Từ đồng âm là gì? Là một loại từ phổ biến, xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học cũng như trong đời sống hàng ngày. Được sử dụng để tăng hiệu quả diễn đạt, tăng sức biểu cảm cho văn nói và văn viết. Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của mayruaxemini.vn

Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm nghĩa là gì? Cho ví dụ

tu-dong-am-la-gi

Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm nghĩa là gì? Choví dụ

Thế nào là từ đồng âm? Khái niệm từ đồng âm có nghĩa là gì đã được giải thích chi tiết trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5. Từ đồng âm là từ có hình thức giống nhau về mặt ngữ âm. Về cách viết và cách đọc sẽ giống nhau nhưng ngữ nghĩa thì lại khác nhau hoàn toàn. Hiểu một cách đơn giản, từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng có nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau.

Các từ đồng âm là từ thuần Việt hoặc Hán Việt đều rất dễ nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa vì cấu tạo của từ đồng âm và từ đồng nghĩa là như nhau. Để biết từ đó có phải là từ đồng âm hay không thì bạn hãy đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn hoặc hoàn cảnh cụ thể.

Từ đồng âm được sử dụng với mục đích chính là chơi chữ. Dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, thu hút mà mang lại sự bất ngờ cho người đọc, người nghe.

Từ đồng âm trong tiếng anh là gì? Từ đồng âm trong tiếng anh là homonym.

Ví dụ về từ đồng âm:

  • Mang cá về kho => “Kho” ở đây có thể được hiểu theo 2 cách, có thể là mang cá về để chế biến món ăn hoặc cũng có thể hiểu là mang cá về cất trong kho để cất trữ đồ ăn.
  • Đồng xu và đồng nghĩa => “Đồng” ở đây sẽ có cùng cách phát âm nhưng đồng xu là một loại tiền còn đồng nghĩa lại là những từ mang nghĩa giống nhau.

Vai trò của từ đồng âm trong tiếng Việt

vai-tro-cua-tu-dong-am

Vai trò của từ đồng âm trong tiếng Việt

Trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng rất nhiều. Điều này được xuất phát từ công dụng của từ đồng âm. Từ khái niệm, từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ được phát âm giống nhau hoặc có cấu tạo âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt nên rất dễ bị nhầm lẫn với từ nhiều nghĩa.

Từ đồng âm được sử dụng để tạo hiệu quả nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, tăng khả năng diễn đạt, tạo sự liên tưởng tưởng tượng hay sự thú vị, chế giễu, châm biếm,….Trong văn nói hàng ngày, từ đồng âm được sử dụng để nhấn mạnh vấn đề được nói tới, giúp người nghe hiểu được ý nghĩa, vấn đề mà người nói đang đề cập tới.

Phân loại từ đồng âm tiếng Việt

Từ đồng âm tiếng Việt được chia làm 4 loại sau:

Đồng âm từ vựng

  • Là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc và cùng thuộc một loại từ nhưng mang nghĩa hoàn toàn khác nhau.
  • Ví dụ: “Ba tôi đi chợ mua con ba ba”

+ Từ “ba” đầu tiên dùng để chỉ người, có nghĩa là cha (bố)

+ Hai từ “ba” phía sau có nghĩa là tên của một loài động vật

=> Từ “ba” trong ví dụ này giống nhau về âm thanh, về cách độc nhưng nghĩa khác nhau và không liên quan đến nhau.

Đồng âm từ và tiếng

  • Là có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng một từ là động từ và một từ là danh từ hoặc tính từ,…
  • Ví dụ:

+ Chim sáo có bộ lông rất đẹp (1)

+ Thổi sáo là một môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích (2)

=> Dù có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu lại khác nhau hoàn toàn. Trong câu (1) từ “sáo”  là danh từ, là con chim sáo; còn trong câu thứ (2) từ “sáo” là tính từ, chỉ âm thanh từ cây sáo.

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

  • Là các từ có cùng âm, cùng cách đọc nhưng khác nhau về loại.
  • Ví dụ: “Cậu ấy câu được nhiều cá quá” và “Những câu nói đó không có tác dụng với họ”.

Đồng âm với tiếng nước ngoài

  • Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch
  • Ví dụ:

+ Cậu ấy đang sút bóng

+ Bác ấy đang sút giảm sức khỏe.

Cách sử dụng từ đồng âm

  • Bản chất của từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau nên khi trò chuyện, giao tiếp thì người đọc, người nghe cần phải chú ý để tránh hiểu sai ngữ nghĩa. Nên suy luận, phân tích từ đồng âm, xem xét ngữ cảnh khác nhau để đưa ra kết luận và hiểu rõ ý nghĩa.
  • Không nên sử dụng từ có nghĩa nước đôi khi giao tiếp với người lạ, người lớn tuổi.
  • Khi sử dụng từ đồng âm, hãy thêm các thành phần phụ như một cách để giải thích nghĩa cho người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu đó.
  • Có thể sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt từ đồng âm trong một câu đơn hoặc câu ghép.
  • Từ đồng âm được sử dụng nhiều trong tục ngữ, thành ngữ và ít được sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp với mục đích dùng từ là nghĩa nước đôi.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

phan-biet-tu-dong-am

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa khá đơn giản, cụ thể:

  • Từ đồng âm: Là những từ có sự giống nhau về từ ngữ, cách phát âm, nhưng khác nhau về nghĩa. Khó có thể thay thế từ đồng âm vì chúng đều mang ý nghĩa riêng biệt.
  • Từ nhiều nghĩa: Là từ mang nghĩa gốc và một hoặc nhiều nghĩa khác nhau; chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ: Đầu sách – đầu sông: Đều chỉ phần đầu tiên, bắt đầu của quyển sách và con sông.

Các từ đồng âm trong tiếng Việt phổ biến hiện nay

  • Sao: sao trên trời, đi sao (copy) giấy khai sinh, sao (sấy) thuốc nam.
  • Khách: khách sạn, nhà có khách, cười khanh khách, khách mua hàng.
  • Đồng: tượng đúc bằng đồng, đồng đô la,đồng lúa xanh.
  • Đá: cầu thủ đá bóng, nước chanh đá, dãy núi đá.
  • Hoa: hoa hồng, hoa hậu, pháo hoa, chữ in hoa, hoa tay.
  • Lợi: răng lợi, lợi ích, hưởng lợi.
  • Đường kính: đường kính để ăn, đường kính hình tròn.
  • Cây: cây cam, cây văn nghệ, cây vàng.
  • Đậu: cây đậu, đậu trên cây
  • Qua: đi qua, qua đời, khổ qua
  • Than: than thở, hòn than
  • Cốc: cốc chén, cốc đầu
  • Ca: ca nước, ca thán, ca hát
  • Tách: tách trà, phân tách
  • Tập: luyện tập, tập vở, cuốn tập

Với các nội dung thông tin có trong bài viết “Từ đồng âm là gì? Khái niệm, cách phân biệt và ví dụ 2022” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Hãy nắm chắc kiến thức của từ đồng âm, nó sẽ giúp bạn đạt điểm tối đa trong các bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ đó!

Xem thêm: Biện pháp tu từ là gì? Cách nhận biết và tác dụng của tu từ