Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng dạy rằng: “Khổ tâm lớn nhất của con người là sự ganh ghét và đố kỵ”. Vậy đố kỵ là gì? Đố kỵ để lại hậu quả xấu như thế nào? Chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Đố kỵ là gì?

Đố kỵ là một loại tính cách tiêu cực của con người. Đó là sự ganh ghét, hậm hực, không công nhận; thậm chí là có suy nghĩ và hành động bài trừ đối với các thành tựu, thành công của người khác. Lòng đố kị được thể hiện qua những hành động và suy nghĩ tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình. 

do-ky-la-gi

Đố kỵ là gì?

Từ ngàn đời xưa, tính đố kỵ và ganh ghét luôn hiện hữu trong cuộc sống của con người. Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Chu Du vì ghen tức với Gia Cát Lượng tài trí, thông minh hơn mình nên đã nhiều lần hãm hại nhưng không thành. Cuối cùng vì uất hận mà hộc máu mồm rồi chết. 

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tâm lý đố kỵ ngày càng trở nên gay gắt và phổ biến. Người ta thường so sánh mình với những người khác cùng điều kiện như minh như bạn bè cùng lớp, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp, anh em trong nhà,…. Nếu phát hiện những người xung quanh hơn mình về một mặt nào đó thì nảy sinh tâm lý không vui, buồn bã, xấu hổ,…. và cuối cùng là bực bội, căm ghét và tìm cách trả thù. 

Văn học dân gian Việt Nam cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ về sự đố kỵ, ganh ghét như: “ghen ăn, tức ở”, “con gà tức nhau tiếng gáy”,… Bên cạnh đó, rất nhiều nhà làm phim cũng khai thác đề tài và thể hiện nó trên màn ảnh nhỏ. Bạn có thể theo dõi một số bộ phim về chủ đề lòng đố kỵ như: Đố Kỵ (Thái Lan), Cuộc chiến thượng lưu (Hàn Quốc),… 

Biểu hiện của lòng đố kỵ là gì?

Sự đố kỵ trong tình bạn, sự đố kỵ trong môi trường công sở, sự đố kị trong gia đình,… Phải nói, đức tính xấu này xuất hiện trong mọi mặt và mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dưới đây là các biểu hiện của lòng đố kỵ:

  • Luôn hả hê trước những thất bại và khó khăn của bạn.
  • Luôn thích bàn tán sau lưng bạn
  • Cố tình lảng tránh hoặc tìm cách xa lánh bạn.
  • Không công nhận hoặc hạ thấp năng lực của bạn. Cho rằng những thành tự bạn có được chỉ là sự ăn may mà có.
  • Luôn tỏ ra khó chịu, hục hằn khi thấy ai đó hơn mình.
  • Thích soi mói, so sánh mọi người
  • Không thích giao lưu hay nói chuyện với những người tài giỏi hơn mình,…
  • Dùng thủ đoạn để cạnh tranh 

Nguyên nhân của lòng đố kỵ là gì?

Tâm lý thích so sánh

Có một câu nói rất hay như sau: “Chừng nào con người còn sự so sánh thì sự đố kỵ vẫn luôn hiện hữu”. Quả đúng như vậy, so sánh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự đố kỵ. 

Các bậc phụ huynh so sánh con mình với con nhà người ta để rồi “tiêm” vào đầu con mình những suy nghĩ tiêu cực, tâm lý ghen ghét với người bạn mang ra so sánh. Hay trong môi trường công sở, một nhân viên tài giỏi, được cấp trên trọng dụng và mang ra so sánh với các nhân viên khác. Ban đầu, người bị so sánh có thái độ rất chán nản, khó chịu  nhưng lâu dần sẽ nảy sinh tâm lý oán trách, phẫn uất và căm ghét với người so sánh

do-ki-xuat-phat-tu-tam-ly-so-sanh

Đố kị xuất pháp từ tâm lý so sánh

Sự so sánh không phải xuất pháp từ suy nghĩ hơn thua mà đôi khi đó là cách tạo động lực để người bị so sánh cố gắng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được điều đó. Vì vậy, nếu bạn đang muốn tạo động lực cho con em cố gắng học tập hay tạo động lực để nhân viên nỗ lực hơn thì hãy biểu đạt điều đó một cách thật khéo léo thay vì so sánh với người khác. 

Sự thiếu tự tin

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến lòng đố kị là sự thiếu tự tin. Một người sống trong hoàn cảnh thiếu thốn cũng nảy sinh sự đố kỵ với những người có hoàn cảnh tốt hơn mình. Một người thất bại trong cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh cũng nảy sinh sự đố kỵ với những người có nhiều mối quan hệ tốt hơn. Tất cả những điều ấy đều xuất phát từ sự thiếu tự tin của bản thân, họ luôn cảm thấy cuộc đời đang bất công với chính mình nên có những suy nghĩ mù quáng và cách hành xử thiếu bình tĩnh. Đồng thời, thói quen chỉ trích hay trách móc người khác cũng khiến cho lòng đố kỵ dâng cao hơn. 

Tác hại của sự đố kỵ là gì?

Đố kỵ là gì? Đó là tâm lý ganh ghét, khó chịu khi nhận thấy ai đó có thành tích hoặc có thứ gì đó hơn mình. Sự đố kỵ ấy có thể được thể hiện ra ngoài hoặc “chôn kín” trong lòng. Tuy nhiên, dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào thì đố kỵ đều không tốt và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. 

Gây ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe

Người đố kỵ luôn phải sống trong trạng thái căng thẳng, lo âu, stress. Họ hành hạ bản thân trong suy nghĩ phải làm gì đó để hơn người, để bản thân không bị thua thiệt với người khác. Điều này khiến cuộc sống của họ vô cùng tẻ nhạt, luôn phải căng não suy nghĩ và không có bất kỳ giây phút nào để thư giãn, thả lỏng tinh thần. 

Phá vỡ mối quan hệ giữa người với người

Sự ganh ghét và đố kỵ có thể phá hỏng mối quan hệ giữa người với người. Hòa khí vốn có trước đây bỗng chốc bị rạn nứt bởi lòng đố kỵ. Hơn nữa, lòng đố kỵ còn khiến cuộc sống của chúng ta trở nên cô độc, khiến mọi người xa lánh và không muốn tiếp xúc. 

Đố kỵ cũng có thể là nguyên nhân khiến phần “con” lấn át phần “người”; giết chết nhân cách, nhân phẩm và niềm kiêu hãnh của một người. Nó có thể khiến chúng ta có những hành động, việc làm trái với đạo đức, trái lương tâm và nguy hiểm hơn cả là trái với pháp luật. 

hau-qua-do-ky

Phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người

Cản trở sự phát triển 

Sống trong một tập thể phảng phất lòng ghen ghét, sự đố kỵ sẽ kìm hãm sự phát triển của con người. Bởi nếu nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, con người không có sự thân thiện và thoải mái thì nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát triển. 

Làm thế nào để xóa bỏ tâm lý đố kỵ?

Qua những thông tin chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ đố kỵ là gì và tác hại của chúng đối với cuộc sống rồi phải không? Vậy làm sao để xóa bỏ sự ganh ghét, lòng đố kỵ trong con người? Dưới đây là một vài gợi ý hay dành cho bạn:

  • Học hỏi những cái hay của người khác để hoàn thiện bản thân hơn. Hãy cố gắng biến ganh tỵ trở thành ganh đua lành mạnh. 
  • Nếu thay ai đó thành công, hãy vui cho họ thay vì cảm thấy bị vượt mặt. 
  • Phát huy sở trường của thân để tìm kiếm những cơ hội mới. Bạn có thể thua kém ở mặt này nhưng có thể sẽ thành công ở phương diện khác. 
  • Phải tin tưởng chính mình. Tuyệt đối không nản lòng hay nhụt chí trước những điều mà bạn thân chưa đạt được. Đừng vì chút thất bại trước mắt mà nghi ngờ năng lực bản thân rồi nảy sinh tâm lý đố kỵ, ganh ghét. 
  • Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn phải suy nghĩ lạc quan và tích cực. Hãy dùng “phép thắng lợi tinh thần” để tiếp thêm dũng khí cho bản thân trước mỗi thất bại. 
  • Thiền định cũng là một biện pháp rất hiệu quả giúp chúng ta loại bỏ tâm lý ganh ghét, đố kỵ trong lòng,… 

cach-xoa-bo-do-ky

Các cách xóa bỏ tâm lý đố kỵ và ganh ghét của con người

Đố kị là một đức tính xấu mà chúng ta cần phải loại bỏ ngay tức thì. Không nên vì đố kỵ mà thù oán, ghen ăn tức ở rồi làm tổn thương người khác. Hãy luôn sống lạc quan, tin tưởng chính mình và cố gắng, nỗ lực hết mình vì hoài bão của bản thân. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ đố kỵ là gì và tác hại của chúng nhé!