Trong triết học Mác – Lenin ý thức được định nghĩa là sản phẩm của một dạng vật chất, nó phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ não con người. Để hiểu chi tiết hơn về ý thức là gì, nguồn gốc cũng như bản chất xã hội của ý thức, mời bạn tham khảo qua nội dung bài viết dưới đây của Mayruaxemini.vn nhé!

Ý thức là gì?

Trong tiếng Anh, ý thức được định nghĩa bằng từ Consciousness. Ý thức xã hội rất năng động và có phạm vi hoạt động vô cùng lớn. 

Dựa theo định nghĩa trong triết học Mác – Lenin, ý thức được quyết định bởi phạm trù vật chất. Nó sẽ phản ánh hiện thực thế giới khách quan vào não bộ con người. Tuy nhiên, sự phản ánh này luôn có nhiều nét cải tiến và sáng tạo hơn. Các tài liệu triết học Mác – Lenin cũng chỉ ra rằng, ý thức và vật chất có mối quan hệ biến chứng với nhau.

y-thuc-phan-anh-hien-thuc
Ý thức phản ánh hiện thực thế giới khách quan tới não bộ con người

Trong tâm lý học, ý thức được xem là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất ở con người. Nó phản ánh bằng ngôn ngữ và những gì con người đã tiếp thu được trong thế giới khách quan.

Tóm lại, ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội. Kết cấu của ý thức khá phức tạp, nó bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm và cả ý chí của con người. Trong số đó, tri thức là yếu tố quan trọng nhất và là phương thức tồn tại cao nhất của ý thức.

Nguồn gốc của ý thức là gì?

Để biết được nguồn gốc của ý thức là gì bạn cần xem xét ở 2 khía cạnh dưới đây:

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức được tạo lập từ 2 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là bộ não con người và thế giới bên ngoài tác động lên não bộ.

Bộ não con người: Là một dạng vật chất sống đặc biệt, có tổ chức. Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất này. Nói một cách dễ hiểu hơn thì chỉ có con người mới có ý thức. Những con vật thông minh khác gần như không sở hữu được năng lực ý thức này. Ý thức gần như phụ thuộc hoàn toàn vào não bộ của con người. Do đó, khi não bị tổn thương thì các hoạt động ý thức sẽ không thể diễn ra như thường. 

Sự tác động của thế giới bên ngoài: Trong tự nhiên, tất cả đối tượng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Nói một cách dễ hiểu thì phản ánh là sự chép lại, chụp lại một điều gì đó. Bộ não con người cũng sở hữu thuộc tính phản ánh. Thế nhưng, phản ánh của não bộ con người thường ở mức cao, phức tạp hơn so với những dạng vật chất khác. Hơn nữa, trong quá trình tiến hóa tự nhiên, thuộc tính phản ánh của bộ óc con người đã đạt đến mức hoàn mỹ nhất. Vì thế, nó được xem là phạm trù ý thức. 

Nguồn gốc xã hội của ý thức

Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội của ý thức. 

Lao động là quá trình con người dùng đến các vật dụng tác động vào thế giới tự nhiên để đáp ứng các nhu cầu sống. Trong quá trình này, bản thân con người đóng vai trò môi giới và điều tiết sự thay đổi về vật chất giữa bản thân với thế giới tự nhiên. Qua quá trình đó, cấu trúc cơ thể của con người cũng dần dần thay đổi, phát triển não bộ, khí quan. 

nguon-goc-y-thuc
Nguồn gốc ý thức xuất phát từ quá trình lao động

Lao động làm bộc lộ tất cả các thuộc tính, quy luật vận động và biểu hiện thành những hiện tượng mà con người có thể dễ dàng quan sát được. Thông qua quá trình làm việc, tiếp nhận thông tin của các giác quan và sự tác động của thế giới bên ngoài vào não bộ con người, những hiện tượng đó hình thành nên những tri thức nói riêng và ý thức nói chung.

Còn ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu vật chất. Nó chứa đựng rất nhiều thông tin có nội dung về ý thức. Nếu như không có ngôn ngữ, ý thức sẽ không thể tồn tại và được thể hiện ra ngoài.

Ngôn ngữ và lao động tồn tại song song với nhau. Lao động mang tính tập thể. Khi làm việc các thành viên nhận thức được rằng họ cần có phương tiện để biểu đạt nhu cầu, ước muốn với nhau. Từ đó mà ngôn ngữ ra đời, giúp họ giao tiếp, trao đổi và truyền đạt tư tưởng dễ dàng hơn.

Chi tiết về cấu trúc của ý thức là gì?

Dựa theo triết học Mác – Lenin, có 3 yếu tố cấu thành ý thức là tri thức, tình cảm và ý chí.

  • Tri thức: Là toàn bộ các kiến thức của con người có được về thế giới xung quanh. Những kiến thức và sự hiểu biết này được tiếp thu thông qua quá trình học tập, trải nghiệm cuộc sống. Tri thức càng cao thì ý thức sẽ ngày càng phát triển. Nếu tri thức hạn hẹp, con người sẽ ngày càng tụt hậu.
  • Tình cảm: Chính xác là những biểu hiện về tâm tư, cảm xúc của con người ở trong các mối quan hệ. Ý thức của con người rất cao, vì thế, tình cảm của họ cũng có nhiều loại. Ví dụ như tình cảm vợ chồng, trai gái, mẹ con, bè bạn…
  • Ý chí: Là sự quyết tâm chiến đấu của con người khi đứng trước chông gai, thử thách. Nó có tính quyền lực đối với mỗi một người. Nếu có ý chí, con người sớm muộn cũng sẽ thu được thành quả mà họ ao ước.

Cả 3 yếu tố cấu thành ý thức trên đều mang những chức trách riêng. Nếu ý thức thiếu vắng đi 1 trong 3 yếu tố sẽ không thể giúp con người sống một cuộc đời hoàn chỉnh.

Bản chất của ý thức là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho biết, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não bộ con người. Quá trình phản ánh này sẽ phải thông qua các hoạt động thực tiễn đời sống. Do vậy, xét về bản chất, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó sẽ phản ảnh thực tế thế giới bên ngoài của con người:

  • Tất cả những nội dung mà ý thức phản ánh đều xuất phát từ thực tiễn. Những yếu tố góp mặt trong thực tiễn là tiền đề và là cơ sở để hình thành nên ý thức.
  • Sự phản ánh của ý thức là sáng tạo. Bởi nó bao giờ cũng được hình thành nên từ nhu cầu thực tiễn. Vì thế, nó bắt buộc phải tạo ra các giá trị, phát minh hiện đại, hữu ích hơn để đáp ứng nhu cầu sống của con người, xã hội.
su-phan-anh-cua-y-thuc
Sự phản ánh của ý thức là sáng tạo

Có thể thấy, quan điểm triết học Mác – Lenin về nguồn gốc và bản chất của ý thức đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm (coi ý thức là cái có trước, ý thức sinh ra vật chất). Chủ nghĩa duy vật luôn khẳng định chắc chắn rằng ý thức là một dạng vật chất và nó là sự phản ánh giản đơn trong thế giới vật chất.

Vai trò của ý thức xã hội là gì?

Ý thức xã hội có vai trò khẳng định được vật chất là cơ sở sản sinh ý thức. Ý thức chỉ là sản phẩm, một dạng của vật chất, phản ánh chân thật về thế giới khách quan. Toàn bộ các hành động của con người đều bắt nguồn từ các yếu tố tác động đến thế giới khách quan. Con người có sự thông minh, nhạy bén, nhận thức tốt có thể ứng phó nhanh với các tác động bên ngoài.

Nhờ vậy, bên trong con người dần hình thành các giá trị thực tiễn có ích cho đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, rất nhiều công trình kiến trúc và phát minh khoa học đều được hình thành từ ý thức của con người.

Nhắc đến vai trò của ý thức cũng chính là nói đến vai trò của con người. Bởi trong thế giới hiện thực, ý thức không thể tự thay đổi. Muốn thực hiện được các ý tưởng nhất thiết phải có sự tham gia của lực lưỡng thực tiễn. 

vai-tro-y-thuc
Cuộc sống con người không có ý thức sẽ vô cùng rối rắm, dễ phạm nhiều sai lầm

Nghĩa là, nếu con người muốn thực hiện tốt các quy luật khách quan thì nhất thiết phải nhận thức đúng đắn về mọi sự thay đổi xung quanh. Đồng thời, con người cũng cần có ý chí và phương pháp hành động tốt nhất. Vai trò của ý thức lúc này thể hiện rõ nhất ở chỗ nó chỉ đạo các hoạt động của con người. Nó có thể quyết định làm cho con người hành động đúng – sai, thất bại hoặc thành công.

Ý thức là gì, cho ví dụ?

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ý thức là gì, mayruaxemini.vn gửi đến bạn một vài ví dụ như sau:

Ví dụ về ý thức xã hội

Ví dụ 1:

Ann Cotton – doanh nhân và là nhà từ thiện nổi tiếng xứ sở Wales. Bà cũng là nhà sáng lập của Camfed. Trong nhiều năm hoạt động, Ann Cotton đã không ngừng nghiên cứu và làm các chương trình tăng cường giáo dục cho phụ nữ trẻ em ở Châu Phi. Quan niệm của bà là “Thất bại duy nhất nằm ở chỗ không cố gắng, dễ bỏ cuộc”.

Đây là một ví dụ về con người có ý thức xã hội. Ann Cotton đã nhận thức được phụ nữ và trẻ em ở Châu Phi đang có cuộc sống cực khổ, không được học hành. Bà đặc biệt thương cảm và muốn thay đổi cuộc sống của họ bằng con đường giáo dục.

Ví dụ 2 

Desmond Tutu – một giáo sĩ người Anh. Ông cũng là một nhà thần học đáng kính của Nam Phi. Ngoài 2 chức danh đó, vị giáo sĩ này còn được biết đến là một nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc, đòi nhân quyền. Ông đã không thể đứng yên khi nhìn thấy những bất công mà người da đen phải chịu. 

Ông ý thức được rằng mọi dân tộc đều cần được bảo vệ, tôn trọng như nhau.. Vì thế, dưới danh xưng giáo sĩ, nhà thần học, Desmond Tutu đã không ít lần đứng lên đấu tranh để bảo vệ người da đen.

Ví dụ về bản chất của ý thức xã hội

Các ví dụ đơn giản để giúp bạn hiểu hơn về bản chất của ý thức như: hoạt động xây nhà, làm đường, cải tạo ruộng đất… ở mỗi giai đoạn của các địa phương. Các hoạt động này được thực hiện dựa trên những thay đổi về nhu cầu, mục đích của con người ở từng thời điểm. Những tác động này đều có chủ đích từ trước. Vì thế, nó làm rõ được rằng, bản chất của ý thức con người chính là sự phản ánh năng động, có sáng tạo, chọn lọc về hiện thực khách quan.

Lời Kết

Tin rằng, với những thông tin lý giải về ý thức là gì, bản chất và nguồn gốc ý thức ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về nó. Mayruaxemini.vn muốn nhấn mạnh lại rằng, ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất. Ý thức của con người thuộc phân cấp cao và nó có vai trò quan trọng đối với đời sống của mỗi người.