Tự luyến là một tính cách của con người và đây cũng được xem là một chứng bệnh tâm lý. Vậy tự luyến là gì? Bệnh tự luyến có phải là bệnh nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn thông tin này các bạn hãy theo dõi bài viết này của mayruaxemini.vn.

1. Tự luyến là gì?

Tự luyến được xem là một dạng tính cách của con người. Nó làm cho người có tính cách này có suy nghĩ mình sẽ vượt trội, giỏi giang, nổi bật  hơn người khác. Họ luôn ám ảnh về tài năng của bản thân. Họ cho rằng mọi quy tắc sinh ra không phải để áp dụng với họ bởi họ khác biệt với những người còn lại.

Những người tự luyến sẽ nghĩ mình đặc biệt, nổi trội, không ai bằng mình, chỉ có một mình là độc nhất. Họ luôn bị ám ảnh rằng bản thân là trung tâm của xã hội. Bên cạnh đó, người tự luyến hay đặt nặng áp lực lên bản thân, đòi hỏi người khác phải làm theo ý kiến của mình. Những người có tính cách này sẽ tồn tại khuyết điểm lớn về tính cách.

Người tự luyến luôn coi mình nổi trội nhất
Người tự luyến luôn coi mình nổi trội nhất

Sự tự tin và tự luyến dễ nhầm lẫn với nhau. Tự luyến không phải là tự tin và ngược lại. Tuy nhiên, nếu không biết tiết chế sự tự tin thì rất dễ mắc phải căn bệnh tự luyến.

2. Tự luyến trong tình yêu là gì?

Đây là cụm từ dùng để nói đến những người nhạy cảm, mắc chứng lo âu và thiếu cảm giác an toàn trong tình yêu. Mặc dù “nửa kia đang ở bên cạnh”. Người có tính cách này sẽ luôn có những cảm xúc thất thường, giận dỗi bất chợt, khó chịu nếu đối phương khen ngợi hay ngắm nhìn người khác.

Trong tình yêu, khi bị người yêu “lên án” vì một vấn đề nào đó, người tự luyến sẽ biến mình thành những người nói dối, vô lý, luôn đổ lỗi cho người xung quanh.

3. Bệnh tự luyến là gì? 

Bệnh tự luyến có tên khoa học là “Narcissistic Personality Disorder”. Vậy Narcissistic Personality Disorder là gì? Narcissistic Personality Disorder dịch ra là “chứng rối loạn nhân cách ái kỷ”. Đây là một chứng bệnh tâm lý tương đối nghiêm trọng.

Những người mắc căn bệnh tâm lý này đều thổi phồng tầm quan trọng của mình với những người xung quanh. Họ thường cho rằng mình là người thông minh nhất. Người mắc chứng rối loạn ái kỷ luôn cho rằng mình hoàn hảo mặc dù họ khiếm khuyết nghiêm trọng về tính cách. 

Bệnh tự luyến được các bác sĩ tâm lý đánh giá là loại bệnh có mức độ ảnh hưởng không thua kém các bệnh lý thể chất. Nếu không được điều trị kịp thời, nó cũng để lại rất nhiều hệ lụy đến người mắc. 

Bệnh tự luyến chính là chứng rối loạn nhân cách ái kỷ 
Bệnh tự luyến chính là chứng rối loạn nhân cách ái kỷ

4. Dấu hiệu của người tự luyến

4.1. Ảo tưởng tầm quan trọng của bản thân

Những người tự luyến sống khá ảo. Họ coi trọng bản thân và thổi phồng sức ảnh hưởng của mình đối với mọi thứ. Họ luôn phớt lờ quan điểm của những người khác, bảo vệ quan điểm của mình. Những người mắc bệnh tự luyến cho rằng người khác quen được họ là điều may mắn. Bởi thế, họ không thật sự trân trọng các mối quan hệ hiện có. 

4.2. Luôn cho rằng bản thân tài giỏi nhất

Điểm chung của những người mắc chứng tự luyến là thích nhận được lời khen và công nhận sự tài giỏi của họ. Những người này cũng cho rằng quan điểm của mình đúng, bắt buộc ai cũng phải nghe theo. Họ sẽ không chịu tiếp thu ý kiến từ người khác. Do đó, bạn sẽ rất khó để hợp tác làm việc cùng những người này.

4.3. Luôn luôn đổ lỗi

Người tự luyến chính là những kẻ chuyên đi đổ lỗi. Họ thích khoe khoang thành tựu, tẩy trắng sai lầm. Những người mắc bệnh này không chấp nhận được những khuyết điểm, sai lầm của bản thân. Bởi thế, họ chọn cách chối bỏ lỗi lầm hoặc đổ lỗi cho cái này cái kia.

4.4. Đề cao cái đẹp 

Nếu bạn đã xem bộ phim “Thư ký Kim sao thế?” chắc chắn bạn sẽ biết đến nhân vật phó chủ tịch Lee Young Joon. Nhân vật này luôn tự khen mình “thật hoàn hảo” mỗi khi đứng trước gương. Tự thấy mình đẹp là bệnh gì? Chính là một trong những dấu hiệu của bệnh tự luyến. Nhân vật phó chủ tịch Lee chính là một điển hình. 

Người tự luyến luôn xem trọng vẻ bề ngoài
Người tự luyến luôn xem trọng vẻ bề ngoài

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của người tự luyến là gì? Câu trả lời chắc chắn là luôn đề cao cái đẹp. Họ luôn lấy cái đẹp để làm tiêu chí sống. Bạn sẽ luôn thấy một người tự luyến xuất hiện với một vẻ chỉn chu, gọn gàng. Họ chăm chút vẻ bề ngoài đến tận chân tơ kẽ tóc. 

Không chỉ đẹp ngoại hình họ còn có tác phong lịch sự, nhã nhặn. Ban đầu, chúng ta dễ có thiện cảm với người tự luyến nhờ vẻ bề ngoài của họ. Không chỉ coi trọng vẻ bề ngoài mà họ còn luôn tự thấy mình mình đẹp. 

4.5. Nói nhiều về bản thân

Người tự luyến thích trở thành trung tâm của tất cả mọi thứ. Do vậy, trong các cuộc trò chuyện với bất kỳ chủ đề nào, họ cũng sẽ cố gắng lái câu chuyện sang bản thân. Người có tính cách này luôn nghĩ mình phải là chủ đề bàn luận bởi họ thích nhận được sự ngưỡng mộ của những người xung quanh.

4.6. Cảm xúc bất an luôn kề cạnh 

Theo nghiên cứu, đa phần bệnh nhân mắc chứng rối loạn ái kỷ sẽ xuất hiện sự sợ hãi, lo âu, thiếu an toàn ngay trong những hoàn cảnh bình thường. Họ thường nhạy cảm hơn rất nhiều so với người thường.

5. Bệnh tự luyến có phải bệnh nguy hiểm?

Nguyên nhân hình thành nên bệnh tự luyến thường vì môi trường tác động, cách nuôi dạy của bố mẹ hoặc yếu tố di truyền. Tuy nhiên, hiện nay thêm một nguyên nhân hàng đầu nữa gây nên chứng  “rối loạn ái kỷ” đó chính là lạm dụng mạng xã hội.

Tự luyến sẽ khiến con người luôn muốn được người khác tán thưởng, tâng bốc, cho rằng mình hoàn hảo. Vì vậy, người mắc chứng này có xu hướng nổi nóng, nói lời lẽ không hay nếu không nhận được sự thừa nhận, ủng hộ, tôn trọng từ người khác.

Người mắc bệnh này thường dễ tổn thương, ghen ghét, tị nạnh, đố kị khi nhận thấy ai đó giỏi hơn mình. Trường hợp này, họ sẽ có xu hướng sẵn sàng làm mọi thứ để bản thân mình vượt trội hơn. Do đó, người mắc chứng tự luyến khó tìm được các mối quan hệ thân thiết hoặc tìm được tri kỷ thực thụ. 

Những người tự luyến là những người đề cao bản thân nhất nhưng cũng dễ tổn thương nhất. Người mắc bệnh tự luyến sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm. Khi không nhận được sự công nhận hay tán thưởng họ sẽ bị tổn thương, tách mình ra khỏi xã hội, thu mình và luôn sống trong trạng thái lo lắng, cô độc.

Người tự luyến khó có được thành công trong cuộc sống. Họ luôn cho rằng mình tài giỏi và hoàn hảo nên sẽ không có động lực trong công việc. Sự nghiệp luôn dậm chân tại chỗ, khó thăng tiến. Đồng thời, đồng nghiệp không muốn làm việc chung nhóm và hợp tác với người có tính cách này.

Xem thêm: ATSM là gì? Ý nghĩa viết tắt của từ ATSM trên Facebook

6. Chữa dứt điểm bệnh tự luyến

Sau khi tìm hiểu, chúng ta đã biết tự luyến nghĩa là gì và tác hại nghiêm trọng của bệnh bệnh tự luyến. Bệnh tự luyến cần được chữa trị kịp thời để chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng. 

Nó là một chứng bệnh tâm lý nên sẽ chẳng có loại thuốc nào uống vào là hết ngay tức thì. Phương pháp tốt nhất chính là tìm đến các bác sĩ, các chuyên gia tâm lý để được điều trị kịp thời.

Gặp gỡ bác sĩ tâm lý là giải pháp tốt nhất cho bệnh tự luyến
Gặp gỡ bác sĩ tâm lý là giải pháp tốt nhất cho bệnh tự luyến

Người mắc bệnh tâm lý sẽ không bao giờ có thể nhận ra mình đang mắc bệnh. Liệu pháp được các bác sĩ sử dụng là nói chuyện, dẫn dắt tâm lý của người bệnh, qua đó giúp họ nhận ra tại sao mình lại có những hành vi như vậy.

Bên cạnh trị liệu tâm lý, phối hợp với các yếu tố bên ngoài sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình trị bệnh. Phối hợp với gia đình, người thân nhằm tạo ra một không gian sống thoải mái, vui vẻ, tích cực. Bệnh nhân nên áp dụng các thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục, yoga, ngồi thiền, hạn chế sử dụng mạng xã hội,…

Cách mọi người đối xử với người bệnh ra sao cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Hãy đối xử với người mắc bệnh tự luyến một cách khéo léo, cẩn thận. Điều này vừa giúp đỡ cho quá trình trị bệnh của họ, vừa duy trì trạng thái tốt cho mối quan hệ. Vậy cách cư xử chuẩn chỉnh với người tự luyến là gì? Một số lời khuyên khi giao tiếp, đối xử với đối tượng đặc biệt này là:

  • Bạn không nên khen tới tấp, hãy hưởng ứng câu chuyện của họ một cách có chừng mực; chỉ nên nói vài câu động viên đối phương.
  • Đừng nên tranh cãi, tranh luận gay gắt với những người tự luyến.
  • Mặc dù bạn biết họ đang thổi phồng , phóng đại bản thân nhưng bạn tuyệt đối đừng cười đùa họ.
  • Khi tìm hiểu được tự luyến là một căn bệnh, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy họ đáng thương hơn đáng trách đúng không? Vì vậy, bạn đừng hùa cùng người khác buông lời chửi bới, xúc phạm để tránh họ bị tổn thương nhé! 

Để không mắc phải chứng rối loạn ái kỷ mỗi người đều nên có kiến thức về căn bệnh này. Bạn hãy điều chỉnh cách cư xử để tránh trở thành một bệnh nhân của chứng tâm lý này.

Hiểu rõ tự luyến là gì sẽ giúp bạn giúp mình tránh khỏi căn bệnh tâm lý đáng sợ này. Bài viết này của mayruaxemini.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích đúng không? Đừng quên ủng hộ chúng tôi bằng cách like và chia sẻ bài viết này.