PLC là gì? Là thiết bị điều khiển lập trình, có khả năng thực hiện các thuật toán thông qua ngôn ngữ lập trình. PLC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi thiết kế gọn nhẹ, dễ bảo quản; tiết kiệm được không gian lắp đặt, dung lượng bộ nhớ lớn, có khả năng chứa được những chương trình phức tạp. Để hiểu rõ hơn về nguyên lý, cấu tạo và những ưu – nhược điểm, quý bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây.

PLC là gì? PLC là viết tắt của từ gì?

PLC-la-gi

PLC là gì?

PLC là tên viết tắt của Programmable logic controller khi dịch sang tiếng việt có nghĩa là bộ điều khiển logic khả trình hoặc bộ điều khiển lập trình. PLC cho phép sử dụng các thuật toán điều khiển logic thông qua ngôn ngữ lập trình để thực hiện các sự kiện theo một quy trình. 

Khái niệm ngôn ngữ lập trình PLC là gì được hiểu một cách đơn giản là một cụm các relay được thu nhỏ, tập hợp và được nâng cấp, thông minh hơn. Ngôn ngữ lập trình PLC rất phong phú và đa dạng. Bộ điều khiển logic khả trình còn có thể thay thế các mạch rơ le, hoạt động dựa theo phương thức quét các trạng thái ở đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi đầu vào thì đầu ra cũng sẽ thay đổi theo.

Cấu tạo PLC như thế nào?

Bộ điều khiển PLC gồm có các bộ phận chính sau:

  • Bộ nhớ chương trình: Gồm có ROM, RAM, ngoài ra còn có thể sử dụng vùng nhớ ngoài – EPROM
  • Bộ xử lý trung tâm CPU
  • Module input/output
  • Cổng kết nối PLC và máy tính: RS422, RS232, RS485 thực hiện nhiệm vụ đổ chương trình và giám sát chương trình.
  • Cổng truyền thông: PLC thường sẽ được tích hợp cổng truyền thông Modbus RTU.

Nguyên lý hoạt động của lập trình PLC là gì?

Nguyen-ly-lam-viec-cua-lap-trinh-PLC

Nguyên lý làm việc của lập trình PLC

Bộ điều khiển trung tâm CPU sẽ điều khiển toàn bộ hoạt động của PLC. Tốc độ xử lý của CPU sẽ quyết định tới tốc độ điều khiển của bộ điều khiển lập trình. Chương trình được lưu trữ trên RAM, pin dự phòng được tích hợp trên PLC giúp chương trình không bị mất khi gặp sự cố mất điện. CPU sẽ thực hiện nhiệm vụ quét chương trình, thực hiện các lệnh theo thứ tự.

Ứng dụng PLC

Thiết bị PLC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề và nhiều loại máy móc khác nhau như máy in, máy đóng gói, máy chế biến thực phẩm, máy cắt tốc độ cao, hệ thống phân bổ và giám sát trong dây chuyền sản xuất, hệ thống điện, xử lý nước thải,…

Dùng trong công nghệ điều khiển cánh tay Robot như gắp phôi từ băng tải bỏ qua bàn gia công CNC, điều khiển robot đưa vật liệu vào băng tải, dán tem nhãn,…Bên cạnh đó, bộ điều khiển logic khả trình còn được sử dụng để giám sát các quá trình trong nhà máy mạ, dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm,….bằng các công tắc hành trình hoặc cảm biến.

Xem thêm bài viết liên quan: 

Điều khiển biến tần bằng PLC có ưu nhược điểm gì?

dieu-khien-bien-tan-plc-co-uu-diem-gi

Điều khiển biến tần PLC có ưu – nhược điểm gì?

Ưu điểm của PLC

  • Mạch PLC gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản và sửa chữa, thay thế
  • Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn, thích hợp để lập trình cho nhiều ứng dụng khác.
  • Lập trình PLC cơ bản có độ tin cậy cao, chuẩn hóa được thiết bị
  • Thực hiện được các thuật toán phức tạo, độ chính xác cao
  • Cấu trúc PLC dạng module, dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra; mở rộng nhiều chức năng khác.
  • Khả năng chống nhiễu tốt, sử dụng tốt ở trong các loại môi trường có độ ẩm, nhiệt độ cao; dòng điện dao động,…

Nhược điểm của bộ điều khiển lập trình

  • Giá thành phần cứng cao vì đây là thiết bị công nghệ cao, tự động hóa nên giá trị cao hơn rất nhiều so với rơ le ON/OFF thông thường.
  • Một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình
  • Đòi hỏi người dùng phải có trình độ chuyên môn cao, phải được trang bị kiến thức liên quan đến từng loại PLC của từng hãng khác nhau. Mỗi hãng sẽ có phần mềm lập trình riêng nên để đào tạo thì mất rất nhiều thời gian.

Các hãng PLC phổ biến tại Việt Nam

cac-hang-plc-noi-tieng-tai-viet-nam

Các hãng PLC phổ biến tại Việt Nam

Siemens – Đức: Có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 1993, chuyên cung cấp các dịch vụ và sản phẩm điện tử, công nghệ điện. Trong đó, PLC Siemens được người dùng đánh giá cao, khẳng định vị trí của thương hiệu trên thị trường quốc tế. Hệ thống PLC Siemens được sử dụng nhiều đó là: S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500, S7-400.

Mitsubishi – Nhật Bản: Là thương hiệu nổi tiếng, Mitsubishi tập trung vào các lĩnh vực điều hòa không khí, hệ thống thang cuốn, thiết bị gia dụng,…Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, đơn vị cũng cho ra nhiều loại PLC cơ bản, được biết đến nhiều nhất là FX Series “FX1N, FX1S, FX2N, FX3G, FX3U, FX3S,…ngoài ra còn phát triển các dòng như iQ-F Series, Q Series, L Series,…

LS: Là thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc, tiền thân bắt đầu là tập đoàn LG Industrial, sau hơn 30 năm hoạt động đã tách ra vào năm 2003. Các sản phẩm PLC LS nổi tiếng trên thị trường là XGT Series (XGK, XGI, XGR), XGB Series, MASTER-K Series, GLOFA-GM Series, XMC Motion.

Rockwell Automation (Allen Bradley): Là nhà sản xuất PLC và các sản phẩm tự động hóa nhà máy, có trụ sở chính tại Milwaukee – Hoa Kỳ. Rockwell Automation đã thiết lập mạng lưới hỗ trợ toàn cầu, doanh thu toàn cầu theo báo cáo của Rockwell Automation vào năm 2019 là 6.7 tỷ USD, có khoảng 23.000 công nhân trên toàn thế giới. Các PLC mới nhất đó là Allen Bradley Micro800 Lower-Cost Micro PLC System, Allen Bradley MicroLogix Micro PLC System, Allen Bradley CompactLogix Small PLC System,…

ABB (B&R Automation): Là tập đoàn đa quốc gia, có trụ sở tại Zurich Thụy Sĩ. ABB đã thiết lập được mạng lưới hỗ trợ toàn cầu với nhiều địa điểm trên thế giới. Doanh thu năm 2019 đạt khoảng 28 tỷ đô la, chủ yếu là lĩnh vực kinh doanh tự động hóa công nghiệp. ABB (B&R Automation) đã kinh doanh PLC được 50 năm, các sản phẩm PLC kế thừa của họ gồm có  AC31, Procontic, Axumeric,  Sigmatronic.

Beckhoff: Được thành lập từ những năm 80, tập trung phát triển các hệ thống tự động hóa, phần mềm dựa trên công nghệ điều khiển PC có chức năng giống như một PLC tiên tiến. Các thương hiệu bộ điều khiển mới nhất mà Beckhoff sản xuất đó là: Beckhoff C60 Ultra-compact Industrial PC, Beckhoff X61-69 Control cabinet Industrial PC, Beckhoff C70 Ultra-compact Industrial PC in IP 65/67

Ngoài ra, còn có nhiều hãng sản xuất PLC khác, phải kể đến như: Omron – Nhật Bản, Delta – Đài Loan, Wecon – Trung Quốc, Fuji – Nhật Bản,….

Với các thông tin có trong bài viết “PLC là gì? Nguyên lý, cấu tạo của lập trình PLC là gì năm 2022” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website mayruaxemini chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!