Chúng ta thường nghe đến thực tiễn nhưng hiểu rõ về từ này thì quả thực không phải ai cũng thấu. Vậy thực tiễn là gì? Thực tiễn đối với nhận thức có vai trò thế nào? Mời bạn cùng Mayruaxemini.vn khám phá đáp án ở ngay bài viết nhé!

Thực tiễn là gì?

Trong tiếng Anh, thực tiễn được định nghĩa bởi từ Practice. Thực tiễn được biết đến là một phạm trù cơ bản của triết học. Rất nhiều nghiên cứu về nó và cho ra các khái niệm khác nhau, cụ thể:

  • Chủ nghĩa duy tâm cho rằng, thực tiễn là các hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người. Thực tiễn  không phải là hoạt động vật chất hay lịch sử xã hội.
  • Chủ nghĩa duy vật trước Mác lại cho rằng, thực tiễn là hoạt động vật chất của con người. Thế nhưng, những người theo chủ nghĩa duy vật lúc bây giờ còn hiểu thực tiễn là hoạt động của các con buôn.

Qua phân tích, kế thừa và phát triển một cách sáng tạo nhất, C.Mác và Ăngghen đã kết luận rằng: thực tiễn là toàn bộ các hoạt động vật chất có mục đích. Những hoạt động này mang tính lịch sử – xã hội và con người đang cố gắng cải biến chúng để phù hợp hơn với đời sống.

thuc-tien-la-gi
Thực tiễn thuộc phạm trù triết học

Ví dụ về thực tiễn

Các ví dụ dễ hiểu nhất về thực tiễn là:

  • Hành động gặt lúa của người dân. Họ sử dụng đến liềm, mát gặt để thu hoạch lúa vào kho.
  • Hoạt động chế tạo vải của các công nhân ngành dệt để tạo ra sản phẩm cuối cùng là quần áo, giày dép,…
  • Hoạt động bầu cử lớp trưởng của một lớp…

Các đặc điểm nổi trội của thực tiễn là gì?

Vận dụng triết học vào thực tiễn người ta thấy được rằng, thực tiễn có những điểm nổi bật như sau:

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có mục đích của con người

Chỉ có lao động, sản xuất thì con người mới tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình. Lao động hiệu quả là khi con người biết cách chế tạo cũng như sử dụng các công cụ lao động. 

Như vậy có thể nói rằng, nếu như không có hoạt động thực tiễn trên thì con người và xã hội hoàn toàn không thể tồn tại cũng như phát triển. Thực tiễn được xem là phương thức tồn tại cơ bản của loài người và xã hội. Đây cũng là phương thức chủ yếu chỉ rõ mối quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài.

thuc-tien-mang-lai-gi
Thực tiễn mang tính lịch sự, xã hội và là các hoạt động sản xuất có mục đích

Thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử – xã hội

Các hình thức hoạt động thực tiễn có thể thay đổi nhiều qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn luôn là dạng hoạt động cơ bản, phổ biến của xã hội loài người. Hoạt động này chỉ có thể thực hiện trong các mối quan hệ của xã hội.

Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của riêng nó. Dựa vào các hình thức, sự phát triển thực tiễn chúng ta sẽ biết được cuộc sống và khả năng chinh phục tự nhiên của con người. Nghĩa là, nếu hình thức hoạt động thực tiễn căn bản thì cuộc sống con người cũng chỉ ở mức sơ khai. Khi hoạt động thực tiễn tiến bộ đồng nghĩa với việc đời sống của con người đã đủ đầy và phát triển hơn nhiều lần.

Các hình thức cơ bản của thực tiễn

Thực tiễn thường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, 3 hình thức cơ bản và được biết đến nhiều nhất là:

Hoạt động sản xuất vật chất

Đây là hình thức đầu tiên của thực tiễn. Hoạt động sản xuất vật chất xuất hiện ở khắp mọi nơi trong cuộc sống con người. Hình thức này cũng đặc biệt dễ nhận biết. Ví dụ như hoạt động trồng rau, chăm hoa, dệt vải hay sản xuất giày, chăn ga…

Hình thức hoạt động này được con người áp dụng nhiều công cụ lao động vào để tạo ra của cải vật chất cuối cùng và hỗ trợ tốt nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

Hoạt động chính trị xã hội

Đây là hoạt động thường thấy ở các tổ chức cộng đồng trong xã hội. Thông qua hình thức thực tiễn này, xã hội sẽ ngày càng phát triển hơn. Các hoạt động chính trị xã hội dễ dàng nhận thấy như bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc Hội, quyên góp hỗ trợ dân tộc thiểu số, xây dựng các ngôi nhà tình thương…

Thực nghiệm khoa học

Đây là một hình thức thực tiễn đặc biệt. Thực nghiệm khoa học giúp tạo điều kiện để con người tạo ra những thiết bị tốt, cao cấp hơn phục vụ cho đời sống ngày càng tăng của xã hội.

Hình thức thực tiễn này đóng vai trò vô cùng quan trọng ở thời kỳ khoa học cũng như công nghệ hiện đại.

Mối quan hệ giữa 3 hình thức của thực tiễn là gì?

3 hình thức của thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ, chúng tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. 

  • Hoạt động vật chất mang tính quyết định với các hoạt động thực tiễn khác. Nếu như không có nó, các hình thức thực tiễn khác không thể xuất hiện. Các hình thức thực tiễn khác suy cho cùng cũng xuất phát từ quá trình và phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất.
  • Hoạt động chính trị xã hội và thực nghiệm khoa học sẽ kìm hãm hoặc hỗ trợ cho hoạt động sản xuất. 

Có thể nói rằng, hoạt động sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất trong 3 hình thức thực tiễn. Nó là cơ sở thực tiễn để các sự tồn tại và phát triển của con người trở nên tốt hơn.

Đặc trưng của các hoạt động thực tiễn thường thấy

Các hoạt động thực tiễn có 3 nét đặc trưng lớn là:

Thực tiễn bao gồm các hoạt động mang tính khách quan và vật chất

Tính vật chất của thực tiễn được thể hiện qua thế giới khách quan bên ngoài ý thức con người. Thực tiễn chịu sự ảnh hưởng của các quy luật khách quan. Lúc này, các yếu tố cấu thành thực tiễn sẽ gồm có: con người, thế giới khách quan và phương tiện thực tiễn.

Thực tiễn là hoạt động có tính sáng tạo

Các hoạt động của thực tiễn được thể hiện trên tính sáng tạo của con người. Từ đây, con người cải tạo thế giới vật chất và phục vụ cho nhu cầu sống của xã hội. Tính sáng tạo của thực tiễn biểu thị rõ ràng và nó cũng được xem là thước đo trình độ nhận thức và phát triển con người

Vai trò của thực tiễn là gì đối với nhận thức

Thực tiễn và nhận thức có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Với nhận thức, thực tiễn là cơ sở, động lực và cũng là mục đích. Đồng thời, thực tiễn còn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức. Cụ thể:

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức

Qua các hoạt động thực tiễn, con người chúng ta sẽ bước đầu biết được đặc điểm, tính chất cũng như mối quan hệ giữa các đối tượng. Để từ đó, con người hình thành các tri thức về đối tượng. 

Thực tiễn luôn đề ra các nhu cầu, nhiệm vụ cũng như cách thức vận động của nhận thức. Nhưng cũng chính các nhu cầu, nhiệm vụ và quá trình cải tạo thế giới buộc con người phải tác động vào đối tượng bằng những hình thức thực tiễn khác nhau. Sự tác động đó làm rõ thuộc tính, mối liên hệ giữa các đối tượng. Từ đó, con người sẽ nhận thức rõ ràng được quy luật vận động, phát triển của thế giới xung quanh. Dựa vào những tri thức này để đi đến các kết luận khoa học.

Ví dụ: Sự xuất hiện của các cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ trước bắt nguồn từ hoạt động thực tiễn của các phong trào đấu tranh giành tự do, độc lập của người dân chống lại quân giặc áp bức.

thuc-tien-dong-vai-tro-quan-trong
Thực tiễn đóng vai trò quan trọng với nhận thức

Thực tiễn là động lực của nhận thức

Đây cũng là một đáp án chính xác cho câu hỏi với nhận thức, vai trò của thực tiễn là gì. Hoạt động thực tiễn sẽ giúp cho giác quan của con người phát triển và dần hoàn thiện hơn. Để từ đó, con người sẽ tiếp nhận thông tin và tạo ra các phương tiện lao động tốt hơn. Toàn bộ những tri thức được vận dụng vào thực tiễn sẽ làm xuất hiện các quá trình nhận thức tiếp theo.

  • Thực tiễn sản xuất vật chất buộc con người phải nhìn nhận về nhu cầu, cách thức sản xuất phù hợp với thế giới xung quanh
  • Các giác quan phát triển sẽ làm tăng khả năng tiếp nhận, tuy duy của con người. Nhờ vậy, con người sẽ nhận thức tốt, sâu sắc hơn về thế giới và sáng tạo cuộc sống trọn vẹn.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Nói về vai trò này, Lenin đã từng nhấn mạnh rằng: Quan niệm về đời sống, thực tiễn là quan điểm cơ bản của lý luận nhận thức.

Nhận thức không chỉ đơn thuần làm thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết của con người. Bên cạnh đó, nhận thức còn giúp nâng cao năng lực hoạt động con người để từ đây cuộc sống của xã hội ngày càng tốt lên. Thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động và xuất hiện những quá trình tư duy tiếp theo. 

Chỉ có thông qua các hoạt động thực tiễn thì con người mới thể hiện được sự nhận thức của bản thân. Hơn nữa, chỉ có thực tiễn mới giúp con người phát hiện được những nhận thức của bản thân là đúng hay sai. Nếu như nhận thức đúng, thực tiễn sẽ phát triển và ngược lại.

Vai trò của thực tiễn là gì đối với lý luận

Muốn hiểu rõ điều này thì trước tiên bạn đọc cần biết lý luận là gì, thực tiễn là gì. Đối với khái niệm thực tiễn Mayruaxemini.vn đã phân tích cụ thể ở trên. 

Lý luận được hiểu là hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn. Các quan điểm này được thể hiện dưới dạng hệ thống tri thức. Lý luận có 3 đặc  trưng lớn là có tính hệ thống, khái quát, logic chặt chẽ; cơ sở lý luận là tri thức thực tiễn và lý luận phản ánh bản chất hiện tượng, sự vật.

Đối với lý luận, thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực và là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của lý luận. Lý luận và thực tiễn trong triết học Mác – Lenin được phân tích rất rõ. Theo triết học Mác – Lenin thì toàn bộ lý luận chân chính đều sẽ bắt nguồn từ thực tiễn và chúng phản ánh cũng như phục vụ thực tiễn. Nếu như không có các tri thức, kinh nghiệm thực tiễn thì không có cơ sở để hình thành nên lý luận.

Một số vấn đề liên quan

Ngoài thắc mắc về thực tiễn là gì thì quý bạn đọc cũng thường đặt câu hỏi như liên hệ thực tiễn là gì, giá trị thực tiễn là gì… Mayruaxemini.vn sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn một số các câu hỏi thường gặp nhất nhé!

Kinh nghiệm thực tiễn là gì?

Là toàn bộ những kiến thức mà con người thu nhận và đúc rút được qua quá trình thực hiện các hoạt động thực tiễn sản xuất vật chất. Những kinh nghiệm này sẽ hỗ trợ đắc lực cho họ trong các bước hoạch định và thực hiện các mục tiêu tiếp theo.

Thực tiễn áp dụng là gì?

Có thể hiểu đơn giản là các hoạt động giải quyết vấn đề thực tiễn của con người trong đời sống. Con người sẽ dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn để nhanh chóng giải quyết nhu cầu cũng như các vấn đề mà họ đang phải đối diện.

Kết Luận

Có thể thấy, thực tiễn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nhận thức của con người. Khi hiểu được các hoạt động thực tiễn là gì, nhận thức con người về thế giới quan sẽ ngày càng rõ rệt và tiến bộ hơn. Từ đó, cuộc sống con người sẽ ngày một tân tiến, hiện đại.