Tự phụ là một tính cách tự nhiên của con người, thế nhưng chúng thường được nhắc đến như một thói quen xấu. Vậy tự phụ là gì? Tự phụ có biểu hiện gì? Tự phụ có hại như thế nào đối với cuộc sống? Hãy cùng mayruaxemini.vn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây!

Tự phụ là gì?

Về cơ bản, tự phụ được hiểu là sự kiêu căng, ngạo mạn, tự cao tự đại hoặc sự ảo tưởng về bản thân. Những người có thói tự phụ sẽ luôn xem bản thân là nhất, là tâm điểm của mọi sự chú ý, do đó họ thường có xu hướng coi thường những người xung quanh.

Tự phụ là những người ảo tưởng về sức mạnh của bản thân
Tự phụ là những người ảo tưởng về sức mạnh của bản thân

Nguyên nhân, biểu hiện & tác hại của tính tự phụ là gì?

Sau khi đã nắm được khái niệm tự phụ là gì, chúng ta cần phải hiểu thêm về nguyên nhân của tự phụ cũng như dấu hiệu nhận biết và những tác hại của chúng để kịp thời điều chỉnh, nhắc nhở những người xung quanh.

Nguyên nhân khiến một người trở nên tự phụ

Tính tự phụ của một người được xuất phát chủ yếu từ việc không biết khiêm tốn, luôn đề cao cái tôi của mình. Hơn nữa, tính tự phụ cũng có thể được sinh ra bởi cách nhìn nhận cuộc sống và chủ nghĩa cá nhân của họ.

Biểu hiện của tính tự phụ

Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến nhất của người tự phụ mà Thợ Sửa Xe tổng hợp được. Hãy xem bản thân có bao nhiêu biểu hiện và liệu bạn có phải là một người tự phụ hay không nhé!

  • Coi thường người khác
  • Không chịu lắng nghe khi ai đó nói mình sai
  • Luôn khoe khoang
  • Luôn tự cho rằng mình là đúng nhất, giỏi nhất
  • Chê bai những người yếu kém hơn mình
Người tự phụ là những người kiêu căng, ngạo mạn
Người tự phụ là những người kiêu căng, ngạo mạn

Tính tự phụ có hại như thế nào?

Vì tự phụ là một thói quen xấu, thế nên chúng sẽ gây ra không ít tác hại mà có thể chính người tự phụ cũng chưa chắc đã nhận ra. Chẳng hạn như:

  • Không nhận được sự yêu thương, kính mến từ mọi người
  • Thường xuyên bị chế giễu
  • Dễ bị xa lánh, cô độc
  • Dễ tụt lùi, lạc hậu
  • Luôn khiến bản thân mang một hình ảnh tiêu cực
  • Tự tách biệt bản thân ra khỏi thế giới xung quanh
  • Khó phát triển sự nghiệp
  • Bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt trong công việc & cuộc sống

Làm thế nào để khắc phục được tính tự phụ?

Khắc phục tính tự phụ không đồng nghĩa với việc bạn phải tự hạ thấp giá trị của bản thân. Điều bạn cần làm ngay lúc này chính là thu lại cái tôi cực cao của mình, học cách đối xử hòa nhã với mọi người xung quanh. 

Chỉ cần bạn luôn vui vẻ, hòa đồng, không ngừng nâng cao giá trị bản thân thì dù bạn có học ngành gì, làm việc gì, đến từ đâu,… bạn vẫn sẽ nhận được sự công nhận từ mọi người xung quanh. 

Để khắc phục tính tự phụ, hãy học cách hòa đồng với mọi người xung quanh!
Để khắc phục tính tự phụ, hãy học cách hòa đồng với mọi người xung quanh!

Ngoài ra, trong công việc, bạn chỉ cần chứng minh bản thân có năng lực ra sao bằng kết quả cuối cùng, không cần khoe mẽ bởi người khác sẽ tự biết bạn giỏi thế nào.

Phân biệt giữa tự phụ & tự tin

Do cùng là những người có niềm tin tuyệt đối vào bản thân nên rất nhiều bạn bị nhầm lẫn giữa tự phụ và tự tin. Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ một chút, bạn sẽ thấy hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt như:

  • Tính cách

Người tự phụ luôn tin rằng bản thân họ mới là người tài giỏi nhất, không có ai có thể sánh bằng. Lâu dần, chính suy nghĩ đó sẽ khiến họ đánh mất đi năng lực phán đoán, nhận diện với các vấn đề trong cuộc sống.

Đối với người tự tin, mặc dù là người có năng lực nhưng họ vẫn biết họ còn thiếu sót ở điểm nào, từ đó không ngừng nỗ lực để cải thiện chúng. Nhờ đó, khả năng nhìn nhận vấn đề của họ cực tốt và biết cách khiến bản thân trở nên tỏa sáng nhất có thể.

  • Hành động

Đối với người tự phụ, họ không bao giờ nhờ vả người khác, tự mình ôm đồm hết mọi việc. Do đó, họ rất dễ bị căng thẳng, nhạy cảm trong công việc hoặc kiêu ngạo đến mức mù quáng khi đạt được kết quả tốt vượt mong đợi.

Ngược lại, đối với người tự tin, họ biết cách phô bày thế mạnh của mình một cách khôn khéo và đầy khiêm tốn. Thế nên, họ rất dễ thu hút được nhiều người tài giỏi và nhận được sự yêu thích, ngưỡng mộ từ những người xung quanh.

  • Giao tiếp

Người tự phụ luôn chủ động ngắt lời đối phương mỗi khi phát sinh vấn đề mà họ không vừa ý. Điều này vô tình khiến cho cuộc trò chuyện trở nên căng thẳng và gay gắt hơn bao giờ hết. Trong khi đó, người tự tin luôn biết cách lắng nghe và đưa ra được các lập luận, quan điểm một cách từ tốn, nhẹ nhàng, không mất lòng người đối diện. 

Do đó, người tự tin đi đâu cũng được mọi người quý mến, yêu thích, còn người tự phụ luôn bị mọi người hắt hủi, xa lánh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tự phụ mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu tự phụ là gì, những đặc điểm và tác hại của tự phụ mang lại. Bên cạnh đó, để không tự biến mình trở thành người tự phụ, hãy kiềm chế cái tôi và để sự tự tin được phô bày đúng lúc bạn nhé!