Nhận thức là gì? Nhận thức cảm tính và lý tính khác nhau ở điểm nào? Bài viết từ Mayruaxemini.vn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến nhận thức, mời bạn tham khảo!

Nhận thức là gì?

Trong tiếng Anh, nhận thức được định nghĩa bằng từ Cognition. Triết học Mác – Lenin cho rằng, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não con người. Quá trình phản ánh có tính tích cực, năng động, sáng tạo và dựa trên cơ sở thực tiễn.

Ở từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm nhận thức được nêu rõ là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người. Thông qua đó, con người có thể tư duy tốt và không ngừng tiến bộ hơn. Sự nhận thức của mỗi một con người vừa có ý thức vừa vô thức, có cụ thể và cũng có trừu tượng.

nhan-thuc-la-gi
Nhận thức là cả một quá trình nhìn nhận, quan sát thế giới xung quanh của mỗi người

Trong tâm lý học và khoa học nhận thức cho rằng, nhận thức đề cập nhiều đến tâm lý cũng như khả năng thu thập, xử lý thông tin của một cá nhân. 

Khái niệm nhận thức bản thân là gì?

Nhận thức bản thân được hiểu đơn giản là khả năng tự nhận thấy suy nghĩ, cảm xúc và cách ảnh hưởng của chúng đến mỗi một hành vi của bạn. Khi nhận thức được điều này, bản thân bạn có thể hiểu rõ bản thân và biết cách hành xử đúng với chuẩn mực xã hội. Về cơ bản, nhận thức bản thân sẽ giúp bạn hào nhập với thế giới nhanh hơn.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính khác nhau thế nào?

Để biết được điểm khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý tính, bạn buộc phải hiểu rõ về tính chất của chúng, cụ thể:

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính được biết đến là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức. Đây là một trong số các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người cần dùng tới các giác quan để tác động và nắm bắt sự vật, sự việc đang diễn ra. 

Các hình thức chính của nhận thức cảm tính là:

  • Cảm giác: Đây là hình thức phản ánh rõ ràng các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan của con người. Dựa theo các nhà nghiên cứu thì cảm giác là nguồn gốc cho mọi sự hiểu biết và là kết quả của sự chuyển hóa năng lượng kích thích từ bên ngoài. Cuối cùng biến năng lượng kích thích đó thành yếu tố ý thức ở con người.
  • Tri giác: Tri giác là sự tổng hợp toàn bộ cảm giác của con người. So với cảm giác thì đây là hình thức nhận thức bậc cao, phong phú hơn. Trong tri giác có tất cả những thuộc tính trực quan của sự vật, sự việc. Tri giác phản ánh được đâu là thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng của các sự vật sự việc.
  • Biểu tượng: Nó phản ánh hoàn chỉnh các sự vật khi con người hình dung hoặc cố gắng nhớ lại. Ở biểu tượng có chứa đựng yếu tố trực tiếp và gián tiếp. Bởi nó được hình thành dựa trên sự phối hợp giữa các giác quan. Vì thế, biểu tượng có thể phản ánh và phân tích rõ ràng các thuộc tính đặc trưng của sự vật.

Ví dụ về nhận thức cảm tính

Đặc điểm chính của nhận thức cảm tính chính là phản ánh trực tiếp đối tượng thông qua các giác quan con người. Bạn có thể dựa trên đặc điểm của nó để hiểu hơn về nhận thức cảm tính nhé!

Ví dụ về nhận thức cảm tính như sau:

Anh A đến một cửa hàng bình dân. Trong lúc chờ đợi món chính, nhân viên phục vụ đã mang đến một món ăn phụ vô cùng hấp dẫn và anh A muốn ăn ngay.

Nhận thức cảm tính lúc này của anh A chính là món ăn ngon, hấp dẫn và rất muốn ăn.

Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức lý tính hay còn được biết đến với một tên gọi khác là tư duy trừu tượng. Đây là giai đoạn phản ánh gián tiếp, khái quát các sự vật sự việc thông qua các hình thức chính như khái niệm, suy luận, phán đoán. 

Các hình thức biểu hiện của nhận thức lý tính bao gồm:

  • Khái niệm: Đây là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính. Nó phản ánh toàn bộ đặc tính, bản chất của sự vật sự việc. Tuy nhiên, sự phản ánh này mang tính chất khái quát. Khái niệm đóng vai trò quan trọng đối với nhận thức. Bởi lẽ, nó là cơ sở chính để hình thành nên các luận điểm suy đoán, kết luận sau này.
  • Phán đoán: Là hình thức tư duy liên kết các khái niệm lại với nhau để đi đến kết luận cuối cùng về đặc điểm hoặc thuộc tính của một đối tượng nào đó. Phán đoán có 3 loại chính là phan đoán đơn nhất, đặc thù và phổ biến. Trong số đó, phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện mang tính bao quát và khách quan nhất.
  • Suy luận: Là hình thức kết nối các phán đoán lại với nhau để tìm ra tri thức mới. 

Đặc điểm của nhận thức lý tính là nhận thức một cách gián tiếp với sự vật, sự việc. Đồng thời đây cũng là quá trình đi sâu phân tích vào tính chất của sự vật, hiện tượng.

nhan-thuc-ly-tinh-la-gi
Nhận thức lý tính giúp con người phân tích được đặc điểm, bản chất sự vật

So sánh nhận thức cảm tính và lý tính

Về cơ bản, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau. Giữa chúng vẫn có nhiều điểm giống, liên kết với nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số điểm khác biệt, cụ thể như sau:

So sánh nhận thức cảm tính và lý tính về điểm giống

Cả nhận thức lý tính và cảm tính đều phản ánh:

  • Khi có hiện thực khách quan tác động trực tiếp đến bộ não con người
  • Mang các đặc điểm riêng về cách nhìn nhận, đánh giá, suy luận của mỗi người.
  • Phản ánh dựa trên các phong tục, tập quán, lịch sự nơi chủ thể đang sống
  • Cả 2 loại nhận thức này đều có ở con người và động vật.

Điểm khác biệt giữa nhận thức cảm tính và lý tính

Để hiểu rõ điểm khác biệt giữa 2 loại nhận thức này, Mayruaxemini.vn sẽ giúp bạn so sánh ở 2 khía cạnh:

Bản chất các giai đoạn:

  • Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu trong các giai đoạn của quá trình nhận thức.
  • Nhận thức lý tính là giai đoạn phán ảnh gián tiếp các sự vật sự việc.

Đặc điểm nhận thức:

  • Nhận thức cảm tính: Phản ánh trực tiếp đối tượng thông qua các giác quan của con người. Loại hình nhận thức này phản ánh toàn bộ vẻ bề ngoài, cái tất nhiên, ngẫu nhiên và cả bản chất của sự vật. Điểm hạn chế của loại nhận thức này là không thể khẳng định được mối liên hệ bản chất và cái tất yếu bên trong mỗi sự vật. Để khắc phục, chủ thể nhận thức buộc phải vươn lên giai đoạn lý tính.
  • Nhận thức lý tính: Là quá trình nhận thức gián tiếp, có đi sâu vào phân tích bản chất của sự vật hiện tượng. Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn so với cảm tính. 

Đánh giá về nhận thức cảm tính và lý tính

Nhận thức cảm tính và lý tính có mối liên kết chặt chẽ. Nếu như không có cảm tính sẽ không xuất hiện nhận thức lý tính. Ngược lại, nếu không có nhận thức lý tính thì con người sẽ mãi mãi không biết được đặc điểm, bản chất của sự vật, sự việc.

Bản chất của nhận thức là gì?

Bản chất của nhận thức được làm rõ trong triết học Mác – Lenin như sau:

  • Nhận thức là thừa nhận sự tồn tại của thế giới và nó độc lập với ý thức. Nhận thức phản ánh thế giới quan vào bộ não con người một cách trực quan, sáng tạo.
  • Nhận thức cũng là thừa nhận thế giới của con người có nhiều điều chưa khám phá, chưa biết đến.
  • Nguồn gốc của nhận thức là thế giới vật chất. Tuy nhiên, cơ sở ảnh hưởng trực tiếp là thực tiễn.
  • Nhận thức là cả một quá trình phát triển của mỗi một cá nhân.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là gì?

Thực tiễn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức. Thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là động lực và tiêu chuẩn của nhận thức. Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức. Từ thực tiễn, con người sẽ nhận thức được các nhiệm vụ, cách hành xử và hoàn thiện bản thân.

Nhờ vào các hoạt động thực tiễn, giác quan của con người sẽ ngày càng đưuọc hoàn thiện. Đồng thời qua quá trình đó, năng lực tư duy, phân tích và phán đoán con người ngày càng được củng cố.

Thực tiễn sẽ không ngừng bổ sung, điều chỉnh và giúp con người hoàn thiện nhận thức. Nếu như không có thực tiễn, quá trình nhận thức sẽ không được hình thành.

vai-tro-thuc-tien-voi-nhan-thuc
Thực tiễn ảnh hưởng đến nhận thức rất nhiều

>>> Xem thêm: Thực tiễn là gì? 10 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Các vấn đề liên quan đến nhận thức

Bên cạnh thắc mắc nhận thức là gì thì một số người cũng đặt câu hỏi rằng:

Nhận thức khoa học là gì?  Nhận thức luận là gì?

Nhận thức khoa học là phân loại nhận thức được hình thành gián tiếp từ sự phản ánh toàn bộ đặc điểm, bản chất của đối tượng mà chủ thể đang nghiên cứu. Nó thể hiện được sức mạnh, sự sáng tạo của nhận thức lý tính. Nhận thức khoa học có tính khách quan, hệ thống và tính căn cứ.

 Nhận thức luận được hiểu là các cuộc điều tra về bản chất của tri thức. Nhận thức luận giúp con người chúng ta nghĩ ngợi, suy luận và phán đoán chính xác hơn. 

Tâm lý học nhận thức là gì?

Tâm lý học nhận thức là một khía cạnh của ngành  tâm lý. Nó được áp dụng nhiều trong việc nghiên cứu các quá trình tinh thần từ lập kế hoạch, tổng hợp suy luận. Từ trước đến nay, các nhà tâm lý học luôn cố gắng xây dựng mô hình nhận thức liên quan đến quá trình xử lý thông tin ở bên trong bộ não con người. Nó bao gồm nhận thức, ngôn ngữ, trí nhớ và cả cảm xúc con người.

Suy giảm nhận thức là gì? Mất nhận thức là gì?

Suy giảm nhận thức cũng như mất nhận thức là những cụm từ mà có lẽ không quá xa lạ với chúng ta. Bởi đây đều là những cụm từ nói đến sự suy nhược về mặt thần kinh, cụ thể:

  • Suy giảm nhận thức là ai đó bị giảm hoặc nhiều khả năng có thể ghi nhớ, phán đoán, suy luận về các vấn đề. Suy giảm nhận thức thường xuất hiện ở những người cao tuổi, bị lão hóa.
  • Mất nhận thức là hiện tượng con người không thể xác định được bất cứ vật thể nào thông qua việc sử dụng nhiều giác quan. Người bị mất nhận thức thường không kiểm soát được hành vi, không thể ghi nhớ và nhận dạng sự vật, sự việc. Mất nhận thức thường xuất hiện khi con người bị chấn thương vùng não. 

Cách giáo dục phát triển kỹ năng nhận thức là gì?

Hiểu rõ giá trị nhận thức là gì ai trong số chúng ta đều luôn cố gắng hoàn thiện kỹ năng này đúng không? Vậy cách để giáo dục phát triển nhận thức là gì bạn có biết?

Một số tips hay mà chúng tôi muốn khuyến khích bạn áp dụng là:

  • Học tập, bổ sung thêm nhiều kiến thức hay về cuộc sống.
  • Lắng nghe và phản ứng với các âm thanh xung quanh cuộc sống.
  • Rèn luyện khả năng chú ý, tập trung vào sự vật, hiện tượng nào đó
  • Xác định mục tiêu và vạch rõ kế hoạch chinh phục
  • Đừng quên tập viết nhật ký hàng ngày ghi lại những dự định, cảm xúc và suy nghĩ của bạn.

Lời Kết

Nhận thức luôn là một quá trình dài của mỗi con người. Có nhận thức tốt thì cuộc đời bạn mới thực sự vẹn toàn. Vì thế, ngoài tìm hiểu nhận thức là gì thì đừng quên lưu lại các tips rèn luyện để không ngừng hoàn thiện bản thân nhé!