Chúng ta đã nghe và chứng kiến rất nhiều hoạt động vào ngày tết ông Công ông Táo. Thế nhưng, có mấy ai hiểu tết ông Công ông Táo là gì? Vào ngày này cần chuẩn bị gì, văn khấn tết ông Công ông Táo thế nào? Cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Tết ông Công ông Táo là gì?

Tết ông Công ông Táo được biết đến là ngày lễ cúng quan trọng trong năm. Dựa theo sự tích dân gian Việt Nam thì ngày 23 tháng Chạp hàng năm Táo Quân sẽ về trời báo cáo mọi việc trong gia đình với Ngọc Hoàng. Vào đêm Giao Thừa, ông Táo lại quay về hạ giới và tiếp tục với công việc dõi theo, trông coi bếp lửa mọi nhà.

Nguồn gốc ngày Tết ông Công ông Táo là gì?

Ngày tết ông Công ông Táo gắn liền với sự tích Thị Nhi và Trọng Cao. Cặp vợ chồng này lấy nhau nhiều năm nhưng vẫn chưa có mụn con nào. Trọng Cao vì thế mà buồn bực, tính tình trở nên nóng nảy thường xuyên đánh vợ. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi thì gặp được Phạm Lang và nên duyên vợ chồng với chàng.

Trọng Cao sau khi nguôi giận thì biết mình sai và khăn gói lên đường tìm vợ. Đường xá xa xôi lại đi trong nhiều ngày nên Trọng Cao dần hết tiền và trở thành kẻ ăn xin. Cho đến một ngày nọ, Trọng Cao xin ăn tới cửa nhà Thị Nhi. Nhi nhận ra chồng cũ, thương xót và mời về nhà ăn bữa cơm. Khi Phạm Lang trở  về, để tránh việc chồng nghĩ nhiều nên nàng đã giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

tet-ong-cong-ong-tao-la-gi
Ông Táo cưỡi cá chép về trời

Đêm đó, Phạm Lang nổi lửa đốt rạ để lấy tro bón ruộng và vô tình thiêu chết Trọng Cao. Nhi thấy vậy liền lao vào lửa tự vẫn. Phạm Lang vì quá yêu và xót thương vợ nên cũng nhảy vào chết theo. Trên thiên đình, Ngọc Hoàng xét thương tình cho 3 người sống nghĩa tình nên phong làm 3 vị trông coi bếp lửa trong nhà. 

Ý nghĩa của ngày tết ông Công ông Táo

Ông cha ta quan niệm rằng, sau khi Táo Quân bẩm báo việc trong nhà cả năm qua, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để khen thưởng hoặc trách phạt gia chủ. Do đó, vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, gia đình phải thực hiện nghi lễ cúng Ông Táo để nuôi tiếng thơm cho nhà và cầu mong năm mới được ban phát nhiều tài lộc, bình an.

Không chỉ vậy, có Táo Quân trong nhà các ma quỷ sẽ không xâm phạm và làm ảnh hưởng đến gia chủ. Nhờ đó, gia đình bình an và yên ấm trong năm dài.

Tết ông Công ông Táo ngày bao nhiêu dương lịch năm 2022?

Tết ông Công ông Táo năm 2022 sẽ được thực hiện vào ngày 23/12 âm lịch. Tính theo lịch dương thì ngày 23/12 âm lịch sẽ đúng vào ngày 25/01/2023.

Tết ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?

Tết ông Công ông Táo gia chủ cần chuẩn bị các lễ vật như:

  • Mũ ông Công ông Táo: Gồm có 2 chiếc mũ đàn ông và 1 mũ cho phụ nữ.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện về chầu trời của ông Công ông Táo. Cá chép làm bằng giấy hoặc cá chép còn bơi lội đều được. Trên thực tế, người ta thường sử dụng cá chép còn sống thả trong chậu nước. Sau khi cúng thì thả xuống sông, biển.
  • Các xấp tiền vàng
  • 1 chiếc áo
  • 1 đôi giày bằng giấy

Ngoài ra, nhiều gia đình có trẻ con thì nên chuẩn bị thêm gà luộc. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là sử dụng gà mới lớn để cầu mong rằng, lớn lên đứa trẻ sẽ thông minh, mạnh mẽ và thành công.

tet-ong-cong-ong-tao-can-chuan-bi-gi
Lễ vật cúng ông Táo

Tết ông Công ông Táo cúng gì?

Đây cũng là một thắc mắc mà rất nhiều gia chủ đặt ra khi tìm hiểu về tết ông Công ông Táo là gì. Về cơ bản, mâm cúng Táo Quân sẽ gồm có:

  • Thịt heo luộc
  • Rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép
  • Gạo
  • Lọ hoa cúc
  • Trái cây tươi kèm theo trà rượu và cau trầu.

Mâm cúng ông Công ông Táo này có sự phụ thuộc nhiều vào văn hóa của từng vùng miền. Nếu gia chủ không có điều kiện thì chỉ cần làm mâm cúng 3 món. Tuy nhiên, khi đặt mâm cúng các gia chủ cần đặt ở bàn thờ gia tiên. Có như vậy mới tỏ được lòng thành kính đối với ông Táo.

Những điều kiêng kiêng kị khi cúng ông Công ông Táo

Khi cúng Táo Quân, gia chủ cần chú ý đến những điều sau:

  • Tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc kín đáo, lịch sự thể hiện thái độ tôn kính đối với Táo Quân
  • Khi đọc văn khấn ông Công ông Táo cần phải đọc t  đọc to, rõ ràng, rành mạch và thành tâm nhất
  • Không nên quá chú trọng vào việc cầu tiền tài, sung túc. Gia chủ chỉ nên cầu xin Táo bẩm báo việc tốt đẹp trong năm với bậc bề trên.
  • Tuyệt đối không cúng ông Táo sau 12 giờ đêm ngày 23
  • Nên tránh việc đặt mâm cúng lễ ở dưới bếp
  • Tuyệt đối không thả cá chép từ trên cao. Hãy cố gắng thả nhẹ cho cá bơi theo dòng nước.
kieng-ki-khi-cung-ong-tao
Đọc văn khấn nhất định phải rõ ràng, rành mạch

Có cúng rước ông Táo không?

Dựa theo quan niệm và phong tục xưa thì ngày 30 tháng Chạp sẽ là ngày gia chủ cần rước ông Táo trở về nhà. Những năm không có ngày 30 thì gia chủ cần tiến hành cúng vào ngày 29. Tuy nhiên, ở miền Trung lại làm lễ rước vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Việc cúng rước ông Táo trở về nên được tiến hành trong khung giờ từ 23h – 23h45 trước đêm giao thừa. Đối với các tỉnh miền Trung thì rước vào sáng sớm ngày mùng 7. 

Tết ông Công ông Táo tiếng Anh là gì? Tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Trung, ngày tết ông Công ông Táo được viết bởi cụm từ 灶王节. Bính âm của nó là zào wāng jié. Nói Tết ông Công ông Táo là phong tục tốt đẹp ở Việt Nam bạn có thể dùng mẫu câu: 灶王节是越南传统的美好习俗. Bính âm đọc là zào wáng jié shì yuè nán chuán tǒng de měi hǎo xí sú.

Trong tiếng Anh, ngày ông Công ông Táo được định nghĩa với từ Kitchen guardians.

Lời kết

Năm cũ qua đi năm mới lại đến, mỗi gia đình lại thực hiện nghi lễ cúng tết ông Công ông Táo. Vừa bày tỏ lòng thành kính với Táo Quân vừa để gia chủ cầu mong cho năm mới an yên, hạnh phúc, gia đạo thuận hòa. Mong rằng, qua những thông tin trên bạn đã hiểu tết ông Công ông Táo là gì. Đừng quên rằng, tết ông Công ông Táo 2022 vẫn đang chờ đón bạn, hãy chuẩn bị thật nhiều để đưa tiễn ông táo chầu trời nhé!