì số tiêu cự sẽ càng lớn.

Chi tiết các thông tin lý giải về khẩu độ là gì đã được Mayruaxemini.vn cập nhật ở trên. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích với quý độc giả đang theo dõi.