Tiếng địa phương là gì? Tiếng địa phương của 3 miền đất nước như thế nào? Nội dung bài viết từ Mayruaxemini.vn dưới đây sẽ giải nghĩa và giúp bạn hiểu chi tiết, tham khảo ngay nhé!

Tiếng địa phương là gì?

Tiếng địa phương là cụm từ được dùng để chỉ các loại từ ngữ tạo thành từ cuộc sống và phản ánh hiện thực đời sống ở từng địa phương. Thông qua tiếng địa phương bạn có thể phân biệt được rõ ràng nơi sinh sống của mỗi người. Tiếng địa phương rất đa dạng. Ở mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về tiếng địa phương; khó ai có thể hiểu hết được tiếng địa phương của các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.

tieng-dia-phuong-la-gi
Tiếng địa phương ở mỗi vùng miền mỗi khác

Tiếng địa phương 3 miền Bắc – Trung – Nam

 Tiếng địa phương 3 miền Bắc – Trung – Nam có sự khác biệt, cụ thể:

  • Tiếng địa phương miền Bắc: Thường được dùng phổ biến ở một số tỉnh thành ở miền Bắc. Một số từ, tiếng thường thấy là u – mẹ, giời – trời…
  • Tiếng địa phương miền Trung: rất đa dạng và được sử dụng phổ biến ở mọi tỉnh thành miền Trung. Ví dụ như: mô – nào, rứa – thế, răng – sao, tru – trâu, trốc – đầu, cái cơn – cái cân, nỏ – không,…
  • Tiếng địa phương miền Nam: Dùng phổ biến ở các địa phương miền Nam. Ví dụ như heo – lợn, thơm – dứa, ghe – thuyền, honda – xe máy…
tieng-dia-phuong-viet-nam
Cùng nghĩa nhưng ở mỗi tỉnh thành lại có cách nói khác nhau

Tiếng địa phương và tiếng phổ thông

Các từ, tiếng địa phương mang nghĩa phổ thông, toàn dân thường gặp:

Tiếng địa phương Tiếng phổ thông
Con tru Con trâu
Trái mận Trái roi
Mần Làm
Tía Cha

Sự khác nhau về từ ngữ, giọng nói 3 miền do đâu?

Sở dĩ có sự khác nhau giữa tiếng địa phương của 3 miền Bắc – Trung – Nam là do:

    • Thời gian: Thời gian đã làm cho tiếng Việt của nước ta thêm phần giàu mạnh. Nghe có thể bạn không thừa nhận, cảm thấy rất vô lý nhưng trên thực tế đây là điều hoàn toàn có thật. Bạn có thể hiểu đơn giản là, cùng với sự vận động, phát triển vượt bậc của kinh tế, xã hội, nhận thức của con người cũng theo đó đổi thay. Cách truyền đạt cũng như dạy bảo con cháu cũng ít nhiều có sự thay đổi. Các thế hệ sau này khi lớn lên, họ bắt đầu sáng tạo ra những từ ngữ mới để dùng.
  • Do khoảng cách địa lý: Giữa 3 miền luôn có các điểm ngăn cách nhất định. Ví dụ như đèo Tam Điệp ngăn 2 miền Bắc – Trung. Đèo Hải Vân ngăn cách 2 miền Trung – Nam. Do đó, ngôn ngữ và giọng nói của người dân ở các miền sẽ không giống nhau.
  • Do khí hậu, thổ nhưỡng: Có thể bạn không ngờ đến nhưng khí hậu và các yếu tố thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng đến âm sắc, chất giọng của người dân ở mỗi vùng miền. Về lâu dài, các thay đổi về chất giọng, từ ngữ sẽ được hình thành và tạo ra nhiều sự khác biệt.

Phân biệt tiếng địa phương và biệt ngữ xã hội 

Để phân biệt được tiếng địa phương và biệt ngữ xã hội, quý bạn đọc nhất thiết phải hiểu về 2 khái niệm này, cụ thể:

Biệt ngữ xã hội

Với tiếng địa phương Mayruaxemini đã phân tích kỹ lưỡng ở trên, vậy còn biệt ngữ xã hội là gì? Dựa theo các tài liệu tiếng Việt thì biệt ngữ xã hội được hiểu là các từ ngữ dùng để sử dụng ở một tập lớp nào đó. Chỉ có tầng lớp đó mới hiểu hết nghĩa của những từ ngữ mà họ đang nói đến.

Ví dụ:

  • Ở thời kỳ phong kiến, các từ như trẫm, thần, băng hà, long thể … là biệt ngữ xã hội
  • Trong thời đại ngày nay có các biệt ngữ xã hội như chém gió, trúng tủ,…

Điểm khác nhau giữa tiếng địa phương và biệt ngữ xã hội

  • Biệt ngữ xã hội thường được dùng trong một tầng lớp nhất định. Đó có thể là các bạn học sinh, sinh viên, tầng lớp phong kiến hay quý tộc… Các từ ngữ miêu tả về nghề nghiệp được hiểu chung là từ ngữ chuyên ngành. Sẽ chỉ những người làm trong nghề đo mới hiểu và sử dụng chúng đúng cách. Ví dụ như: trong nghề dệt may có các từ như ống, sợi mộc, xa… Trong nghề mộc sẽ có những từ điển hình như bào, đục, máy cưa…
  • Tiếng địa phương không phân chia tầng lớp sử dụng. Ai cũng có thể nói tiếng địa phương. Hơn nữa, ngữ nghĩa của các từ được nói ra người dân đều có thể hiểu và nắm bắt một cách dễ dàng.

Cách dùng tiếng địa phương đúng cách

Từ điển tiếng địa phương ở mỗi vùng miền đều rất đa dạng. Tuy nhiên, chúng cần được sử dụng đúng cách thì mới phát huy được giá trị của mình. Bạn chỉ nên dùng tiếng địa phương trong cuộc sống thường nhật nơi bạn ở. 

Khi giao tiếp người dân ở đó có thể hiểu những điều bạn nói. Nhưng khi đến vùng miền mới, bạn buộc phải học tập và sử dụng từ ngữ toàn dân. Có như vậy, mọi người mới hiểu bạn đang nói gì. Nên nhớ rằng, bạn tuyệt đối không được lạm dụng tiếng địa phương. Bởi điều này có thể gây mất thiện cảm, khó chịu ở người nghe.

tieng-dia-phuong
Hãy sử dụng từ địa phương đúng môi trường, hạn chế lạm dụng tiếng địa phương nhé!

Bạn có thể dùng tiếng địa phương trong các sáng tác thơ, tác phẩm văn học. Nó sẽ làm tăng tính biểu cảm và giúp bạn thể hiện rõ màu sắc của địa phương. Không chỉ vậy, qua tiếng địa phương còn làm nổi bật được tính cách nhân vật mà tác giả đang xây dựng trong văn học.

Lời Kết

Đi đến các vùng đất khác nhau, bạn sẽ được nghe nhiều hơn về từ tiếng địa phương độc đáo. Ban đầu có thể khó hiểu, khó nghe nhưng nếu đã hiểu nghĩa của nó tin rằng mỗi ai trong chúng ta đều phải kinh ngạc vì sự đa dạng của tiếng Việt.