Khởi ngữ là gì? Tác dụng của khởi ngữ trong câu là gì? Khởi ngữ và các thành phần biệt lập có giống nhau không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Mayruaxemini.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Khởi ngữ là gì?

Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, khởi ngữ được định nghĩa như sau:

Khởi ngữ là thành phần phụ được thêm vào câu, thường đứng trước chủ ngữ. Khởi ngữ giúp làm rõ vấn đề được nhắc đến trong câu. Thông thường, khởi ngữ sẽ đi sau các quan hệ từ như: về, còn, và, đối với.

khoi-ngu-la-kien-thuc-quan-trong-trong-chuong-trinh-tieng-viet
Khởi ngữ là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Tiếng Việt

Trong câu, khởi ngữ thường không được sắp xếp theo một vị trí cố định. Nếu bạn muốn nhấn mạnh câu văn thì có thể đưa khởi ngữ lên đầu câu.

Ví dụ:

Về việc tuân thủ các điều luật giao thông, đó là trách nhiệm của toàn dân, là điều mà bất cứ công dân nào cũng phải nghiêm túc thực hiện.

=> Khởi ngữ trong câu ở đây là “Về việc”. Nó được đặt lên đầu câu để làm nổi bật nội dung chính đang được đề cập đến.

Dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ. Do vậy, trong khá nhiều bài thi, các bạn học sinh cần phải lưu ý đến điểm này. Một số dấu hiệu để nhận biết chính xác khởi ngữ (đề ngữ) là:

  • Thường đứng trước chủ ngữ hoặc đứng ở đầu câu
  • Khởi ngữ thường đi cùng với các quan hệ từ như còn, với, đối với, và…
  • Khởi ngữ có thể tách biệt hoặc liên kết trực tiếp với các thành phần trong câu.
  • Sau khởi ngữ thường có trợ từ “thì”.

Ví dụ:

Còn tôi thì rất vui khi được gặp lại bạn.

=> Khởi ngữ ở đây là “còn”, chủ ngữ là “tôi”.

Tác dụng của khởi ngữ là gì?

Khi soạn văn 9 khởi ngữ, các bạn học sinh nhất thiết phải tìm hiểu kỹ về tác dụng của khởi ngữ. Có như vậy, bạn mới sử dụng khởi ngữ đúng cách và đảm bảo được sự trôi chảy trong câu văn, lời nói.

su-dung-khoi-ngu-se-giup-loi-noi-cau-van-tro-nen-mach-lac-hon
Sử dụng khởi ngữ sẽ giúp lời nói, câu văn trở nên mạch lạc hơn

Khởi ngữ có 2 tác dụng chính là nhấn mạnh và nêu lên chủ đề của câu chuyện. 

  • Khởi ngữ dùng để nhấn mạnh: Khi thêm thành phần khởi ngữ ở đầu câu sẽ giúp bạn nhấn mạnh nội dung, thông điệp trong câu.
  • Khởi ngữ dùng để nêu chủ đề câu chuyện: Lúc này, khởi ngữ thường giữ vai trò tương đương với chủ ngữ, vị ngữ hay trạng ngữ. Nó giúp nêu rõ các sự việc, hiện tượng và làm cho câu chuyện được bắt đầu một cách hấp dẫn hơn.

Khởi ngữ và các thành phần biệt lập giống hay khác nhau?

Khởi ngữ là một phần của ngữ pháp Tiếng Việt. Giữa khởi ngữ và các thành phần biệt lập có nhiều điểm khác nhau, cụ thể:

  • Thành phần biệt lập là những từ không liên quan đến các thành phần chính trong câu. Chúng không ảnh hưởng đến nghĩa của câu. Hơn nữa, các thành phần biệt lập thường được dùng với mục đích chính là diễn tả thái độ, cách đánh giá của người đối với việc được nhắc đến trong câu. 

Chúng ta có thể nhận biết được các thành phần biệt lập qua những từ thể hiện thái độ, cảm xúc như hỡi ơi, trời ơi; từ để gọi: vâng, dạ…, từ thể hiện sự nhận định: này, chắc chắn…

  • Khởi ngữ là những từ đứng riêng biệt nhưng nó có mối quan hệ mật thiết với các thành phần chính trong câu. Nếu bỏ đi khởi ngữ thì câu sẽ không còn đầy đủ ý nghĩa. 

Các dạng bài tập về khởi ngữ

Có 2 dạng bài tập về khởi ngữ thường gặp như sau:

Dạng 1: Xác định thành phần khởi ngữ trong câu

Để làm dạng bài này, bạn cần phải nắm bắt được khái niệm khởi ngữ là gì cũng như các dấu hiệu để nhận biết khởi ngữ.

Ví dụ: 

  • Đối với bài tập về nhà, nếu không chuẩn bị trước cô giáo sẽ cho điểm 0. => Khởi ngữ trong câu là “đối với bài tập về nhà”
  • Còn cậu ấy, tôi thấy quá đáng lắm rồi, không chịu nổi nữa. => Khởi ngữ là “còn”
  • Đi học thì quần áo nên chỉnh tề, không nhuộm màu tóc hay trang điểm lòe loẹt. => Khởi ngữ là “đi học”.
  • Vâng! Anh nói đúng, đối với chúng mình như vậy là hạnh phúc rồi. => Khởi ngữ trong câu là “đối với chúng mình”.

Dạng 2: Viết lại câu bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ

Yêu cầu: Chuyển câu không có khởi ngữ thành câu có khởi ngữ

Đối với yêu cầu của dạng bài tập này, bạn cần xác định được chủ đề mà câu văn nói đến là gì. Sau đó, hãy đưa chủ đề lên đầu câu và thêm trợ từ “thì” để câu văn trở nên mạch lạc hơn. Các bạn học sinh cũng có thể linh hoạt thêm dấu phẩy sau khởi ngữ để nó không biến thành chủ ngữ.

Yêu cầu: Chuyển câu có khởi ngữ thành câu không có khởi ngữ 

Với yêu cầu này, bạn chỉ cần lấy khởi ngữ chuyển thành thành phần chính trong câu. Đồng thời, bỏ đi các từ ngữ phía trước khởi ngữ và dấu phẩy để khởi ngữ chuyển thành chủ ngữ. Ví dụ: Về việc học, tôi sẽ chăm hơn. Viết lại => Tôi sẽ chăm chỉ việc học hơn

Lưu ý khi sử dụng khởi ngữ để đặt câu

Khi đặt câu với khởi ngữ, để tránh nhầm lẫn với các loại từ khác, học sinh cần phải ghi nhớ những điều sau:

  • Khởi ngữ có thể quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với yếu tố nào đó hoặc nội dung trong phần câu còn lại. Nếu như quan hệ trực tiếp thì yếu tố khởi ngữ sẽ được lặp lại nguyên hoặc dùng từ thay thế. Quan hệ gián tiếp thì khởi ngữ chỉ được nhắc lại một phần nhắc lại một phần.
  • Cần phân biệt rõ khái niệm của khởi ngữ và chủ ngữ trong câu. Bạn có thể phân biệt 2 thành phần câu này qua dấu phẩy trong câu. 

Ví dụ: 

Trò chơi này thú vị thật! => Từ “trò chơi này” là chủ ngữ

Trò chơi này, chơi vô cùng thú vị =>  “trò chơi này” trong câu là khởi ngữ.

Với những thông tin trên, Mayruaxemini.vn mong rằng, quý độc giả đã nắm vững các kiến thức về khởi ngữ là gì. Để hiểu rõ và sử dụng thành thạo khởi ngữ, bạn hãy cố gắng đặt câu và làm nhiều bài tập thực hành hơn nhé!