Gia tốc là một trong số bài dạy nổi bật ở chương trình Vật Lý lớp 10. Gia tốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng thực tiễn. Vậy gia tốc là gì? Có những loại gia tốc nào? Mayruaxemini.vn sẽ giải đáp tường tận ở bài dưới đây!

Gia tốc là gì?

Dựa theo chương trình Vật Lý lớp 10 thì gia tốc là 1 đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian. Đại lượng này chủ yếu dùng để mô tả sự chuyển động. Gia tốc là một đại lượng hữu hướng. Thứ nguyên của gia tốc được biết đến là độ dài bình phương của thời gian.

Hiểu một cách đơn giản thì gia tốc chính là sự thay đổi của vận tốc khi di chuyển của một vật. Nếu như vận tốc của vật không thay đổi thì vật đó sẽ không có gia tốc. Gia tốc chỉ xuất hiện khi có sự thay đổi về vận tốc.

Nhìn vào số đo của gia tốc, người dùng sẽ biết được cụ thể vật đó đã thay đổi vận tốc thế nào, nhanh hay chậm. 

Đơn vị và công thức tính gia tốc là gì?

Trong hệ đơn vị quốc tế SI thì đơn vị của gia tốc là m/s. 

Công thức gia tốc là:

gia-toc-la-gi
Công thức tính gia tốc

Trong số đó:

  • V được xem là vận tốc tức thời ở một điểm t
  • V0 là vận tốc tại thời điểm của t0

Các loại gia tốc thường gặp

Có tới 7 loại gia tốc mà bạn cần biết là:

Gia tốc tức thời

Gia tốc tức thời được hiểu đơn giản là đường biểu diễn cho sự thay đổi của vận tốc 1 vật ở một khoảng thời gian nhỏ hay khoảng thời gian tức thời.

Cách tính gia tốc tức thời như sau:

gia-toc-tuc-thoi
Công thức tính gia tốc tức thời

Trong số đó:

V được xem là vận tốc, tính bằng đơn vị m/s

T là thời gian và đo bằng đơn vị s.

Gia tốc trung bình

Gia tốc trung bình của một vật thường sẽ biểu diễn sự thay đổi về mặt vận tốc của vật trong khoảng thời gian nhất định. 

Hiểu đơn giản thì gia tốc trung bình đại diện cho sự biến thiên của vận tốc. Công thức tính của nó là:

gia-toc-trung-binh
Tính gia tốc trung bình theo công thức này

A ở đây là gia tốc

V là vận tốc 

T là thời gian

Gia tốc tiếp tuyến

Là đại lượng dùng để chỉ sự thay đổi về độ lớn và vecto vận tốc. Gia tốc tiếp tuyến thường có phương trùng với phương của tiếp tuyến khi chuyển động nhanh dần. Khi chuyển động chậm dần thì ngược chiều với phương tiếp tuyến.

Công thức tính gia tốc tiếp tuyến

gia-toc-tiep-tuyen
Công thức tính gia tốc tiếp tuyến

Gia tốc pháp tuyến

Loại gia tốc này mang đặc trưng của sự thay đổi phương vận tốc. Phương vận tốc lúc này vuông góc với tiếp tuyến quỹ đạo của một vật. Chiều của gia tốc luôn hướng về phía lõm của quỹ đạo.

Công thức tính gia tốc pháp tuyến cụ thể là:

gia-toc-phap-tuyen
Cách tính gia tốc pháp tuyến

Lúc này, V là tốc độ tức thời còn R là độ dài bán kính (được tính bằng đơn vị m). Nếu như vật chuyển động theo hướng tròn đều thì V và R sẽ là những đại lượng không đổi. Gia tốc của pháp tuyến trong trường hợp này là gia tốc hướng tâm và nó cũng sẽ không thay đổi.

Vì thế, nếu bạn hỏi công thức tính gia tốc hướng tâm thì hãy áp dụng cách thức trên nhé!

Gia tốc toàn phần

Hiểu đơn giản là tổng của 2 loại gia tốc tiếp tuyến và pháp tuyến. Công thức tính đơn giản là lấy gia tốc pháp tuyến cộng với gia tốc tiếp tuyến.

Gia tốc góc

Là sự thay đổi của vận tốc góc khi vật chuyển động tròn. Nếu vật quay cố định thì công thức tính gia tốc góc là M=I. Công thức tính này thể hiện được mối liên hệ giữa gia tốc góc, momen lực, M và momen quán tính ở trục quay.

Gia tốc trọng trường là gì?

Gia tốc trọng trường là một đại lượng đặc trưng của gia tốc do lực hấp dẫn tác động lên vật. Nếu bỏ qua ma sát từ lực cản không khí thì mọi vật đều sẽ có gia tốc trọng trường như nhau. 

Công thức tính gia tốc trọng trường là:

g’ = gR² /(R+h)²

Trong đó công thức gia tốc trọng trường này:

g là gia tốc trọng trường ở mặt đất

R được hiểu là bán kính của Trái Đất

h là khoảng cách so với mặt đất.

Đơn vị gia tốc trọng trường là m/s2

Cách phân biệt vận tốc và gia tốc là gì?

Bạn đã nắm được định nghĩa gia tốc là gì rồi đúng không? Gia tốc là một đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc. Trong khi đó, vận tốc lại là quãng đường mà vật di chuyển trong một khoảng thời gian. 

Muốn có gia tốc, vật bắt buộc phải chịu tác động còn vận tốc thì không. Hơn nữa, mọi sự thay đổi của vận tốc đều sinh ra gia tốc nhưng vật có vận tốc không phải lúc nào cũng có gia tốc.

Kết Luận

Ngoài các thắc mắc về khái niệm thì khá nhiều người cũng đặt câu hỏi về cảm biến gia tốc là gì? Gia tốc chuột là gì?… Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, mời bạn theo dõi website Mayruaxemini.vn mỗi ngày nhé!