Founder là gì? Co – Founder là gì? Hai thuật ngữ này có điểm gì khác nhau? Nếu bạn đang có những thắc mắc này, hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm ngay đáp án trong bài viết dưới đây.
Founder là gì?
Founder có nghĩa là người sáng lập, thành lập. Trong kinh doanh, thuật ngữ Founder được dùng để chỉ chủ công ty, doanh nghiệp, là người chịu toàn bộ trách nhiệm cũng như rủi ro để thành lập nên công ty.
Founder cũng là những người thiết lập nền móng, cơ sở cho doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh đó, họ còn là người thường xuyên đề ra các phương hướng chính xác cho quá trình vận hành công ty phát triển và có chỗ đứng trên thị trường.
Các tố chất cần có của một Founder
Một Founder chính hiệu luôn có những tố chất sau:
Có chí lớn
Đại đa số các Founder đều là những người có chí lớn và khát vọng được làm chủ cuộc đời. Họ muốn mở công ty riêng và phát triển nó lớn mạnh trên thị trường bằng tất cả sự đam mê, hiểu biết và khát vọng của mình.
Các Founder luôn không ngừng học hỏi và trải nghiệm. Họ cố gắng xây dựng một bàn đạp vững chắc để trau dồi thêm nhiều kiến thức liên quan và thực hiện các kế hoạch hóa ý tưởng khởi nghiệp.
Linh hoạt
Linh hoạt cũng là một tố chất mà các Founder cần có. Ở bất cứ thời điểm nào, các Founder muốn thành công đều cần phải biết nhìn vào thực tế, linh hoạt trong việc thay đổi kế hoạch phù hợp với từng hoàn cảnh.
Bởi vì, không có nhiều kế hoạch thành công giống như dự tính ban đầu của bạn. Tất cả chúng đều tồn tại nhiều khả năng có sự thay đổi và bạn buộc phải có các phương án điều chỉnh kịp thời để không phá vỡ kế hoạch ban đầu.
Khả năng quan sát tốt
Đây tiếp tục là một đáp án cho câu hỏi tố chất cần có ở một Founder là gì? Muốn trở thành Founder giỏi bạn bắt buộc phải là người biết quan sát. Bạn phải nhìn nhận được bức tranh toàn cảnh về mọi vấn đề đang diễn ra trong xã hội. Từ đó, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu của con người và lên kế hoạch kinh doanh tốt nhất.
Khi nhìn thấu những điều trong xã hội, bạn cũng sẽ có ý tưởng tốt cho các sản phẩm mới. Đồng thời, bạn cũng sẽ bước đầu hoạch định được những chiến lược tuyệt nhất để đáp ứng cao nhu cầu thị trường, đưa doanh nghiệp vươn ra trường quốc tế.
Có nhiều mối quan hệ
Để tăng độ uy tín cho cá nhân Founder và độ nhận diện thương hiệu thì việc mở rộng các mối quan hệ là điều cần thiết mà Founder cần làm. Bạn phải là người yêu thích việc giao lưu, học hỏi và biết cách duy trì các mối quan hệ khi đã bắt tay làm quen.
Trong những buổi gặp gỡ đối tác, Founder thường là người nảy sinh ra nhiều ý tưởng mới và nhanh chóng tìm thấy nét tương đồng giữa mọi người. Để từ đó, họ sẽ gắn kết mọi người lại với nhau, kéo gần khoảng cách giữa Founder và đối tác.
Việc biết mở rộng và duy trì mối quan hệ còn giúp cho Founder có thêm nhiều kiến thức cũng như tìm thấy nhiều cơ hội lớn cho quá trình phát triển doanh nghiệp của mình.
Co – Founder là gì?
Co – Founder được hiểu đơn giản là người đồng sáng lập. Trong kinh doanh, thuật ngữ này được dùng để chỉ những người có hứng thú và bị thu hút bởi các ý tưởng khởi nghiệp của startup nào đó.
Họ đã trao đổi với startup và trở thành người đóng góp ý tưởng, hỗ trợ Founder trong việc hiện hóa các ý tưởng, điều hành doanh nghiệp. Để trở thành một Co – Founder các bạn cần có những tố chất như:
- Sở hữu các kỹ năng mà Founder chưa có để bù trừ và trau dồi lẫn nhau
- Hiểu và cùng chung chí hướng với Founder
- Trung thành, minh bạch trong các đầu việc
- Tin tưởng vào sự phát triển của tổ chức.
Điểm khác nhau giữa Founder và Co – Founder
Cả 2 thuật ngữ Founder và Co – Founder đều được dùng trong lĩnh vực kinh doanh. Cả 2 đều được hiểu là nhà sáng lập của một công ty, doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt được Founder và Co – Founder qua những điểm dưới đây:
Founder | Co – Founder | |
Tính trách nhiệm | – Chịu trách nhiệm chính thức về công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
– Có trách nhiệm giúp công ty tăng lợi nhuận, đảm bảo tính ổn định và phát triển bền lâu |
– Không chịu trách nhiệm chính thức. Co – Founder chỉ hỗ trợ ý tưởng cho Founder. |
Quyền quyết định | Có quyền quyết định tất cả các việc quan trọng trong công ty, doanh nghiệp.
Đồng thời, họ sẽ là những người trực tiếp đưa ra ý tưởng và phê duyệt các kế hoạch phát triển tổ chức, công ty… |
Không có quyền quyết định đến những việc quan trọng trong tổ chức. |
Công việc chính | – Quyết định đến hướng đi và tất cả các hoạt động của doanh nghiệp thông qua kế hoạch ra sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu….
– Đại diện kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài cho tổ chức. |
– Tham mưu và đưa ra các đề xuất hữu ích cho Founder
– Hợp tác với Founder để điều phối các hoạt động trong tổ chức. |
Sự khác biệt giữa CEO và Founder là gì?
Founder là người sáng lập ra doanh nghiệp. Họ có quyền quyết định cuối cùng cho mọi kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, Founder cũng chịu mọi trách nhiệm liên quan đến sự thành, bại của tổ chức.
Trong khi đó, CEO chỉ là người quản lý, lãnh đạo cấp cao của công ty. CEO có thể được Founder thuê từ bên ngoài về làm cho doanh nghiệp.
Giải đáp Owner and Founder là gì?
Trên thực tế Owner và Founder đều mang ý nghĩa giống nhau. Cả Owner và Founder đều được hiểu theo nghĩa là người góp vốn để thành lập công ty hay hiểu một cách đơn giản thì họ là chủ sở hữu của công ty đó.
Trên đây là lời giải cho các thắc mắc liên quan đến Founder là gì, Founder và Co – Founder khác nhau như thế nào. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết, Mayruaxemini.vn sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.