Đại đa số chúng ta đều được học qua kiến thức về câu đặc biệt trong chương trình Ngữ Văn lớp 7. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bạn đọc vẫn chưa nắm được câu đặc biệt là gì? Tác dụng của câu đặc biệt thế nào? Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này Mayruaxemini.vn sẽ phân tích và giúp bạn làm rõ các kiến thức  về câu đặc biệt, mời tham khảo!

Câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt là loại câu không được cấu tạo theo cấu trúc Chủ – Vị. Nói cách khác thì đây là kiểu câu không tuân thủ theo bất cứ quy tắc ngữ pháp nào. Câu đặc biệt được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Nó được dùng rất nhiều trong các cuộc trò chuyện hằng ngày với những mục đích khác nhau.

cau-dac-biet-la-gi
Ví dụ về câu đặc biệt

Lấy ví dụ về câu đặc biệt như:

  • Tuyệt quá! Tôi vượt qua bài test năng lực rồi
  • Ôi trời đất ơi! Đứa nào ăn trộm trứng nhà bà?

Câu đặc biệt là “tuyệt quá” và “Ôi trời đất ơi”.

Trong tiếng Anh, câu đặc biệt được viết bởi cụm từ Special Sentence.

Tác dụng của câu đặc biệt là gì?

Câu đặc biệt có những tác dụng lớn như:

  • Xác định thời gian và địa điểm diễn ra hành động

Ví dụ: “Tết đến rồi! Mọi người vội vàng trở về quê hương và tận hưởng sự sum vầy bên gia đình” Câu đặc biệt “Tết đến rồi” dùng để thông báo thời gian.

  • Bộc lộ cảm xúc của mỗi một người nói

Ví dụ: “Nay may quá! Suýt nữa thì tớ lỡ tàu”. Câu đặc biệt trong trường hợp này là “Nay may quá”. Nó được dùng để thể hiện sự vui mừng, hạnh phúc của ai đó vì không bị lỡ tàu.

  • Câu đặc biệt được dùng với chức năng gọi đáp. 

Ví dụ: “Ngọc ơi!” “Bình ơi!”. 

cau-dac-biet-dung-de-goi-dap
Câu đặc biệt dùng để gọi đáp
  • Sử dụng cho mục đích liệt kế hoặc thông báo sự có mặt của hiện tượng, sự vật nào đó. 

Ví dụ: “Sáng sớm chợ đông đúc, ồn ào. Tiếng rao bán. Tiếng cười. Tiếng bước chân.”

Các câu đặc biệt “Tiếng rao bán. Tiếng cười. Tiếng bước chân” dùng để liệt kê những âm thanh trong câu chuyện mà ai đó đang kể.

Điểm giống và khác nhau của câu rút gọn và câu đặc biệt là gì cho ví dụ?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa câu đặc biệt và câu rút gọn bởi chúng có một vài điểm giống nhau. Tuy nhiên trên thực tế đây là 2 kiểu câu khác nhau. Chi tiết về các điểm giống và khác của 2 kiểu câu này như sau:

Điểm giống của câu đặc biệt và câu rút gọn

Câu đặc biệt và câu rút gọn có 3 điểm giống nhau là:

  • Đều là những câu khác biệt về cấu trúc ngữ pháp
  • Câu có cấu tạo từ 1 từ hoặc một cụm từ
  • 2 kiểu câu này đều vô cùng ngắn gọn

Điểm khác giữa câu đặc biệt và câu rút gọn

Tiêu chí so sánh Câu đặc biệt Câu rút gọn
Bản chất Câu không cấu tạo theo cụm Chủ – Vị như thường. Về bản chất kiểu câu này có cấu tạo theo mô hình Chủ – Vị. Tuy nhiên, nó được rút gọn đi một số thành phần khi nói hoặc viết và không thay đổi về nghĩa. 
Tính xác định thành phần câu Từ hoặc các cụm từ ở trong câu thường làm trung tâm ngữ pháp cho câu. Bạn sẽ không thể xác định được đâu là từ hay cụm từ đó là thành phần nào trong câu Tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể bạn có thể xác định được từ hoặc cụm từ thuộc thành phần nào trong câu
Mức độ khôi phục thành phần câu Không thể khôi phục Hoàn toàn có thể khôi phục lại các thành phần trong câu đã bị rút gọn.
Ví dụ “Trời ơi”, “May quá”, “Tết rồi” Câu hoàn chỉnh: 

” Ai là người làm đổ bình nước? 

Lúc nãy, bạn An có chơi và lỡ làm đổ bình ạ!”.

Câu rút gọn:

” Ai là người làm đổ bình nước?

An ạ!

làm đổ bình ạ!

Các bài tập về câu đặc biệt thường gặp

Các dạng bài tập về câu đặc biệt thường gặp là:

  • Đặt câu: Đây là dạng bài dễ nhất cho các bạn học sinh. Các giáo viên soạn bài câu đặc biệt thường sẽ yêu cầu học sinh đặt câu theo một chủ đề nào đó. Thông qua bài tập này để giúp học sinh hiểu và nắm bắt cụ thể hơn về câu đặc biệt.
  • Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn: Để làm được dạng bài này, học sinh cần nắm rõ thế nào là câu đặc biệt và cách phân biệt các kiểu câu thường gặp. Có như vậy, bạn mới không bị nhầm lẫn giữa câu đặc biệt với những kiểu câu khác. Bên cạnh đó, việc làm tốt dạng bài tập này còn giúp học sinh tăng thêm khả năng cảm thụ văn học.
  • Viết đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt: Với dạng bài này, các bạn học sinh nhất thiết phải vận dụng tối đa kiến thức làm văn của mình và đưa câu đặc biệt hợp với những điều có trong bài văn đó. Nên nhớ rằng, bạn cần dùng câu đặc biệt đúng ngữ cảnh và tuyệt đối không được lạm dụng nó nhé!
bai-tap-ve-cau-dac-biet
Có khá nhiều dạng bài về câu đặc biệt

Lời kết

Câu đặc biệt vẫn luôn được dùng một cách phổ biến trong đời sống hằng ngày. Việc hiểu rõ câu đặc biệt là gì sẽ giúp bạn sử dụng tốt hơn. Vì thế, đừng quên ghi nhớ những thông tin mà Mayruaxemini.vn gửi đến cho bạn trong bài viết nhé!