Các kỹ sư luôn khẳng định rằng sơ đồ mạch điện rất quan trọng trong việc lắp đặt hệ thống điện. Vậy sơ đồ mạch điện là gì? Các ký hiệu trong mạch điện đọc thế nào cho đúng? Mời bạn cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu nhé!

Sơ đồ mạch điện là gì?

Trong tiếng Anh, sơ đồ mạch điện được định nghĩa bởi cụm từ Circuit Diagram. Tên gọi khác của sơ đồ mạch điện là sơ đồ điện tử, sơ đồ điện… Đây là một biểu diễn đồ họa của mạch điện, chúng thể hiện mối liên kết giữa các phần tử trong hệ thống điện với nhau. 

so-do-mach-dien
Sơ đồ mạch điện

Sơ đồ mạch điện cho biết sự kết nối các phần tử trong thực tế như thế nào? Nó mô tả chính xác sự sắp xếp vật lý của dây điện và các thành phần đang được kết nối với nhau. Sơ đồ mạch điện ứng dụng nhiều trong thiết kế, xây dựng mạch cũng như bố trí bảng mạch in, bảo trì các thiết bị điện.

Các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện

Mỗi một ký hiệu sơ đồ mạch điện đều có ý nghĩa. Ví dụ như dòng điện một chiều được ký hiệu bằng nét gạch ngang. Dấu cộng thể hiện cho cực dương. Dấu trừ đại diện cho cực âm.

Bảng chi tiết các ký hiệu trong sơ đồ mạch điện cơ bản là:

bang-so-do-mach-dien

Có mấy loại sơ đồ mạch điện?

Bên cạnh việc hiểu rõ thế nào là sơ đồ mạch điện thì bạn cũng nên nắm bắt được các loại sơ đồ nhé! Ở thời điểm hiện tại, có 2 loại sơ đồ điện như sau:

Sơ đồ nguyên lý

Đây là loại sơ đồ mạch điện đơn giản nhất. Nó thể hiện khái quát và chi tiết về cấu tạo của một thiết bị. Trình tự lắp đặt thực tế không nhất thiết đúng với sơ đồ. Tuy nhiên, sơ đồ cần đảm bảo được tiêu chí là dễ nhìn và thể hiện được mối liên hệ của các phần tử trong mạch. 

so-do-nguyen-ly-va-chi-tiet-so-do-di-day
Sơ đồ nguyên lý và chi tiết sơ đồ đi dây

Sơ đồ lắp đặt

Sơ đồ sắp đặt trong mạch điện cho biết vị trí chính xác của từng linh kiện trong mạch của một thiết bị. Sơ đồ này thường được kỹ sư dùng để tính toán về vật liệu hoặc hỗ trợ trong các công đoạn lắp đặt, sửa chữa đường điện. Nhờ có sơ đồ này mà công đoạn lắp đặt cũng như sửa chữa trở nên đơn giản, dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Tác dụng của sơ đồ mạch điện là gì? 

Sơ đồ mạch điện được các kỹ sư đường điện đánh giá là đóng vai trò quan trọng và nhất thiết phải có. Vậy sơ đồ mạch điện có tác dụng gì? Dựa theo lời của các chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị điện, sơ đồ này mang đến nhiều tác dụng lớn như:

  • Giúp cho việc lắp đặt mạch điện diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hỗ trợ cho các nhân công xác định nhanh vị trí, đầu cực thiết bị và có phương án lắp đặt chuẩn xác.
  • Đảm bảo tối đa tính thẩm mỹ cho mạch điện gia đinh, nhà máy công nghiệp. Đồng thời cũng cam kết về vấn đề an toàn khi sử dụng cho mỗi hộ dân.
  • Sơ đồ mạch điện giúp các thợ điện phát hiện lỗi trong mạch điện nhanh chóng và hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt thông qua sơ đồ điện, họ sẽ hạn chế được các trường hợp phải đập phá, đục tường để sửa chữa.
so-do-mach-dien-don-gian
Sơ đồ mạch điện đơn giản nhất

Cách vẽ sơ đồ mạch điện trong nhà, điện công nghiệp

Vẽ sơ đồ mạch điện đối với những người không có chuyên môn chắc chắn là rất khó. Tuy nhiên, điều này đối với những kỹ sư, thợ điện thì khá đơn giản. Những điều cần biết để hoàn thiện nên bản sơ đồ điện đơn giản là:

Một số chú ý khi vẽ sơ đồ mạch điện trong gia đình

  • Khảo sát về điều kiện nơi bạn định lắp mạch điện: Đây là nhà ở, nhà xưởng hay xí nghiệp… Từ những khảo sát này bạn sẽ biết chính xác vị trí nào có thể lắp đặt mạch điện chạy qua.
  • Hãy liệt kê ra tất cả những thiết bị nhất thiết phải có trong việc lắp đặt mạch điện nhà ở. Bạn cần hiểu chi tiết số lượng các thiết bị để đưa vào sơ đồ một cách chính xác nhất.
  • Cân nhắc dựa theo nhu cầu sử dụng của gia đình, xí nghiệp để chọn ra vị trí lắp đặt thiết bị điện phù hợp nhất.
  • Bạn phải nắm chắc tất cả các nguyên lý hoạt động của mạch điện. Ví dụ như nguyên lý mạch điện song song, cách thức hoạt động của dòng điện…. Có như vậy, trước khi bắt tay vào vẽ sơ đồ mạch điện bạn mới dễ dàng và nhanh chóng hoàn thiện các nét vẽ hơn.

Quy ước chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện

Việc xác định được chiều dòng điện sẽ giúp bạn vẽ và đọc sơ đồ mạch điện tốt hơn. Đồng thời, điều này cũng giúp cho quá trình lắp đặt kỹ thuật hạn chế tối đa các sai sót. Về sau khi khởi động dùng điện nó cũng sẽ ít bị cháy nổ, gây hư hại thiết bị.

Dựa theo các chuyên gia về điện thì chiều dòng điện trong sơ đồ được quy ước là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn, dụng cụ, thiết bị điện để tới cực âm của nguồn.

Chi tiết cách vẽ sơ đồ mạch điện 

Khi đã hiểu rõ sơ đồ mạch điện là gì cũng như các ký hiệu trong mạch điện, chiều dòng điện thì bạn có thể bắt tay thiết kế sơ đồ. Các bước chi tiết để vẽ mạch điện như sau:

  • Bước 1: Bạn cần vẽ chi tiết địa hình khu vực – nơi bạn định lắp đặt mạch điện. Các yếu tố quan trọng ở bước này là xác định rõ diện tích, chiều dài và chiều rộng của khu vực đó.
    • Bước 2: Vẽ đường dây nguồn điện
  • Bước 3: Đánh dấu tất cả những vị trí bạn dự định lắp đặt thiết bị điện
  • Bước 4: Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lý

Cách đọc sơ đồ mạch điện công nghiệp dễ nhất

Để đọc được sơ đồ mạch điện công nghiệp bạn cần nắm rõ các ký hiệu cũng như vai trò riêng của từng phần tử có trong mạch. Cụ thể:

  • Hiểu rõ mối quan hệ của các phần tử có trong mạch điện: Bạn phải hiểu các thông số cơ bản của dòng điện như điện trở, điện áp… 
  • Nắm được vai trò của từng linh kiện: Việc biết được công dụng của từng linh kiện trong dòng điện sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách và lắp đặt chuẩn xác.
  • Gắn linh kiện đúng cực: Hãy luôn cố gắng gắn thiết bị theo đúng chiều âm dương bằng cách nằm lòng quy ước chiều dòng điện. Trên sơ đồ cũng có sẵn các ký hiệu phân cực rõ ràng. Vì thế, để đọc được chúng ngoài chiều dòng điện bạn cũng cần hiểu các ký hiệu phân cực là gì nhé!
  • Chức năng và các hoạt động của từng hệ trong mạch: Thông qua sơ đồ điện bạn sẽ dễ dàng xác định được chức năng hoạt động của thiết bị và đánh giá sơ bộ hiệu suất của từng hệ trong mạch.

Kinh nghiệm vẽ và ứng dụng sơ đồ lắp mạch điện là gì?

2 kinh nghiệm lớn khi ứng dụng sơ đồ lắp mạch điện trong thực tế bạn nên biết là:

Đảm bảo dây điện an toàn

Dây điện được sử dụng cần phải là loại dây dẫn chất lượng cao và có hệ thống ống luồn. Điều này sẽ giúp cho bạn hạn chế được các khả năng dây điện bị động vật gặm nhấm hoặc bị hư hỏng do yếu tố thời tiết.

Khi tiến hành lắp đặt, bạn nên nối dây dẫn so le nhau và có băng dính quấn ở ngoài điểm mấu nối. Bởi nó có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa tình trạng chập, cháy điện gây nguy hại đến tính mạng, tài sản.

Ưu tiên dùng đến cầu dao và Aptomat

Aptomat giúp đảm bảo sự an toàn của người dùng. Bởi nó hoạt động dựa theo cơ chế ngắt điện tự động. Cường độ dòng điện khi tăng đột ngột Aptomat sẽ tự động ngắt, hạn chế khả năng cháy nổ. Hoặc khi lưới điện có nhiều biến đổi đột ngột Aptomat sẽ lập tức phản ứng lại bằng cách sập cầu dao.

Khi mua Aptomat người dùng nên đầu tư vào sản phẩm chất lượng, thuộc thương hiệu uy tín. Bạn không nên mua những Aptomat đã qua sử dụng hoặc quá cũ kỹ. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường điện và sự an toàn của gia đình.

Mong rằng những thông tin lý giải về sơ đồ mạch điện là gì cũng như cách vẽ sơ đồ điện trên đây sẽ hữu ích với các quý độc giả. Trên thực tế, sơ đồ mạch điện luôn được các kỹ sư đường điện dày công nghiên cứu và thiết kế. Vì thế, nếu bạn muốn lắp đặt mạch điện cho nhà ở mà không có chuyên môn hãy nhờ đến sự tư vấn của các kỹ sư điện nhé!