Lòng tự trọng là gì? Tại sao chúng ta phải giữ gìn lòng tự trọng? Lòng tự trọng là một phẩm chất tốt đẹp, quý giá mà mỗi người đều phải có. Nó được đưa vào sách vở, văn học để nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn phẩm chất này. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về đức tính cao quý này. 

Tự trọng là gì?

Tự trọng là một tính từ được dùng để nói về phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của con người. Nó được coi là sự coi trọng phẩm chất, danh dự, tư cách của bản thân mỗi người. Bất kỳ ai cũng đều có tự trọng, nếu không gìn giữ được tự trọng thì sẽ đánh mất bản thân.

Lòng tự trọng là một trong những yếu tố chính góp phần tạo nên hình ảnh, nhân cách của mỗi người. Nó là thước đo đánh giá sự tín nhiệm, tin tưởng, tôn trọng của mọi người đối với ai đó.

Người có tự trọng là những người biết mình là ai, mình có những gì, giá trị của mình ở đâu,… Những người này luôn tìm mọi cách, cố gắng để giữ gìn, bảo vệ lòng tự trọng của mình, không cho ai làm tổn thương và không bao giờ làm những việc trái lương tâm.

Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất quý giá nhất của con người
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất quý giá nhất của con người

Ví như bạn từng nghe những câu như: “Anh ấy sinh ra trong một hoàn cảnh khó khăn nhưng có lòng tự trọng cao, luôn tự mình nỗ lực mà không cần nhờ cậy vào ai”. Ý nghĩa của câu này có thể hiểu rằng: Dù có khó khăn anh ấy vẫn luôn coi trọng danh dự của bản thân, nhất quyết không nhún nhường, cúi đầu để nhờ cậy hay lợi dụng bất kỳ ai để đạt được thành công.

Phân cấp lòng tự trọng 

Ai ai cũng có lòng tự trọng chỉ là khác nhau về mức độ thôi. Tự trọng được chia thành hai cấp bậc là lòng tự trọng cao và lòng tự trọng thấp. Cụ thể: 

  • Những người có lòng tự trọng thấp đa phần là những người ích kỷ, bất chấp tất cả thủ đoạn để đạt được lợi ích cá nhân. Họ luôn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực, phiến diện. Những người có lòng tự trọng thấp sẽ cho rằng những điều đang xảy ra không hề quan trọng đối với họ và có cách cư xử làm mất đi giá trị bản thân.
  • Ngược lại, những người có lòng tự trọng cao sẽ không bao giờ coi rẻ giá trị của bản thân vì bất cứ điều gì. Tất cả hành động, suy nghĩ của họ đều toát ra là những người liêm khiết, chính trực, dám làm dám nhận. Đối với những người có lòng tự trọng cao, lòng tự trọng chính là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động. Lòng tự trọng sẽ là động lực để họ luôn cảm thấy tự tin, phát triển bản thân và sự nghiệp dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào.

Giờ thì bạn đã biết lòng tự trọng là gì rồi đúng không? Chẳng có ai là không có lòng tự trọng hết, chỉ khác nhau ở mức độ. Những người có lòng tự trọng thấp cũng có thể được coi là những người gần như không có lòng tự trọng, coi rẻ giá trị bản thân.

Xem thêm: 

  • Bản ngã là gì? Cái tôi là gì trong cuộc đời mỗi con người?
  • G9 là gì? G9 viết tắt của cái gì? Cách sử dụng và ý nghĩa

Người có lòng tự trọng có những biểu hiện gì?

Nhịp sống ngày càng xô bồ thì lòng tự trọng lại càng được đề cao. Lòng tự trọng giúp con người biết đối nhân xử thế, phân biệt được đúng sai, phải trái, giữ mình khỏi những việc làm trái lương tâm. Con người không ai là hoàn hảo “nhân bất thập toàn”, chúng ta đều phải thay đổi, sửa chữa bản thân mỗi ngày. Lòng tự trọng sẽ giúp chúng ta đi đúng hướng.

Bạn đã biết thế nào là tự trọng rồi, bài viết sẽ đưa ra cho bạn những biểu hiện của những người có lòng tự trọng cao để bạn có thể nhận biết dễ dàng. Lòng tự trọng thể hiện qua:

Đi lên bằng năng lực bản thân

Đây là biểu hiện cao nhất của người có lòng tự trọng cao. Những người này luôn tin tưởng vào bản thân, luôn cố gắng hết mình để đi tìm thành công. Họ không cần nhờ vả hay cúi đầu trước ai để đạt được tiền tài hay danh vọng. 

Người có lòng tự trọng đi lên bằng năng lực của bản thân
Người có lòng tự trọng đi lên bằng năng lực của bản thân

Có tinh thần trách nhiệm

Trong công việc cũng như trong cuộc sống, những người có lòng tự trọng cao sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Nếu có vấn đề xảy ra thì họ sẽ thẳng thắn thừa nhận, không bao giờ đổ lỗi cho người khác để che giấu đi sai sót của mình. 

Lắng nghe mọi lời góp ý

Những người có tự trọng không phải là những người bảo thủ. Chính vì họ luôn trân trọng giá trị bản thân cho nên luôn lắng nghe ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân. Họ tự trọng nhưng không tự cao, luôn có ý chí cầu tiến.

Cư xử nhã nhặn, chan hoà với mọi người

Những người biết đề cao lòng tự trọng của bản thân thì họ sẽ ý thức được việc phải tôn trọng người khác. Do đó, họ sẽ không bao giờ làm tổn thương lòng tự trọng của bất kỳ ai. Sống chan hoà, nhã nhặn, vui vẻ với mọi người là cách sống của những người thông minh.

Thể hiện qua các hành động 

Để biết tự trọng có nghĩa là gì chúng ta chỉ cần nhìn qua những hành động, cách cư xử hàng ngày của ai đó. Lòng tự trọng của một người được thể hiện qua các hành động như:

  • Không tham lam của cải vật chất, danh lợi, danh vọng.
  • Không có ý đồ chiếm làm của riêng khi nhặt được vật rơi.
  • Gặp các sự cố trong cuộc sống như va chạm giao thông thì phải nhìn nhận được lỗi sai, xin lỗi và khắc phục hậu quả.
  • Đi nhẹ nói khẽ ở những nơi công cộng như bệnh viện, trường học,…
  • Tự trọng còn thể hiện trong cả cách ăn mặc, mặc trang phục phù hợp đúng hoàn cảnh,…
Các hành động thể hiện lòng tự trọng trong cuộc sống
Các hành động thể hiện lòng tự trọng trong cuộc sống

Tại sao tự trọng lại cần thiết đến vậy?

Bạn đã bao giờ tự hỏi ý nghĩa của tự trọng là gì mà nó lại được tôn vinh, trân trọng đến vậy? Lòng tự trọng không chỉ là một phẩm chất của con người đâu, nó còn là thứ giúp định hướng cuộc đời của mỗi người.

  • Lòng tự trọng chính là thước đo sự tôn trọng mà mọi người dành cho ai đó. Những người có lòng tự trọng cao luôn nhận được cái nhìn nể phục, tôn trọng từ người khác.
  • Lòng tự trọng là động lực chính là thứ tạo ra động lực giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, trở ngại, gian khổ trong cuộc sống, để viên tới những thành quả ngọt ngào.
  • Lòng tự trọng chính là yếu tố giúp nâng cao uy tín của bản thân, sự tin tưởng của mọi người.
  • Ý nghĩa lớn nhất của lòng tự trọng đó là bạn sẽ nhận được sự yêu thương, yêu quý từ tất cả mọi người.

Khi bạn có lòng tự trọng cao bạn sẽ biết tôn trọng và yêu thương phẩm giá của bản thân, từ đó biết cách tôn trọng mọi người. Hiện nay, các mối quan hệ xã hội đều được xây dựng và duy trì dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Nếu không còn sự tôn trọng nhau thì mối quan hệ đó sớm muộn gì cũng tan vỡ. Chính vì thế, lòng tự trọng chính là yếu tố giúp bạn có được những mối quan hệ lâu dài, bền chặt.

Lòng tự trọng nghĩa là gì? Lòng tự trọng là nội tâm, là lý trí mách bảo, ngăn cản bạn làm những hành vi sai trái, đi ngược lại với đạo đức, lương tâm con người. Trước khi hành động hãy suy xét thật kỹ để không ảnh hưởng đến lương tâm, đạo đức của mình. 

Hậu quả khi không giữ được lòng tự trọng

Một người sẽ không thể sống tốt nếu không có lòng tự trọng. Người không có lòng tự trọng sẽ không tự tin, luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, không đủ tài năng, bản lĩnh. Vì vậy, họ rất khó thành công trong công việc và cuộc sống. 

Đánh mất lòng tự trọng khiến con người thất bại, khó thành công 
Đánh mất lòng tự trọng khiến con người thất bại, khó thành công

Sự tự ti sẽ khiến họ bộc lộ ra những hành vi xấu. Họ không dám đặt ra cho bản thân một mục tiêu phấn đấu nào cả. Lâu dần, họ thu mình vào và khiến bản thân trở nên nông cạn, khiếm khuyết trong phẩm chất ngày càng nhiều. 

Bởi vì lo sợ thất bại, sai lầm và sợ bị người khác phủ nhận công sức nên họ không dám làm bất cứ điều gì. Những người không có lòng tự trọng cũng dễ chịu ảnh hưởng từ bên ngoài, dễ tự ạ, dễ bị tổn thương và tỏ ra bất cần đời. Bời vì họ thấy bất lực với bản thân nên họ sẽ có khuynh hướng chối bỏ tất cả, thích lăng mạ, coi thường người khác.

Xem thêm: 

Phương thức để nâng cao lòng tự trọng là gì?

Lòng tự trọng là yếu tố mọi người sử dụng để đánh giá con người bạn. Do đó, để nâng cao giá trị bản thân, cách tốt nhất chính là nâng cao lòng tự trọng. Bạn hãy:

Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, tin tưởng bản thân

Trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn, có người vượt qua được có người lại đầu hàng, tại sao lại vậy? Điều khác biệt là những người vượt qua được khó khăn là họ đã vượt lên được rào cản bản thân. Họ suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời. Đây là liều thuốc giúp họ vượt qua những u mê, tăm tối. Vì vậy, hãy luôn tin rằng mọi chuyện sẽ ổn, bản thân mình sẽ làm được. Bạn hãy tự an ủi tinh thần mình, lấy bản thân làm chỗ dựa để vượt qua mọi khó khăn.

Đặt kỳ vọng và thực hiện mong muốn của bản thân

Chỉ khi có mong muốn, có kỳ vọng chúng ta mới có động lực để tiến về phía trước. Hãy ghi tất cả những điều bạn mong muốn thực hiện ra một tờ giấy. Đó có thể là học một ngôn ngữ mới, đổi một công việc mới, tham gia một câu lạc bộ tình nguyện,… Khi có mục tiêu thì bạn mới định hướng được mình nên làm gì và phải làm gì. 

Hãy viết những mục tiêu đơn giản và cụ thể, đừng ghi những thứ lớn lao như phải giàu, phải nổi tiếng,… Những điều dễ thực hiện sẽ tạo động lực, khích lệ bạn hiệu quả hơn.

Quan tâm, giúp đỡ người khác

Đôi khi, chúng ta cho đi một điều gì đó dù không nhận lại được giá trị vật chất nhưng lại nhận được những thứ quý giá hơn nhiều. Đó là trong lòng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc, an nhiên, cuộc sống có ý nghĩa hơn. Chính điều này sẽ khiến bạn tăng sự hài lòng với bản thân. Lòng tự trọng cũng vì thế được nâng cao.

Họ luôn giang tay giúp đỡ khi người khác cần
Họ luôn giang tay giúp đỡ khi người khác cần

Thay đổi lối suy nghĩ về sự hoàn hảo

Không có cái gì trên thế giới này là hoàn hảo 100% cả. Cái gì đó có hoàn hảo hay không sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận, suy nghĩ của mỗi người. Đối với những người cầu toàn, họ cho rằng sự hoàn hảo là đích đến. Họ bất chấp tất cả, cố gắng hết mình để đạt được thứ gọi là hoàn hảo nhưng rồi nhận lại sự thất vọng. Điều này vô tình khiến họ mất niềm tin vào bản thân. Cho nên, thay vì mơ ước viển vông thì hãy cố gắng, nỗ lực hết mình thành quả mang lại cho sự cố gắng đó sẽ là hoàn hảo nhất. 

Lòng tự trọng có thể được bồi đắp, nâng cao bởi sự giáo dục tốt đẹp từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, chính bản thân mỗi người phải tự nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp, hướng đến một con người tử tế.

Phân biệt tự trọng với các khái niệm khác

Tự trọng và tự ái

Tự trọng cũng là một tính cách biểu hiện cho “cái tôi” cá nhân. Vì vậy, nó khiến cho nhiều người cảm thấy tự trọng giống với tự ái. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm khác biệt nhau hoàn toàn. Vậy sự khác biệt giữa tự ái và tự trọng là gì?

Tự trọng là một đức tính đáng được coi trọng và phát huy. Tự trọng có nghĩa là bản thân mình tự coi trọng chính mình, biết đánh giá đúng sau, phải trái, tiếp thu mọi lời góp ý từ người khác. 

Trái với lòng tự trọng là gì? Đó là tự ái. Người tự ái có “cái tôi” cá nhân cực kỳ cao, không chịu tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác. Đặc việc, họ luôn bị ám ảnh và cho rằng bản thân không được tôn trọng. Tự ái chính là ngọn nguồn của hành vi hẹp hòi, xấu hổ, ích kỷ. Đây là một tính cách xấu, kìm hãm sự phát triển, thành công của con người. 

So sánh hai khái niệm bạn sẽ biết tại sao người tự trọng được đánh giá cao còn người tự ái thì luôn bị coi thường? Người tự trọng biết cách đề cao giá trị nhân cách, chuẩn mực đạo đức. Do đó, những người tự trọng sẽ giữ gìn được phẩm chất của bản thân trước những cám dỗ. Tự ái luôn tồn tại bên trong con người, chỉ chờ đợi con người không khống chế được sẽ bộc phát. 

Tự trọng và tự tôn

Tự tôn là bản tính của con người, tính cách này dùng để chỉ những người luôn tôn trong giá trị bản thân, làm tất cả mọi việc trong khuôn khổ của pháp luật để không bị người khác coi thường.

Khác với tự ái, tự tôn và tự trọng của con người có điểm tương đồng là coi trọng bản thân, không cho phép ai chà đạp phẩm chất, phẩm giá của mình. Tuy nhiên, tự tôn và tự trọng vẫn khác nhau về biểu hiện bên ngoài.

Người tự trọng sẽ khiêm tốn, sử dụng năng lực của bản thân để thể hiện lòng tự trọng, mong muốn được mọi người tôn trọng và công nhận. Trong khi đó, người tự tôn đôi khi đặt “cái tôi” quá cao, sinh ra bảo thủ, ít chịu tiếp thu góp ý của người khác. Lòng tự tôn thì ai cũng có, phải biết cách tiết chế, tự tôn vừa đủ.

Ngẫm những câu nói về lòng tự trọng

Lòng tự trọng tiếng anh là gì? Lòng tự trọng cũng là một khái niệm được nhắc đến trong tiếng Anh với từ Self-respect hoặc Self-esteem. Từ tiếng Anh này được đề cập đến trong các câu nói tiếng Anh hay về lòng tự trọng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một số câu nói hay về lòng tự trọng ngay dưới đây:

  • Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng (Hồ Chí Minh)
  • Không có gì có thể xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu (Nothing builds self-esteem and self-confidence like accomplishment) – Thomas Carlyle. 
  • Đừng bao giờ chọn điều gì mang lại lợi ích cho bản thân nhưng lại phải đánh đổi bằng tiếng nói và lòng tự trọng (Marcus Aurelius)
  • Ngay cả khi trong túi không còn một đồng, cái mũ trên đầu cũng phải đội ngay ngắn (Ngạn ngữ Nga)
  • Thứ gì không thuộc về mình thì đừng lấy, đói quá thì đi xin, đã làm người thì phải có lòng tự trọng (Nguyễn Bá Thanh)
  • Hào phóng là cho đi nhiều hơn những gì bạn có thể cho, tự trọng là lấy đi ít hơn những gì bạn cần lấy (Khalil Gibran) 
Câu nói hay về lòng tự trọng đáng suy ngẫm
Câu nói hay về lòng tự trọng đáng suy ngẫm

Hãy sống chậm lại một chút, suy nghĩ về lòng tự trọng của bản thân, xem thực sự lòng tự trọng của bạn như thế nào? Cùng suy ngẫm về lòng tự trọng qua những câu nói hay mà bài viết đã đưa đến cho bạn.

Gợi ý dàn bài văn nghị luận về lòng tự trọng

Trong văn học, lòng tự trọng là một đề tài được đưa ra để bàn luận rất nhiều. Những đề bài về lòng tự trọng không còn xa lạ gì. Để làm tốt bài văn nghị luận về lòng tự trọng, mayruaxemini.vn sẽ gợi ý cho bạn hai dàn bài mẫu. Bạn có thể dựa vào triển khai thành một bài nghị luận hoàn chỉnh.

Dàn bài 1

  • Giải thích về định nghĩa của lòng tự trọng là gì?

Tự trọng là việc tự ý thức, tôn trọng những giá trị tốt đẹp của bản thân, luôn coi trọng, gìn giữ danh dự, phẩm cách và bồi đắp nó ngày càng tốt đẹp hơn.

  • Phân tích, chứng minh những biểu hiện của người có lòng tự trọng? Bạn có thể tham khảo các ý chính dưới đây:
  • Tự trọng là tự mình tôn trọng phẩm chất của mình
  • Tự trọng là sống thật thà, trung thực
  • Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá, đạo đức
  • Nêu một số dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho luận điểm.
  • Đánh giá mở rộng ý
  • Phân tích tại sao cần phải có lòng tự trọng?
  • Phân biệt lòng tự trọng với các khái niệm khác như tự cao, tự đại, tự ái,… 

                –  Kết luận: rút ra bài học nhận thức và hành động : 

Ví dụ: Lòng tự trọng tạo nên giá trị của con người, định hướng con người đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, tích cực,… Bất kỳ ai cũng nên bồi đắp lòng tự trọng thông qua những việc làm nhỏ nhặt nhất.

Dàn bài 2

  1. Mở bài:
  • Dẫn dắt vấn đề hoặc vào thẳng vấn đề (Trực tiếp hoặc gián tiếp)
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng tự trọng của con người
  1. Thân bài:
  1. Giải thích lòng tự trọng có nghĩa là gì?
  2. Phân tích
  • Tại sao cần có lòng tự trọng
  • Biểu hiện của lòng tự trọng
  • So sánh tự trọng với tự ái, tự tôn, tự đại
  1. Chứng minh (Dân chứng gần gũi, tiêu biểu, xác thực)
  2. Phản biện:

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người chưa nhận thức đúng và ý thức được các giá trị của bản thân. Song song, cũng có không ít những người vì lợi ích trước mắt mà hạ thấp mình, đánh mất lòng tự trọng,… những người này đáng nhận sự lên án, phê phán của xã hội.

  1. Kết bài:
  • Khái quát lại vấn đề nghị luận
  • Rút ra bài học kinh nghiệm
  • Liên hệ với chính mình

Lòng tự trọng là một yếu tố quan trọng để đánh giá, nhìn nhận giá trị của con người. Đức tính này hướng chúng ta đến những hành động và suy nghĩ tích cực. Đồng thời, nó cũng góp một phần làm nên sự đẹp đẽ, văn minh cho xã hội. Vì vậy, chúng ta cần phải bồi dưỡng, vun đắp đức tính này mỗi ngày.

Hy vọng bài viết này của mayruaxemini.vn đã giúp bạn hiểu lòng tự trọng là gì? Sự cần thiết của lòng tự trọng trong cuộc sống. Hãy rèn luyện, bồi đắp lòng tự trọng mỗi ngày bạn nhé!