Bên cạnh trợ từ, thán từ và chỉ từ thì tình thán từ cũng được sử dụng rất phổ biến trong văn học. Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn đọc chưa hiểu được tình thái từ là gì? Sử dụng tình thái từ thế nào là đúng? Nếu vậy, hãy cùng Mayruaxemini.vn tìm hiểu nhé! 

Tình thái từ là gì? Tính thái từ là gì trong tiếng Anh?

Trong Tiếng Anh, không có từ nào được dùng để chỉ khái niệm về tính thái từ, chỉ có động từ tình thái là modal verb.

Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 8, định nghĩa tình thái từ được nêu rõ như sau:

Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu cầu khiến, câu nghi vấn hoặc câu cảm thán nhằm biểu thị tình cảm, thái độ của người nói về sự vật, hiện tượng hoặc hành động nào đó. Tình thái từ thường đứng ở cuối câu.

tinh-thai-tu-da-duoc-giang-day-trong-chuong-trinh-ngu-van-8
Tình thái từ đã được giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn 8

Các tình thái từ thường gặp là: chứ, à, chăng, không, nhé…

Chức năng của tình thái từ là gì?

Tình thái từ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu như sau:

2-chuc-nang-co-ban-cua-tinh-thai-tu
2 chức năng cơ bản của tình thái từ

Tạo câu theo mục đích nói

Sử dụng tình thái từ sẽ giúp người nghe có thể hiểu nhanh hơn mục đích, thông tin người nói muốn truyền đạt. Mục đích đó có thể là để hỏi, cầu khiến hoặc bộc lộ cảm xúc về sự việc, hành động nào đó.

Ví dụ: 

Tình thái từ được dùng để tạo câu nhằm mục đích để hỏi

  • Bố có ở nhà không ạ?
  • Hôm nay còn không đến trường hả?
  • Có chuyện gì sao?

Tình thái từ dùng cho mục đích cầu khiến

  • Nghe máy đi nào!
  • Làm ơn giúp tớ hoàn thiện bài tập này nhé!
  • Lát về em ghé chợ trước nhé!

Biểu thị sắc thái tình cảm

Đó có thể là thái độ nghi ngờ, hoài nghi, ngạc nhiên, trông chờ, cầu mong… Các tình thái dùng để biểu thị sắc thái tình cảm gồm có: a, nhé, à, cơ mà…

Ví dụ:

  • Em làm đây! (Thể hiện sự nhấn mạnh, thông báo)
  • Minh về rồi đúng không? (Thể hiện sự hoài nghi)

Có bao nhiêu loại tình thái từ trong tiếng Việt?

Trong Tiếng Việt, tình thái từ được chia làm 4 loại chính là:

  • Tình thái từ nghi vấn: chứ, chăng, hử….
  • Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với
  • Tình thái từ cảm thái: trời ơi, hỡi ôi, ôi…
  • Tình thái từ dùng để thể hiện tình cảm và thái độ của người nói: nhé, vậy, mà.
cac-loai-tinh-thai-tu
Các loại tình thái từ

Cách sử dụng tình thái từ

Để sử dụng tình thái từ, bạn buộc phải hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Như vậy mới có thể sử dụng tình thái từ cho đúng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp. 

Tình thái từ được dùng rất phổ biến trong giao tiếp thường ngày. Do đó, các bạn nên căn cứ vào đối tượng giao tiếp để sử dụng một cách phù hợp nhất. 

  • Khi thể hiện sự lịch sự, lễ phép thì bạn có thể thêm từ “ạ” vào cuối câu. Ví dụ: Anh bảo em làm gì ạ!
  • Khi muốn thể hiện sự gần gũi, thân mật trong các mối quan hệ ngang hàng thì bạn có thể dùng đến các từ như: à, nhé… Ví dụ: Chiều ông qua nhà tui học bài nhé!
  • Trong cuộc hội thoại, nếu bạn muốn hướng chủ đề về đối tượng khác thì có thể dùng các tình thái từ như kia, này… Ví dụ: Cô ấy rất thích bộ váy này!
  • Để bày tỏ sự quan tâm hoặc giải thích về điều gì đó, bạn hãy dùng đến tình thái từ “mà”.

Phân biệt tình thái từ và câu cảm thán

Có khá nhiều người cho rằng, câu cảm thán và tình thái từ giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, về đặc điểm hình thức cũng như chức năng của câu cảm thán và tình thái từ hoàn toàn khác nhau.

Cụ thể:

Tình thái từ Câu cảm thán
Đặc điểm hình thức Thường nắm ở cuối câu. Các tình thái từ thường gặp như: ạ, à, hử, ư, chăng, chứ, nhé, cơ, vậy… Thường là câu có những từ ngữ cảm thán như: trời ơi, than ôi,.. Kết thúc câu cảm thán là dấu chấm than.
Chức năng – Dùng để tạo câu theo mục đích của người nói.

– Dùng để thể hiện sắc thái biểu cảm cho câu nói như thái độ nghi ngờ, ngạc nhiên, mong chờ…

Câu cảm thán được dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Người nói có thể bộc lộc cảm xúc qua nhiều kiểu câu nhưng với câu cảm thán, cảm xúc của mỗi người sẽ được thể hiện một cách rõ nét nhất.

Các dạng bài tập về tình thái từ thường gặp

Có 2 dạng bài tập về tình thái từ thường gặp là:

Dạng 1: Xác định các tình thái từ có trong câu hoặc đoạn văn

Với dạng bài này, các bạn chỉ cần đọc kỹ từng câu và dựa vào ngữ cảnh để xác định đâu là tình thái từ. 

Ví dụ 1:  Xác định tình thái từ trong các câu:

  • Cháu ngừng khóc đi! Mọi người nhìn kìa! => Tình thái từ: đi
  • Bà đã khỏe hơn rồi chứ ạ! => Tình thái từ: chứ, ạ
  • Lớp em hôm nay không có bạn nào nghỉ học ạ! => Tình thái từ: ạ
  • Chuyển sang lớp mới, em hãy cố gắng nhiều hơn nhé! => “nhé” là tình thái từ trong câu.

Ví dụ 2: Những câu nào dưới đây cần điền thêm tình thái từ?

  • Con ăn rồi!
  • Con đi chơi đây!
  • Cảm ơn chú!

=> Cả 3 câu trên đều không chưa đúng với chuẩn mực giao tiếp của người Việt. Bởi cả 3 câu đều là những câu giao tiếp giữa người ít tuổi với người lớn tuổi hơn nhưng sắc thái trò chuyện của người nói lại giống như trò chuyện cùng với người cùng vai vế. 

Do đó, cả 3 câu chúng ta đều cần phải thêm tình thái từ như sau:

  • Con ăn cơm rồi ạ!
  • Con đi chơi đây ạ!
  • Cháu cảm ơn chú ạ!

Dạng 2: Đặt câu, viết đoạn văn có chứa tình thái từ

Với dạng bài này, tất cả các bạn học sinh cần hiểu rõ tình thái từ là gì. Qua dạng bài này, học sinh sẽ củng cố và rèn luyện được khả năng viết văn tốt hơn. Vì thế, các bạn học sinh nên chú ý luyện tập nhiều hơn nhé!

Kết Luận

Ngoài tìm hiểu khái niệm tình thái từ là gì, bạn đọc cũng cần phải chú ý 1 số tình thái từ trong tiếng địa phương như: hỉ (Huế) – nhỉ; héng (Nam Bộ) – nhỉ, phải thế không; nghen (Nam Bộ) – nhé… Tin rằng, khi nắm bắt được khái niệm, các loại tình thái từ bạn đọc sẽ sử dụng thành thạo tình thái từ trong cả văn nói, văn viết.