Tết Thanh Minh là ngày lễ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết “Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là Tảo mộ, hội là Đạp thanh”. Vậy tiết Thanh minh 2021 là ngày nào? Ý nghĩa của Tết Thanh minh là gì? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này ngày sau đây nhé.

Thanh minh 2021 là ngày nào?

Ngày Thanh minh năm 2021 là ngày nào

Bạn đang thắc mắc không biết tiết Thanh minh năm 2021 là ngày nào? Năm nay nếu bạn muốn đi tảo mộ và tham gia các hoạt động trong ngày tiết Thanh minh thì rất là tiện cho việc sắp xếp công việc vì nó rơi vào ngày chủ nhật.

Cụ thể thì lịch Thanh minh năm 2021 là vào ngày mùng 4 tháng 4 âm lịch, tức ngày 23 tháng 2 âm lịch và là ngày chủ nhật đầu tiên trong tháng.

Tiết Thanh minh là gì?

1. Tiểu sử tiết Thanh minh

“Tiết Thanh minh” – từ xuất hiện trong quá trình làm lịch của các nước Á Đông và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa xưa.

Tết Thanh minh của người Việt

Tiết Thanh minh là một trong số 24 tiết khí xuất hiện trong lịch của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên. Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng lịch của người Việt cổ hay Trung Hoa cổ đại được tính theo chu kỳ mặt trăng hay lịch âm. Nhưng sự thật là nó được tính theo chu kỳ mặt trời và là một loại kết hợp lịch âm dương.

Căn cứ theo kinh độ mặt trời, tính từ điểm xuân phân thì thời gian diễn ra tiết Thanh minh là một góc 15 độ và nó có sự thay đổi theo từng năm.

Mặc dù xuất phát từ Trung Hoa, tuy nhiên tiết Thanh minh tại mỗi một quốc gia lại có những phong tục và những hoạt động rất riêng của mình.

2. Tết Thanh minh hay tiết Thanh minh

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này và cho rằng chúng là một. Tuy nhiên hai khái niệm này lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Tiết Thanh minh: tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí của một năm theo lịch cổ. Nó là khoảng thời gian giao nhau giữa 2 mùa xuân và hạ.

Tết Thanh minh: là ngày lễ cụ thể trong cả khoảng thời gian diễn ra tiết Thanh minh.

3. Tết Thanh minh có phải tết Hàn thực?

Tết Thanh minh – Tết Hàn thực

Tết Thanh minh và tết Hàn thực cũng là 2 khái niệm mà rất nhiều người nhầm lẫn với nhau.

Như đã nói ở trên, Tết thanh minh năm trong tiết Thanh minh, thường rơi vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch. Đây là ngày mà mọi người sẽ tụ họp với nhau để đi tảo mộ, du xuân.

Tết Hàn thực thì diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch. Mặc dù có một số năm thì ngày tết Thanh minh và tết Hàn thực trùng nhau đã khiến cho nhiều người nghĩ rằng nó là một. Trong tết Hàn thực thì mọi người sẽ ăn các món lạnh như bánh trôi, bánh chay. Một số nơi thì người ta chỉ tổ chức tết Hàn thực; tết Thanh minh sẽ tổ chức vào dịp cuối năm và đầu năm gần Tết Nguyên Đán. Do tục lệ phổ biến của Tết Thanh minh là tảo mộ nên mọi người thường chọn làm trước Tết Nguyên Đán để ông bà tổ tiên có mồ mả sạch đẹp đón năm mới.

4. Thời tiết của tiết Thanh minh

Khí hậu thường khá dễ chịu, mát mẻ và trong lành. Có lẽ miền Nam thì không nhận rõ điều này nhưng miền Bắc thì tiết Thanh minh chính là khoảng thời gian đẹp trong năm. Lúc này luồng gió Đông Bắc rét lạnh đã bắt đầu suy giảm; các luồng gió Đông Nam ấm áp bắt đầu tăng lên; mưa phùn dường như đã không còn nữa.

Thay vì trời nồm khó chịu thì thời tiết lúc này trong xanh, dễ chịu, nhiệt độ cao hơn, độ ẩm thấp hơn. Chính vì thời tiết dễ chịu mà trong tiết Thanh minh nhiều người lựa chọn các hoạt động ngoài trời.

5. Nguồn gốc Tết Thanh minh

Tết Thanh minh có một câu chuyện ý nghĩa đằng sau, là nguồn gốc cho những tập tục của ngày này.

Vào thời Xuân Thu của Trung Hoa cổ đại, vua Tấn Văn Công trong lúc trị vì gặp loạn nên đã phải bỏ nước lưu vong.

Tết Thanh minh bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc

Trong lúc ông đi gánh nạn có thì có một hiền sĩ tên Giới Tử Thôi luôn giúp đỡ ông. Vào một ngày vì thức ăn cạn kiệt mà vị hiền sĩ này đã tự lóc thịt mình cho vua ăn. Vua Tấn sau khi biết đã rất cảm kích và luôn ghi tạc trong lòng. 

Sau khi vua Tấn giành lại được ngôi vị đã ban thưởng rất hậu hĩnh cho những người có công với mình nhưng ông lại quên Giới Tử Thôi. Riêng Giới Tử Thôi lại không hề oán hận mà chỉ xem đó là nghĩa vụ của phận bề tôi. Ồng về nhà và đưa mẹ vào núi Điền Sơn ẩn cư.

Vua Tấn sau khi nhớ ra thì đã đi tìm vị hiền sĩ này nhưng ông lại không chịu rời núi. Vua Tấn vì chột dạ và cũng mong muốn sửa lại sai lầm của mình mà đã ra lệnh đốt rừng để thúc ép Giới Tử Thôi xuất núi. Tuy nhiên ông đã cự tuyệt và cả hai mẹ con đều chết cháy.

Vua Tấn ân hận và vô cùng thương xót nên đã lập miếu thờ họ. Vua cũng ra lệnh chỉ được ăn đồ ăn nguội để tưởng niệm vị hiền sĩ này và phải kiêng đốt lửa 3 ngày. Từ đó ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày Tết Hàn thực. Đây cũng là một ngày năm trong tiết Thanh minh để tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất.

Khi nó du nhập vào Việt Nam thì lại mang ý nghĩa là tục tảo mộ ông bà, cha mẹ tổ tiên trong tiết Thanh minh.

6. Ý nghĩa của Tết Thanh minh

Tết Thanh minh – ngày tưởng nhớ ông bà, tổ tiên

Mặc dù Tết Thanh minh không bằng những ngày lễ lớn khác trong năm. Tuy nhiên nó lại mang một nét đẹp về truyền thống hiếu kính và nhớ về tổ tiên của người Việt.

Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, đây là dịp mà tấm lòng hiếu thuận của con cháu được thể hiện rõ nhất.

Ý nghĩa quan trọng nhất của tiết Thanh minh là báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp công ơn sinh thành và dưỡng dục. Chính vì vậy mà các hoạt động trong ngày này cũng được tổ chức đặc biệt trang trọng.

Xét về mặt ngữ nghĩa thì Thanh minh nghĩa là gì? Tiết Thanh minh là ngày trời đẹp, sáng sủa. Cụ thể: “thanh” là khí trong; “minh” là sáng sủa. Vì vậy, tiết Thanh minh còn mang một ý nghĩa là ngày trời nắng đẹp, thoáng đãng.

Tiết Thanh minh là ngày nào, cần làm gì?

1. Tảo mộ

Tảo mộ trong ngày Tết Thanh minh

Đây là hoạt động tiêu biểu nhất của tiết Thanh minh. Tảo mộ là đi sửa sang lại mộ của ông bà, tổ tiên cho cho sạch đẹp. 

Ngày đi tảo mộ mọi người sẽ mang theo cuốc, xẻng để dọn sạch cỏ dại, đáp lại mồ mả. Đặc biệt cần kiểm tra xem mộ có bị các loài động vật khác đục khoét hay không; nếu có thì cần xử lý ngay.

Sau đó con cháu trong nhà có thể cúng bái và đọc văn khấn để thể hiện lòng thành kính; cầu mong những điều tốt đẹp đến với mọi người.

Bên cạnh việc thắp hương cho ông bà tổ tiên nhà mình thì cũng nên thắp hương cả cho những ngôi mộ gần đó hoặc vô chủ không người viếng thăm. Ngoài ra cũng cần phải thắp hương cho thổ công, thổ địa để xin phép trong khi dọn dẹp và cầu bình an.

2. Chuẩn bị lễ cúng

Lễ cúng đơn giản trong ngày Tết Thanh minh

Lễ cúng hay mâm cúng cũng là một phần rất quan trọng. Để cho việc Cúng Thanh minh được đầy đủ, mọi người trong nhà sẽ đi chợ sắm sửa và chuẩn bị.

Tùy thuộc vào tập tục của mỗi gia đình và từng địa phương để chuẩn bị mâm cúng phù hợp.

Sắm lễ tảo mộ thường có: hương, đèn, trầu, cau, tiền vàng mã, rượu, hoa, trái cây. Đồ mặn có thể là chân giò, gà luộc hay khoanh giò nạc. Một số nhà có thể chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ hơn như xôi, gà, canh măng, miến xào… Hay đơn giản chỉ cần hoa, quả tươi, trà, thuốc lá cũng được.

Tiết Thanh minh trong văn hóa các nước

1. Trung Quốc

Tết Thanh minh tại Trung Quốc

Với người Trung Quốc thì tiết Thanh minh rất đặc biệt và nó giống như một ngày quốc lễ.

Người Trung Quốc cũng có truyền thống đi tảo mộ nên những ngày này nghĩa trang sẽ đông kín người. Ngoài ra trong quan niệm của họ thì đây cũng là dịp để quên đi hết nỗi buồn và mở ra những hy vọng mới. Chính vì vậy mà Tết Thanh minh còn là một nghi thức đầu xuân vô cùng quan trọng.

Trong dịp Tết Thanh minh, người dân nước này cũng có những hoạt động như đá banh da, thả diều…

2. Nhật Bản

Tết Thanh minh tại Nhật Bản

Với người Nhật Bản thì Thanh minh cũng là ngày lễ truyền thống có từ rất lâu đời.

Theo tài liệu sử thi ghi lại thì từ thế kỷ thứ 8, người Nhật đã tổ chức lễ hội tiết Thanh minh. Từ năm 1868, tiết Thanh minh chính thức trở thành ngày nghỉ quốc lễ tại đất nước này.

Vào những ngày này người dân sẽ đi chùa cầu nguyện, những người theo đạo Shinto sẽ đến đền Shinto để cầu khấn.

Lễ Thanh minh trong tiếng Nhật là Shunbun No Hi hay Higan; nghĩa là thế giới khác hay cõi niết bàn. Theo truyền thuyết thì vào ngày này, thời gian ngày và đêm cân xứng. Đức Phật sẽ hiện ra, cứu rỗi những linh hồn lạc lõng và giúp họ vượt qua bể khổ về với cõi Niết Bàn.

Với văn hóa Nhật thì đây là ngày của niềm hạnh phúc. Và ngày này cũng là dịp để con cháu nhớ về tổ tiên như bao quốc gia khác.

Thời điểm tiết Thanh minh ở Nhật Bản cũng là lúc hoa anh đào nở rộ, báo hiệu mùa xuân đến. Chính phủ Nhật cũng xem đây là ngày để ngắm thiên nhiên và sự sống. Người Nhật sẽ mặc kimono truyền thống, ôm hộp gỗ trên tay để đi ngắm hoa.

3. Hàn Quốc

Tết Thanh minh tại Hàn – mọi người tụ hội bên gia đình

Ở quốc gia này thì tiết Thanh minh còn là tết Hàn thực. Tiết Thanh minh ở Hàn sẽ rơi vào ngày mùng 5 tháng 4 dương lịch hàng năm.

Với người Hàn thì đây là ngày liên quan đến cái chết. Từ xa xưa, người Hàn cũng có phong tục tảo mộ. Tuy nhiên điểm đặc biệt ở đây chính là những bài hát mang ý nghĩa cúng bái, dâng lễ như: tế điện, du sơn ca…

Vào ngày này, mọi người cũng sẽ quây quần bên gia đình và cùng nhau du xuân. Một số tập tục đặc biệt như: tập chia lửa để giữ lửa không tắt trong ngày này. Khi lửa tắt mọi người sẽ cùng nhau ăn những đồ ăn lạnh; cũng hạn chế nấu nướng.

Tết Thanh minh cũng là dịp để người Hàn khởi đầu những điều mới như: trồng cây, dựng vợ gả chồng, sinh con… Tiết Thanh minh của người Hàn còn mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi, nảy nở.

Kết Luận

Như vậy bạn đã biết được Tết Thanh minh 2021 là ngày nào? Tiết Thanh minh 2021 sắp đến, bạn đã có kế hoạch gì cho riêng mình chưa? Thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về những ngày lễ phong tục của Việt Nam. Chúc bạn có một ngày lễ tết Thanh Minh 2021 vui vẻ hạnh phúc.

Nguồn: https://mayruaxemini.vn