Khi nghe ai đó nói rằng “anh bảo thủ quá” hay “tư tưởng bảo thủ của bố mẹ khiến tôi mệt mỏi” thì trong đầu bạn sẽ liên tưởng ngay đến sự trì trệ, chậm tiến… Thế nhưng, bạn không cụ thể hóa được khái niệm bảo thủ là gì? Vậy thì, hãy đọc ngay nội dung bài viết dưới đây của Mayruaxemini.vn để hiểu chi tiết nhé!
Bảo thủ là gì? Bảo thủ tiếng Anh là gì?
Bảo thủ tiếng Anh là Conservative. Bảo thủ được hiểu đơn giản là việc người ta không muốn nghe lời khuyên, ý kiến từ người khác mà chỉ khăng khăng với những suy nghĩ, lý tưởng của bản thân.
Người bảo thủ thường khó chấp nhận sự thật, không chịu nhận là bản thân sai và rất hay “cãi cùn” khi tranh luận về một vấn đề nào đó. Người có tư tưởng bảo thủ cũng khó chấp nhận được những cái mới, họ thường sống mãi theo quan niệm cũ và không linh động.
Bảo thủ còn là từ dùng để chỉ thái độ không dám phủ định những cái cũ để xây dựng những cái mới tốt đẹp hơn. Đầu óc của người bảo thủ thường lạc hậu và họ khó có thể thích nghi với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của xã hội.
Những dấu hiệu của người bảo thủ
Một số dấu hiệu điển hình của người bảo thủ là:
- Họ luôn cho rằng những ý kiến của mình là đúng, lý lẽ của mọi người đều sai.
- Không chịu đổi mới, luôn sống theo lối cũ và những kinh nghiệm cũ.
- Lặp đi lặp lại những khẩu hiệu tuyên truyền sáo rỗng, cũ rích.
- Lười cống hiến và không chịu hy sinh bất cứ điều gì của bản thân cho tập thể, cộng đồng.
- Đề cao kinh nghiệm của người đi trước thay vì tham khảo.
- Không thích kết giao bè bạn hay dành tiền cho bản thân để giải tỏa, đi chơi, du lịch và học hỏi thêm nhiều điều hay. Người bảo thủ cho rằng, những điều đó chỉ làm phí hoài tiền bạc, thời gian của họ.
- Xem thêm: Lối sống thực dụng là gì? 4 dấu hiệu nhận dạng người thực dụng
Nguyên do khiến một người có tư tưởng bảo thủ
Có khá nhiều nguyên nhân khiến dẫn đến tính cách, tư tưởng bảo thủ ở mỗi người. Jannine Estes – người thành lập nhóm trị liệu tâm lý Estes Therapy ở San Diego cho rằng:
Khi còn nhỏ, những đứa trẻ chẳng biết làm cách nào để đối diện với khó khăn. Vì vậy, chúng thường tìm đủ lý do để bảo vệ mình và hình thành nên các thói quen xấu. Những đứa trẻ này khi lớn lên đều có xu hướng sống bảo thủ.
Ngoài ra, tính cách, tư tưởng bảo thủ của một người còn được hình thành do:
- Con người chúng ta luôn bám víu vào vào những điều xưa cũ, không chịu thay đổi tư duy và hành động để phù hợp với tình hình mới.
- Chịu ảnh hưởng của cách giáo dục, cách sống của những người lớn tuổi, luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì nhìn nhận lại bản thân.
- Khi còn nhỏ bị bố mẹ và những người xung quanh chỉ trích, so sánh với “con nhà người ta”.
Hệ quả của tư tưởng bảo thủ
Bảo thủ có thể giúp cho bạn trở nên kiên định và luôn có chính kiến riêng. Thế nhưng, nó cũng khiến bạn phải gánh chịu không ít phiền toái trong cuộc sống:
Tụt hậu, khó phát triển
Nếu bạn đã từng làm việc với một người bảo thủ chắc chắn đã trải qua những cung bậc cảm xúc khó chịu, không phục, chán nản, muốn bỏ cuộc. Chưa kể, những người này còn ảnh hưởng rất lớn đến công việc chung.
Sự bảo thủ càng lớn sẽ càng khiến cho bản thân của bạn khó phát triển. Đồng thời, bạn cũng sẽ kéo tập thể đi xuống, không theo các xu hướng phát triển của xã hội.
Trong công việc, nếu bạn giữ vai trò chủ chốt và có lối tư duy lạc hậu, cổ hủ thì sẽ rất ít khách hàng ở lại hợp tác lâu dài. Nếu không kiểm điểm, bỏ đi những cái lỗi thời thì tương lai, doanh nghiệp của bạn cũng sẽ sớm bị phá sản.
Bảo thủ làm gia tăng kẻ thù
Sẽ chẳng ai muốn tranh luận với những người chỉ khăng khăng cho rằng bản thân mình đúng. Cuộc sống là cùng tiếp thu, thay đổi và tiến bộ. Do vậy, nếu bạn không lắng nghe ý kiến của những người khác, bạn sẽ mãi chìm đắm trong thế giới của riêng mình.
Những người từng cho bạn lời khuyên và bị bạn khước từ chắc chắn sẽ không quay lại giúp đỡ bạn thêm bất cứ lần nào nữa. Thậm chí, một số người còn sẵn sàng tuyệt giao vì cho rằng bạn ảnh hưởng tiêu cực đến họ. Do vậy, khi gặp khó khăn, chắc chắn bạn sẽ phải đối chọi một mình và chết dần trong sự cổ hũ của bản thân.
Cách thay đổi tính bảo thủ
Sự bảo thủ của một người không thể thay đổi trong chốc lát mà cần phải có quá trình, thay đổi dần dần. Dưới đây là một số mà bạn nên kiên trì áp dụng để thay đổi tính cách bảo thủ:
Luôn giữ bình tĩnh
Sự nóng giận trên thực tế chỉ khiến cho bạn tự chuốc lấy ức chế, bức xúc vào người mà thôi. Đôi khi, vấn đề không ở ai khác mà nó nằm chính ở cách tiếp cận của bạn. Vì thế, hãy luôn biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác.
Sau đó, bạn bình tĩnh suy xét và đưa ra những phương án giải quyết hợp tình hợp lý nhất. Hãy nhớ rằng, bạn không được dồn ép người khác và tấn công họ bằng những từ ngữ khó nghe. Bởi điều mà chỉ khiến cho mối quan hệ giữa bạn và họ xấu đi. Hơn nữa, họ cũng sẽ không tôn trọng bạn.
Bỏ qua định kiến
Để không trở thành một người bảo thủ, các bạn cần phải chú tâm học hỏi, lắng nghe người khác nói. Hãy bỏ qua định kiến của cá nhân và thoải mái trao đổi về vấn đề mà mọi người đang đề cập đến.
Bạn cần biết rằng, khi muốn tháo gỡ tấm khiên trong lòng thì bạn cần phải bỏ đi những định kiến ngăn cách giữa 2 người. Có như vậy, bạn mới nhìn được những điều tuyệt vời khác ở họ và sẵn lòng tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm mới.
Thay đổi cách nói chuyện
Nhà tâm lý học Lisa Kift cho rằng: “Nói với người kia về việc họ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm dù có bị bạn phê bình đi chăng nữa”.
Do vậy, các bạn hãy học cách không chỉ trích và cố gắng làm lớn vấn đề khi nói chuyện với những người khác. Thay vào đó, hãy luôn tôn trọng, lắng nghe và ghi nhận những nỗ lực của người khác nhé!
Về lâu dài, bạn không chỉ loại bỏ được tính bảo thủ, có thể nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau mà còn được mọi người yêu quý. Nếu cảm thấy áp dụng với người ngoài khá khó thì bạn hãy bắt đầu thay đổi với những người trong gia đình nhé!
Đọc sách mỗi ngày
Cách tốt nhất để thay đổi tính cách, suy nghĩ của bản thân có lẽ là tự chiêm nghiệm và rút ra bài học. Việc chỉ giáo và hướng dẫn của những người khác đôi khi khiến bạn cảm thấy bản thân kém cỏi, tổn thương và không muốn tiếp thu.
Do vậy, thay vì bị động chờ người khác giảng dạy thì bạn hãy cố gắng đọc sách mỗi ngày để cải tiến tư duy và có suy nghĩ tiến bộ hơn! Đặc biệt, thông qua việc đọc sách bạn cũng sẽ có thêm nhiều nguồn thông tin, tri thức mới mới. Nhờ đó, bạn sẽ được mở mang kiến thức và dễ dàng tiếp thu ý kiến của mọi người.
Giải đáp bảo thủ trong tình yêu là gì?
Bên cạnh thắc mắc tính bảo thủ là gì thì nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng, bảo thủ trong tình yêu là thế nào?
Bảo thủ trong tình yêu thực chất là sự cố gắng giữ vững những suy nghĩ, quan niệm đã lỗi thời về tình cảm. Ai đó luôn thể hiện tình cảm một cách máy móc và mong muốn đối phương phải làm theo ý mình. Trong trường hợp đối phương không nguyện ý thì họ sẽ tức giận và có hành vi bạo lực.
Một người đàn ông bảo thủ thường thích chỉ đạo vợ phục tùng mệnh lệnh của mình. Họ thích thể hiện quyền lực với vợ và cực ghét tranh cãi. Khi vợ làm trái ý thì họ thường tỏ thái độ ghét bỏ, bực tức và dọa đánh.
Như vậy, Mayruaxemini.vn đã giải thích cho bạn về khái niệm bảo thủ là gì cũng như các dấu hiệu để nhận biết người có tư tưởng bảo thủ. Cảm ơn quý bạn đọc đã luôn theo dõi bài viết, hãy để lại bình luận nếu có bất cứ thắc mắc nào nhé!