Bỏng là một trong những tai nạn thường xuyên gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là bỏng nước sôi. Vậy bị bỏng nên làm gì? Dưới đây là các bước sơ cứu khi bị bỏng cũng như một số mẹo chỉ bỏng nhẹ tại nhà. Đừng bỏ lỡ nhé!

Bị bỏng nên làm gì? Bật mí 10 cách chữa trị “tại nhà tiết kiệm”

Dù bạn bị bỏng do nước sôi đổ vào, do chạm tay vào chảo nóng trong lúc chế biến thức ăn, do lửa… thì đều sẽ cảm thấy rất khó chịu. Các vết bỏng được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng như sau:

bị bỏng thì làm gì
Các cập độ bỏng khác nhau
  • Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, hơi sưng nhưng không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm nào. Trường hợp này ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
  • Bỏng cấp độ 2: Da bị phồng rộp, đỏ rát, đau nhức và có mụn nước. Mụn nước vỡ ra có thể gây tiết dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy người bị bỏng cần được chăm sóc đúng cách để ngăn nguy cơ nhiễm trùng và để vết thương nhanh lành.
  • Bỏng cấp độ 3: Mức độ bỏng nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong và có những tác động lên dây thần kinh cũng như các cơ quan bên trong cơ thể. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, màu đỏ sẫm, xám hoặc đen.
  • Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ bỏng nguy hiểm nhất, thường gây ra những tổn thương sâu, vào đến tận gân và xương.

Bỏng cấp độ 3 và bỏng cấp độ 4 là các mức độ nghiêm trọng và người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện. Tình trạng bỏng cấp độ 1 và bỏng cấp độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm thì có thể điều trị tại nhà với một số mẹo sau:

Nước lạnh

Vết bỏng bị phồng nước phải làm sao? Bị bỏng nước sôi nên làm gì? Nước lạnh chính là một trong những bí quyết tốt nhất để điều trị bỏng nhẹ trên tay. Đây là cách đơn giản mà hiệu quả để chữa lành các vết bỏng ở nhà. Vết bỏng sẽ được làm dịu tức thì bằng cách:

bị bỏng nước sôi nên làm gì
Khi bị bỏng thì nên làm gì – nước lạnh

– Đổ trực tiếp nước lạnh vào khu vực bị bỏng và ngâm trong khoảng 5 – 10 phút. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gạc lạnh trên vùng da bị bỏng và giữ nó trong một vài phút.

– Lặp lại cách này mỗi giờ để giảm thiểu đau đớn và bất tiện. Tuy nhiên, chỉ nên sử nước lạnh chứ không dùng viên đá vì đá có thể hạn chế lưu thông máu và gây tổn thương đến các mô trên da.

Bị bỏng nên làm gì – Khoai tây

Bị bỏng tay làm gì cho đỡ rát? Câu trả là lời là dùng khoai tây. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu giúp điều trị bỏng trên tay trong khoảng thời gian ngắn bởi khoai tây có đặc tính làm dịu và chống kích ứng. Thành phần này rất tốt cho vết bỏng nhỏ, đặc biệt là những vết bỏng ở trên tay.

Sử dụng khoai tây sống giúp giảm nguy cơ mụn nước và đau đớn. Cách làm như sau:

– Cắt khoai tây thành lát những lát mỏng và thoa lên vết bỏng trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó bỏ các lát khoai tây ra. 

– Ngoài ra, bạn có thể để cả củ khoai tây tươi và xoa lên vết bỏng trong khoảng 15 phút. 

Bạn nên sử dụng phương pháp này ngay sau khi bị bỏng để có được kết quả tốt nhất.

Dầu dừa

bị bỏng dầu nên làm gì
Bị bỏng dầu nên làm gì – Dầu dừa – làm dịu vết bỏng

Bị bỏng nên bôi gì? Dầu dừa cũng là một trong số những cách giúp bạn biết được bị bỏng làm gì cho đỡ rát. Dầu dừa không chỉ được sử dụng trong công nghiệp làm đẹp mà còn giúp chữa một số bệnh ngoài ra trong đó có bỏng.

Kết hợp dầu dừa với nước chanh sẽ được bài thuốc chữa bỏng nhẹ tốt nhất. Cụ thể như sau:

Trộn hỗn hợp dầu dừa cùng với nước cốt chanh. Sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vết bỏng và để khô tự nhiên. Điều này không chỉ giúp chữa lành vết bỏng (dầu dừa chứa nhiều axit béo và vitamin E) mà còn giúp làm mờ vết sẹo hiệu quả (trong nước cốt chanh có tính axit). 

Mật ong

Cách làm giảm đau rát khi bị bỏng bằng mật ong bạn tin được không. Nếu bạn không biết bị bỏng thì phải làm sao thì có thể sử dụng mật ong để giảm thiểu sưng tấy với những vết bỏng nhẹ.

Mật ong với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn tốt, là một trong những cách điều trị bỏng nhẹ tại nhà hiệu quả.

Bên cạnh đó mật ong có thể giúp nhanh liền sẹo và cách sử dụng cũng đơn giản: Bạn dùng một miếng băng và thoa mật ong vào, sau đó bạn đắp lên vùng da bị bỏng. Để trong khoảng vài giờ và thay băng khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày.

Bị bỏng nên làm gì – Cây lô hội

bị bỏng thì phải làm sao
Chữa lành vết bỏng nhẹ với cây lô hội

Bị bỏng nhẹ nên làm gì? Cây lô hội hay cây nha đam cũng là cách có thể chữa lành vết bỏng tại nhà và đem lại hiệu quả bất ngờ. Cách chữa như sau:

Cắt lá cây lô hội để lấy keo của nó bôi lên vết bỏng. Ngoài ra có thể trộn bột nghệ và keo cây lô hội để được hỗn hợp bôi vào khu vực bị bỏng.

Trà đen

Tong trà đen có chứa axit tannic giúp giảm đau và khó chịu do bỏng. Tuy nhiên bạn cần làm theo cách sau để có thể sử dụng trà đen một cách hiệu quả:

Đầu tiên bạn phải đổ túi trà vào nước ấm khoảng vài phút. Làm mát nó một cách tự nhiên. Dùng một miếng vải sạch ngâm vào trong nước trà pha sẵn, sau đó đặt lên vùng da bị bỏng.

Bị bỏng nên làm gì – Dùng Giấm

bị bỏng làm gì cho đỡ rát
Dùng giấm để làm dịu vết bỏng trên da

Giấm có đặc tính khử trùng và chất làm se nên đặc biệt hữu ích trong việc chữa bỏng nhẹ và nhiễm trùng. Phương pháp chữa bỏng bằng giấm như sau:

Đầu tiên bạn pha loãng giấm, có thể là giấm táo hoặc giấm trắng đều được cùng với nước. Tiếp theo bạn rửa sạch vùng da bị bỏng và dùng một miếng vải mềm đã được ngâm giấm để quấn quanh vùng da bị bỏng. Lưu ý: Thay băng sau 2-3 giờ dùng.

Bị bỏng nên làm gì – Dùng lá mã đề

Giống như những cách điều trị bỏng khác, lá cây mã đề cũng có đặc tính khác khuẩn và chống viêm, rất hữu ích để điều trị bỏng.

Trước hết, bạn cần nghiền nát lá cây mã đề. Sau đó thoa đều lên vết bỏng và dùng một miếng vải cotton sạch để quấn quanh vết bỏng. Khi nó khô, bạn cần thay thế miếng vải khác.

Nước ép hành tây

làm gì khi vết bỏng bị phồng nước
Nước ép hành tây – mẹo trị bỏng tại nhà

Trong nước ép hành có chứa hợp chất lưu huỳnh giúp giảm đau và làm giảm nguy cơ mụn nước. Vì vậy đây cũng là cách chữa bọng đơn giản tại nhà mà bạn không nên bỏ qua..

Bạn chỉ cần cắt một củ hành và ép lấy phần nước để chữa bỏng. Lưu ý là phải sử dụng nước ép hành tươi nhé. Phương pháp này cần lặp lại nhiều lần mỗi ngày để có được hiệu quả cao nhất.

Cây oải hương

Tinh dầu hoa oải hương có chứa chất làm giảm đau và tính chất sát trùng giúp hạn chế những vết sẹo. Sử dụng cây oải hương để chữa lành vết bỏng như sau:

Cho vào ly nước vài giọt oải hương. Dùng một miếng vải mềm và ngâm vào hỗn hợp này và chấm lên vùng da bị bỏng nhiều lần. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với dầu hoa oải hương và đặt nó lên vết bỏng mỗi ngày một lần.

Bị bỏng nên làm gì? Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng

Bạn đang phân vân không biết khi bị bỏng thì làm gì? Đặc biệt bị bỏng dầu nên làm gì? Bị bỏng nước sôi cần làm gì? Bị bỏng bàn là nên làm gì?

Bất kể nguyên nhân gây bỏng là gì thì đầu tiên chúng ta cần đưa người bị nạn tránh xa khu vực xảy ra tai nạn và tiến hành sơ cứu.

Các bước sơ cứu người bị bỏng như sau:

Bị bỏng nên làm gì
Bị bỏng nước sôi phải làm gì?

– Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào trong nước nguội sạch để vệ sinh vết thương, tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn. Tiếp theo xả nhẹ nước mát trong khoảng ít nhất 15 phút. Việc làm này sẽ giúp vết bỏng được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy, ngoài ra vết bỏng cũng sẽ không bị ăn sâu thêm nữa. 

Lưu ý: chỉ nên sử dụng nước mát, không nên chườm trực tiếp đá hoặc nước đá lên vết bỏng bởi tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh có thể làm cho vết thương trở nên tệ hơn.

– Dùng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải sạch để băng lại vùng da bị bỏng, tránh vết bỏng tiếp xúc với bụi bẩn bên ngoài.

Với trường hợp bỏng nhẹ, diện tích bỏng nhỏ thì bạn vẫn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Vùng da bị bỏng nhẹ có khả năng tự liền. Trường hợp bị bỏng ở diện tích lớn hay bỏng nặng thì sau khi sơ cứu cơ bản cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng đến các cơ sở, trung tâm y tế gần nhất để được kịp thời điều trị.

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi “bị bỏng nên làm gì”. Hy vọng rằng đây đều là những thông tin bổ ích có thể giúp ích được cho bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Theo dõi https://mayruaxemini.vn/ để cập nhật những tin tức mới, bổ ích mỗi ngày.