Trạng ngữ là gì? Là một thành phần phụ trong câu, được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm và các loại trạng ngữ trong tiếng Việt, tiếng Anh quý bạn đọc đừng bỏ qua bất kỳ nội dung thông tin chi tiết nào dưới đây của mayruaxemini.vn

Trạng ngữ là gì? 

trang-ngu-la-gi

Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ là gì tiếng việt lớp 4? Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,…của sự việc được nêu đến trong câu. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì?,….

Ví dụ: Dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây => Trạng ngữ là câu: dưới tán cây phượng.

Trạng ngữ là gì tiếng anh? Trạng ngữ trong tiếng anh là “adverbs”, “adverbial modifier”, “adverbial adjunct”.

Số lượng, vị trí, cách nhận biết trạng ngữ

  • Số lượng: Một câu có một hoặc nhiều trạng ngữ
  • Vị trí: Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu cũng có thể đứng ở giữa câu và cuối câu.
  • Dấu hiệu:
  • Hình thức: Trạng ngữ thường được ngăn cách với thành phần chính bằng dấu phẩy
  • Ý nghĩa: Trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích

Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt

cac-loai-trang--ngu-trong-tieng-viet

Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt, có các loại trạng ngữ sau:

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn: Trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì? Là thành phần phụ của câu, xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu.

Ví dụ: Trên cây, mấy chú chim đang bắt sâu => trạng ngữ là “trên cây”.

  • Trạng ngữ chỉ thời gian: Thế nào là trạng ngữ chỉ thời gian? Là thành phần phụ của câu, xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian cho câu hỏi bao giờ, khi nào, mấy giờ,….

Ví dụ:

  • Mùa xuân, chúng em trồng cây => “mùa xuân” là trạng ngữ
  • Cuối năm học, chúng em tổ chức liên hoan => “cuối năm học” là trạng ngữ.
  • Sáu giờ rưỡi, em và bạn đến trường => “sáu giờ rưỡi” là trạng ngữ.
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Là thành phần phụ của câu, xác định nguyên nhân của sự việc trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao, tại sao, nhờ đâu.

Ví dụ:

  • Vì mưa, nhà em không phơi được quần áo => “vì mưa” là trạng ngữ.
  • Nhờ chăm học, Tuấn đạt học sinh giỏi => “nhờ chăm học” là trạng ngữ
  • Tại nó, tôi bị mắng oan => trạng ngữ trong câu là “tại nó”.
  • Trạng ngữ chỉ mục đích: Trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Là thành phần phụ của câu, xác định mục đích diễn ra sự việc trong câu; trả lời câu hỏi để làm gì, vì cái gì, nhằm mục đích gì

Ví dụ: Để đạt học sinh xuất sắc, Hà đã cố gắng học tập rất nhiều => Trạng ngữ trong câu “để đạt học sinh xuất sắc”

  • Trạng ngữ chỉ phương tiện: Xác định phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu; trả lời câu hỏi bằng cái gì, với cái gì.

Ví dụ: Bằng giọng nói chân tình, cô giáo khuyên chúng em cố gắng học tập => “bằng giọng nói chân tình” là trạng ngữ.

  • Trạng ngữ chỉ cách thức: Trạng ngữ chỉ cách thức là gì? diễn tả một hành động như thế nào (nhanh, chậm, siêng, lười,….)

Ví dụ: Anh ta chạy rất nhanh.

Xem thêm: Danh Từ là gì trong tiếng Việt, tiếng Anh? Ví dụ chi tiết 2022

Phân biệt trạng ngữ với các thành phần khác trong câu

Phân biệt trạng ngữ và vị ngữ phụ

Vị ngữ phụ được hiểu là các từ, cụm từ đóng vai trò là vị ngữ của câu bên cạnh vị ngữ chính, đóng vai trò là bổ nghĩa của câu. 

Điểm giống: Đều là thành phần phụ trong câu. Vì là thành phần phụ nên trạng ngữ và vị ngữ phụ đều có thể lược bỏ, không xuất hiện trong câu và khi lược bỏ không ảnh hưởng tới ngữ nghĩa của câu. Cả vị ngữ phụ và trạng ngữ đều được sử dụng để bổ sung ý nghĩa nòng cốt cho câu, việc thêm các thành phần phụ vào câu giúp cho câu được giải thích tường tận, rõ ràng.

Khác nhau:

  • Vị ngữ phụ đóng vai trò là vị ngữ nên chỉ vị ngữ phụ mới kết hợp với chủ ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh còn trạng ngữ thì không thể tạo thành câu hoàn chỉnh khi kết hợp với trạng ngữ.
  • Vị ngữ thể hiện được tình huống, sự kiện xảy ra trong câu còn trạng ngữ lại diễn tả cái xảy ra hay nêu lên tình huống, sự kiện diễn ra trong câu.

Phân biệt trạng ngữ với chủ ngữ

Trong một số trường hợp, trạng ngữ và chủ ngữ có cùng nội dung ngữ nghĩa nhưng cần phải phân biệt rõ ràng 2 thành phần này trong câu. Đối với chủ ngữ thì không có giới từ đứng trước. Nhưng đôi khi trước chủ ngữ vấn có giới từ, cần phải xem xét kỹ hơn về thành phần nghĩa của câu, xem xét về chủ thể của trạng thái được biểu thị ở phần vị ngữ, nếu chính xác thì đó chính là chủ ngữ.

Xem thêm: Trợ từ là gì? Thán từ là gì? Ví dụ #CHUẨN XÁC nhất hiện nay

Trạng ngữ và bài tập vận dụng

trang-ngu-va-bai-tap-van-dung

Trạng ngữ và bài tập vận dụng

Bài tập 1: Xác định trạng ngữ và ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:

  1. Khi mùa thu sang, khắp nơi, hoa cúc nở vàng
  2. Những ngày giáp tết, trong các chợ hoa, mọi người mua sắm nhiều
  3. Vì chủ quan, nhiều bạn làm bài kiểm tra chưa tốt
  4. Bằng đôi cánh dang rộng, gà mẹ bảo vệ cả đàn gà con.

Gợi ý đáp án:

  1. Trạng ngữ trong câu là “khi mùa thu sang” và “khắp nơi”.
  2. Trạng ngữ trong câu là “những ngày giáp tết”
  3. Trạng ngữ là “vì chủ quan”
  4. Trạng ngữ trong câu là “bằng đôi cánh dang rộng”.

Bài tập 2: Thêm trạng ngữ thích hợp vào câu sau:

a….., ve kêu ra rả

  1. ….., nước sông đục ngầu
  2. ….., ong bướm bay lượn rộn ràng.

Gợi ý đáp án

  1. Mùa hè/Trong các vòm cây
  2. Vì ô nhiễm môi trường
  3. Trong các vườn hoa/Mùa xuân

Bài tập 3: Đặt câu theo yêu cầu

  1. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn
  2. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nguyên nhân
  3. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích

Gợi ý đáp án

  1. Trên sân trường, học sinh đang chơi đùa
  2. Hôm qua, vì trời mưa, con đường bị ngập
  3. Vì Tổ Quốc, các chiến sĩ sẵn sàng hi sinh

Với các thông tin có trong bài viết Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ trong tiếng Việt, Anh “ hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhập nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website mayruaxemini.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!