Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần quan trọng tạo nên một câu hoàn chỉnh, giúp người đọc người nghe hiểu rõ vấn đề đang được đề cập tới. Nếu bạn không biết chủ ngữ là gì, vị ngữ là gì thì đừng bỏ qua nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của mayruaxemini.vn

Chủ ngữ là gì? Chủ ngữ trong tiếng anh viết tắt là gì?

chu-ngu-la-gi

Chủ ngữ là gì?

Khái niệm chủ ngữ là gì đã được đề cập tới trong SGK Tiếng Việt lớp 4. Chủ ngữ là thành phần chính trong câu, bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được trọn vẹn ý nghĩa vấn đề được nói tới. 

Chủ ngữ trong tiếng Việt thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể là động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ. Một câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…

Sau chủ ngữ là gì? Sau chủ ngữ là vị ngữ, trạng ngữ, tính từ,…

Trong tiếng anh, chủ ngữ là Subject, viết tắt là S.

Ví dụ chủ ngữ:

  • Tôi đang làm bánh trung thu => “tôi” là chủ ngữ.
  • Cô giáo dạy văn rất hiền và xinh đẹp => “cô giáo” là chủ ngữ
  • Tôi, Mai và Lan chơi cùng với nhau từ khi còn nhỏ => “tôi”, “Mai”, “Lan” là chủ ngữ.
  • Kiên nhẫn là đức tính tốt mà các bạn cần có => “kiên nhẫn” là chủ ngữ và cũng là tính từ.

Vị ngữ là gì? Vị ngữ là gì lớp 4, 5

vi-ngu-la-gi

Vị ngữ là gì?

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái cũng như tính chất, bản chất, đặc điểm,….của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ và đôi khi là một cụm chủ – vị. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì?, là gì? như thế nào,…Trong câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

Ví dụ về vị ngữ:

  • Con mèo đang ngủ => “đang ngủ” là vị ngữ
  • Ngôi nhà đẹp quá => “đẹp quá” là vị ngữ
  • Lan lau dọn nhà cửa, nấu cơm và trông em => “lau dọn nhà cửa, nấu cơm và trông em” là vị ngữ.
  • Anh ấy đang xem phim ma => “đang xem phim ma” là vị ngữ.
  • Cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của em => “người mẹ hiền thứ hai” là vị ngữ.

Cách nhận biết chủ ngữ, vị ngữ trong câu

cach-nhan-biet-chu-ngu-vi-ngu

Cách nhận biết chủ ngữ, vị ngữ

Cách nhận biết chủ ngữ

  • Đứng trước vị ngữ, chỉ chủ thể được nói đến ở trong vị ngữ (trạng thái, hành động, tính chất,…)
  • Thành phần sẽ trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? Sự vật gì? Hiện tượng gì?
  • Ví dụ: Lan là bạn thân nhất của tôi => “Trang” là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi “ai là bạn thân nhất của tôi”.

Cách nhận biết vị ngữ

  • Vị ngữ đứng sau chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi là gì? làm gì? như thế nào?
  • Có thể nhận biết vị ngữ qua từ là – từ nối với chủ ngữ
  • Ví dụ: Becgie là chú chó mà tôi yêu quý nhất => “chú chó mà tôi yêu quý nhất” là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi Becgie là ai.

Một số thành phần khác trong câu

Ngoài chủ ngữ, vị ngữ, trong câu còn có các thành phần phụ khác như định ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ,…

Định ngữ: Là thành phụ trong câu, được sử dụng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ. Định ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. Định ngữ gồm có định ngữ chỉ lượng, định ngữ chỉ loại, định ngữ miêu tả và định ngữ chỉ xuất.

Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, sự việc được nhắc tới trong câu. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi khi nào? ở đâu? vì sao?….

Hô ngữ: Là những từ, ngữ dùng để làm lời hô, gọi, gây sự chú ý ở người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ đứng ở vị trí đầu câu hoặc cuối câu.

Bộ phận song song: Là bộ phận đặt cạnh nhau, cùng giữ chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu (cùng là CN, VN, TN, ĐN hoặc BN). Các bộ phận song song ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các từ chỉ quan hệ như và, hoặc là, hay là,…

Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ

  1. Bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng, Lan đã đỗ thủ khoa Học viện báo chí và tuyên truyền.
  2. Những bông hoa đang lắc lư và hòa mình theo nhịp gió dưới ánh nắng nhẹ mùa Thu.
  3. Mới hơn 5h chiều, trời đã tối đen rồi.
  4. Vì còn sớm Ngọc đã tranh thủ giúp mẹ quét dọn nhà trước khi đi học

Gợi ý đáp án

STT Chủ ngữ Vị ngữ
a Lan đã đỗ thủ khoa Học viện báo chí và tuyên truyền
b Những bông hoa đang lắc lư mình và hòa mình theo nhịp gió
c Trời đã tối đen rồi
d Ngọc đã tranh thủ giúp mẹ quét dọn nhà cửa trước khi đi học.

Với các thông tin có trong bài viết “Chủ ngữ, Vị ngữ là gì? Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu” hy vọng sẽ giúp ích bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các thành phần trong câu quý bạn đọc hãy truy cập website mayruaxemini.vn, chắc chắn sẽ giúp ích với bạn

xem thêm: