Tín ngưỡng tâm linh – hầu đồng đã xuất hiện từ lâu trong nếp sống của người Việt. Thế nhưng, ít ai định nghĩa được rằng hầu đồng là gì? Các giá đồng có nguồn gốc từ đâu? Ở bài viết dưới đây, Mayruaxemini.vn sẽ giúp bạn tìm ra đáp án cho những thắc mắc này, mời tham khảo!

Hầu đồng là gì?

Hầu đồng được hiểu đơn giản là một nghi thức trong tín ngưỡng dân gian, tôn thờ nữ thần mẹ Đạo Mẫu dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc. Dựa theo cách hiểu này, người ta cho rằng thông qua việc hầu đồng các cô đồng, cậu đồng có thể kết nối với các vị thần linh để ban phước, ban lộc, trừ tà cho những người dự lễ.

Hầu đồng - nét văn hóa tín ngưỡng được Đảng và Nhà nước khuyến khích giữ gìn
Hầu đồng – nét văn hóa tín ngưỡng được Đảng và Nhà nước khuyến khích giữ gìn

Được biết đây là một nghi lễ trang trọng và mang đậm nét tâm linh. Chủ trì các canh đồng là Thanh Đồng. Nam giới được gọi là cậu đồng, nữ giới thì gọi là bà đồng hoặc cô đồng.

Nguồn gốc của văn hóa hầu đồng là gì?

Nghi lễ hầu đồng xuất hiện vào đầu thế kỷ 16. Tuy nhiên, tín ngưỡng này chỉ thực sự phổ biến và được thực hiện rầm rộ từ thế kỷ 17. Nơi phát triển văn hóa hầu đồng Việt Nam mạnh nhất là ở Nam Định với các quần thể di tích như đền Bảo Lộc, đền Cố Trạch…

Hầu đồng phát triển rực rỡ vào cuối triều nhà Nguyễn với chấp thuận của quan lại triều đình và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Giai đoạn sau đó, văn hầu đồng đã dần mai một và không được chú ý nhiều. Mãi đến năm 2000 cho tới nay, nghi lễ hầu đồng lại một lần nữa phát triển dưới sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước.

Hầu đồng xuất hiện sớm và phát triển mạnh nhất ở Nam Định
Hầu đồng xuất hiện sớm và phát triển mạnh nhất ở Nam Định

Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2016, tín ngưỡng hầu đồng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ý nghĩa các giá hầu đồng

Ý nghĩa hầu đồng với xã hội

  • Thông qua các buổi hầu đồng có thể khơi gợi được truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Ông cha ta thường dạy rằng “Thà đui mà giữ đạo nhà, còn hơn có mắt ông cha không thờ”. Đây cũng chính là lý do mà các chầu văn đồng thường tôn thờ các vị thánh, những người có công danh với đất nước
  • Giúp giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Điển hình nhất là ở các điếu chầu văn, bài khấn, âm nhạc… Đây chắc chắn là một kho tàng văn hóa đặc sắc và đáng tự hào của người Việt.
  • Hầu đồng thể hiện sự liên kết giữa khoa học và các nét tâm linh, là sự kết nối giữa thực tại và hư ảo giúp người ta hiểu hơn về các quy luật trong cuộc sống.

Hầu đồng mang niềm tin tốt đến người dự lễ

  • Với những người thanh đồng: Họ sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của các vị thánh. Đồng thời, thanh đồng cũng sẽ cảm nhận được sự thăng hoa của giới thần tiên. Sau khi hầu đồng, họ sẽ thêm khỏe mạnh và thuận lợi trong cuộc sống.
  • Với người xem hầu đồng: Việc các thanh đồng ban phát lộc và phước lành sẽ giúp cho họ sống tốt đẹp hơn. Hơn nữa, họ cũng sẽ được độ về sức khỏe, tài lộc và sự may mắn. Có lẽ cũng chính vì thế mà những người làm ăn hay học hành muốn có tiền tài, đỗ đạt cao thường tham dự vào nghi thức này.

Nghi thức lễ hầu đồng thực hiện thế nào?

Muốn thực hiện được nghi lễ này, bạn cần phải hiểu những điều sau:

Lễ vật hầu đồng cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cho buổi hầu đồng không quá phức tạp. Thông thường, người ta sẽ chuẩn bị xôi, thịt, hoa quả, trầu cau, rượu, thuốc và chút vàng mã. Ở thời điểm hiện tại, lễ vật cho các buổi hầu đồng đã dần một phong phú và đa dạng.

Lễ vật hầu đồng ngày càng đa dạng
Lễ vật hầu đồng ngày càng đa dạng

Các lễ vật được trình lên giờ đây có kỷ tháp hình chữ nhật gồm chén đũa bạc, cốc pha lê, gương, trứng, lược, guốc và vải. Bên cạnh đó, người ta còn chuẩn bị thêm mâm sơn trang hầu đồng có mũ thêu hình chim phượng, trăm vàng thoi.

Ngoài ra, một buổi hầu đồng thường cần chuẩn bị thêm dàn nhạc. Trong đó, 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn cùng với 1 trống nhỏ và 1 phách, 1 cảnh đôi. Ở các địa phương khác nhau có thể sẽ có thêm một số nhạc cụ khác. Tuy nhiên, về cơ bản nhất thiết phải có các nhạc cụ trên.

Trang phục các giá hầu đồng như thế nào?

Dựa theo dân gian, các trang phục hầu đồng sẽ tương ứng với 36 vị thánh. Bao nhiêu giá đồng sẽ có bấy nhiêu bộ trang phục. Do vậy, các cậu, cô hầu đồng phải chuẩn bị đủ 36 bộ trang phục tương ứng với các giá đồng.

Các trang phục cơ bản cần có của một giá đồng thường là:

  • Khăn đỏ che mặt
  • 05 áo dài màu sắc khác nhau
  • 01 quần dài trắng
  • Khăn tấu hương và một số loại khăn khác
  • Thắt lưng màu
  • Thẻ ngà, kiềng vòng, bạc. chuỗi hạt, son phấn…

Màu sắc của các trang phục nhất thiết phải phù hợp với các phủ. Ví dụ, hầu phủ thiên thì phải có màu đỏ, hầu phủ địa thì phải có màu xanh….

36 giá hầu đồng gồm những giá nào?

36 giá hầu đồng là gì? Đây cũng là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về tín ngưỡng văn hóa này. Cụ thể 36 giá đồng như sau:

Tam tòa thánh mẫu
  • Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Liễu Hạnh Công
  • Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương
  • Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Xích Lân Long Nữ
Chư vị Trần triều
  • Đức Thánh ông Trần Triều
  • Đệ Nhất Vương Cô
  • Đệ Nhị, Tam, Tứ Vương Cô
Tam vị chúa Mường
  • Chúa Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
  • Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Ngũ vị Tôn Ông
  • Quan Đệ Nhất
  • Quan Đệ Nhị
  • Quan Đệ Tam
  • Quan Đệ Tứ
  • Quan Đệ Ngũ
  • Quan Điều Thất
Tứ Phủ Chầu Bà
  • Chầu Đệ Nhất Thượng Tiên
  • Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn
  • Chầu Đệ Tam Thoải Cung
  • Chầu Đệ Tứ Khâm Sai
  • Chầu Năm Suối Lân
  • Chầu Lục Cung Nương
  • Chầu Bảy Kim Giao
  • Chầu Tám Bát Nàn
  • Chầu Chín Cửu Tỉnh
  • Chầu Mười Mỏ Ba
  • Chầu Bé Thượng Ngàn
  • Chầu Bé Thoải Cương
Hầu đồng Tứ Phủ Ông Hoàng
  • Ông Hoàng Cả
  • Ông Hoàng Đôi
  • Ông Hòa Bơ
  • Ông Hoàng Bơ Bắc Quốc
  • Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
  • Ông Hoàng Mười Nghệ An
Tứ phủ Tiên Cô
  • Cô Nhất Thượng Tiên
  • Cô Đôi Thượng Ngàn
  • Cô Bơ Hàn Sơn
  • Cô Tư Ỷ La
  • Cô Năm Suối Lân
  • Cô Sáu Sơn Trang
  • Cô Bảy Kim Giao
  • Cô Tám Đồi Chè
  • Cô Chín Sòng Sơn
  • Cô Mười Mỏ Ba
  • Cô Bé Thượng Ngàn
  • Cô bé Thoải Phủ
Tứ Phủ Thánh Cậu 
  • Cậu Hoàng Cả
  • Cầu Hoàng Đôi
  • Cầu Hoàng Bơ
  • Cậu Bé 

Trình tự của các giá đồng là sao?

Các giá đồng thường diễn ra theo trình tự như sau:

  • Thay lễ phục: Các giá đồng thường có trang phục riêng. Vì thế, thanh đồng phải thay lễ phục phù hợp với giá đồng đang diễn ra. 
  • Dâng hương hành lễ: Các thanh đồng sẽ thực hiện động tác tay trái cầm nhang đã đốt, tay phải rút nén nhang phù phép… Hành động này được cho là có ý nghĩa xua đuổi tà ma, dâng nén nhang cung kính lên đáng thần linh.
  • Lễ Thánh giáng: Lúc thánh nhập vào người, các cô, cậu hầu đồng sẽ buông nén nhang và nhảy múa một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển nhất.
  • Múa đồng: Đây là cách để nhận biết các giá đồng đã được thánh nhập vào thanh đồng hay chưa. Có người sẽ dùng kiếm để múa, có cô cậu đồng lại múa đao, múa cơ, múa tay không…Các động tác múa sẽ khác nhau nhưng điểm chung là chúng có sự ảnh hưởng của chèo và vũ điệu dân gian.
  • Ban lộc, nghe văn chầu: Sau khi kết thúc múa đồng thì các Thánh thường thưởng tiền cho những người đánh đàn. Đồng thời, Thánh cũng thưởng rượu và các lễ vật cho những người ngồi dự.
  • Thánh Thăng: Lúc này, thanh đồng ngồi yên, 2 tay bắt chéo trước trán, rùng mình và kết thúc giá đồng.

Hầu đồng hết bao nhiêu tiền?

Đây cũng là một thắc mắc mà rất nhiều độc giả đặt ra khi tìm hiểu hầu đồng là gì. Thông thường, các chi phí cho một buổi hầu đồng khá nhiều. Các chi phí chủ chốt thường là tiền cỗ, trang phục, tiền ban thánh:

  • Tiền cỗ bao gồm: tiền nhang, vàng, hoa quả, bánh trái cùng với những mâm cỗ xuất hiện ở buổi hầu đồng
  • Tiền chuẩn bị các giá đồng gồm có quần áo, trang sức…
  • Tiền ban thánh: Hoa quả, bánh kéo, tiền mặt….

Ngoài ra, bạn còn cần tính đến các khoản phí đi lại, ăn ở nếu như thanh đồng cần hầu đồng ở địa phương xa.

Số tiền phục vụ cho giá hầu đồng thường không nhỏ
Số tiền phục vụ cho giá hầu đồng thường không nhỏ

Một số thắc mắc liên quan đến hầu đồng

Liên quan đến chủ đề tín ngưỡng hầu đồng là gì Mayruaxemini.vn cũng nhận được một số thắc mắc như:

Hầu đồng có phải mê tín dị đoan?

Hầu đồng không phải là hành vi mê tín dị đoan. Đây là một hoạt động tín ngưỡng có từ xa xưa và là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống đất Việt. Ở thời điểm hiện tại, hầu đồng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại và được Bộ Văn Hóa công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hầu đồng khác hoàn toàn không các hành vi mê tín dị đoan. Tín ngưỡng này không giả thần, giả thánh, lan truyền các thông tin sai sự thật hay xúi giục việc làm hại người khác, cầu lợi cho mình.

Đi hầu đồng có bị phạt không?

Từ những phân tích trên bạn có thể hiểu rằng, hầu đồng không phải là một hành vi mê tín dị đoan và phạm phải các điều luật. Vì thế, việc đi hầu đồng hoàn toàn không bị phạt. 

Cô hầu đồng là gì? Nghề hầu đồng là gì?

Cô hầu đồng là những người thanh đồng mang giới tính nữ. Nếu như thanh đồng có giới tính nam thì được gọi là cậu đồng.

Trên thực tế chưa có tài liệu nào ghi chép về nghề hầu đồng. Hầu đồng là một tín ngưỡng và nó được thực hiện bởi những người có căn quả. Không phải ai trong số chúng ta cũng có thể hầu đồng và thực hiện nghi lễ này. 

Hát hầu đồng là gì? Múa hầu đồng là gì?

Hát, múa hầu đồng là nghi thức có trong buổi hầu đồng. Lúc này thánh đã nhập vào thanh đồng và hát, múa uyển chuyển, nhẹ nhàng. Các ca từ hay điệu múa đều mang âm điệu của chèo và vũ điệu dân gian.

Mở phủ hầu đồng là gì?

Mở phủ hầu đồng được hiểu đơn giản là lễ ra đồng của những người có căn đồng số lính. Đây là nghi thức tối cao để khẳng định sợi dây gắn kết giữa các đồng nhân và thánh mẫu trong Tứ Phủ. 

Chi tiết về hầu đồng là gì đã được Mayruaxemini.vn lý giải ở trên. Có thể thấy rằng, đây là một tín ngưỡng văn hóa xứng đáng được duy trì và phát triển. Tuy nhiên, các bạn đọc hãy lưu ý, hầu đồng khác với lên đồng (hành vi trục lợi, giả thần giả quỷ) nhé!