Trung thu là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt bởi nó mang nhiều ý nghĩa và cũng là dịp trẻ em thỏa thích vui chơi, rước đèn bên mâm cỗ dưới ánh trăng sáng. Nếu bạn chưa biết nguồn gốc, ý nghĩa cũng như Tết Trung thu 2022 là bao nhiêu thì đừng bỏ qua bất kỳ nội dung thông tin nào dưới đây.

Tết Trung thu là gì?

tet-trung-thu-la-gi

Tết Trung thu là gì?

Tết Trung thu còn gọi là ngày rằm tháng tám, thường được tổ chức kéo dài từ ngày 14 – 16 tháng 8 âm lịch hàng năm vì ngày này mặt trăng sẽ tròn và sáng nhất. Là nét đẹp văn hóa truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong ngày này mọi người sẽ cùng nhau vui hát, vừa ngắm trăng vừa phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử….Tại Trung Quốc và các khu phố người Hoa còn tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.

Tết Trung thu còn gọi là gì?

Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng, tết đoàn viên, tết trẻ em hay tết hoa đăng. Trong tiếng anh, thường gọi là Mid-Autumn Festival hoặc Moon Festival, Mooncake Festival, Full Moon Festival.

Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu?

tet-trung-thu-bat-nguon-tu-dau

Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu?

Cho đến bây giờ, vẫn chưa có tài liệu nào nhắc tới chính xác về nguồn gốc, lịch sử của Tết Trung thu, không biết là bắt nguồn từ văn minh lúa nước Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Thế nhưng, người Trung Hoa cổ đại lại cho rằng  nó bắt nguồn từ thời Xuân Thu.

Ở Trung Quốc, được bắt nguồn từ sự tích về nàng Dương Quý Phi, sủng phi của Đường Minh Hoàng. Do nhan sắc quá khuynh thành nên triều thần sợ vua quá say đắm mà bỏ bê việc triều chính. Họ đã ép vua ban tử cho sủng phi. Sau khi mất, vua nhớ bà da diết. Cảm động trước tình cảm này, các nàng tiên đã quyết định cho vua gặp lại Dương Quý Phi vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu. Về sau, vua chọn ngày rằm tháng tám để tưởng nhớ sủng phi của mình.

Ở Việt Nam, được gắn liều với sự tích chú Cuội. Ở miền nọ, có chàng tiều phu tên là Cuội, một lần đi rừng vào nhầm hang cọp Cuội thấy cọp mẹ đang lấy một ít lá cây móm cho cọp con đang chết thì bỗng nhiên thấy sống lại. Thấy vậy, Cuội chờ đến khi cọp mẹ đi đã đào gốc cây mang về.

Trên đường về, Cuội gặp lão ăn mày nằm chết, Cuội lấy ngay mấy lá để cứu sống lão và nói đây là cây đa có phép cải tử hoàn sinh. Kể từ khi có cây Cuội đã cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu sống con gái địa chủ và được địa chủ gả con gái cho. Vợ Cuội mắc tính hay quên, một hôm Cuội đi vắng cô không nhớ lời chồng dặn đã t.i.ể.u vào cây quý. Bỗng chốc, mắt đất chuyển động, gió thổi ào ào, cây đa bật gốc phi nhanh lên trời. 

tet-trung-thu-gan-lien-chu-cuoi

Tết Trung thu ở Việt Nam gắn liền với sự tích chú Cuội

Cuội vừa về đến nhà, hớt hải chạy theo níu kéo vào rễ nhưng cây đa cứ thế bay lên, kéo Cuội lên cung trăng. Từ đó, vào ngày rằm, khi ngước lên trời người ta đều thấy hình bóng cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc đó là chú Cuội.

Theo một số ghi chép khác, ở Việt Nam được tổ chức dưới thời nhà Lý ở Kinh thành Thăng Long. Là dịp mà nhà vua tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, nhân dân ấm no.

Ý nghĩa Tết Trung thu

Tết Trung Thu là một ngày lễ lớn ở các quốc gia Châu Á. Tại mỗi quốc gia sẽ có những nét văn hóa, phong tục khác nhau. Dù Tết Trung thu ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi Trung Hoa nhưng có ý nghĩa riêng.

Theo người Việt Nam, ý nghĩa đó chính là dịp để bày tỏ sự biết ơn, chăm sóc, báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Đây cũng là dịp thể hiện sự đầm ấm, đoàn viên và là dịp để những người con sum vầy, hướng về gia đình. Đối với các doanh nghiệp, còn là dịp để bày tỏ sự tri ân với đối tác trong suốt thời gian qua.

trung-thu-la-luc-gia-ding-xum-họp

Là khoảng thời gian gia đình sum họp

Nguồn gốc ý nghĩa của Tết Trung thu ban đầu chỉ là tết dành cho người lớn để nghỉ ngơi, thưởng thức trà và bánh trong ngày trăng tròn. Nhưng giờ đây, Tết Trung thu trở thành dịp của trẻ em. Các phong tục ngày Tết Trung thu vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay như:

  • Phá cỗ đêm Trung Thu
  • Múa sư tử, múa lân để chúc mừng Trung Thu trên đường phố.
  • Nơi nơi treo lồng đèn, trẻ em rước đèn ông sao, đèn cá chép,….
  • Tổ chức hát Trống Quân theo nhịp “thình, thùng, thình”

Tết Trung thu ngày mấy?  Trung thu vào ngày nào?

Như mọi người đã biết, Trung Thu hằng nam theo lịch vạn niên sẽ vào ngày 15/8 Âm lịch. Theo đó, năm 2022 theo dương lịch sẽ là ngày 10/9/2022. Vậy là chỉ còn 37 ngày nữa sẽ tới  Trung thu 2022 (tính từ ngày 4/8/2022)

Phong tục Tết Trung thu ở nhiều quốc gia trên thế giới

Trung Quốc

Tết Trung thu ở Trung Quốc là ngày lễ lớn thứ 2 chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào ngày này, khắp nơi đều được treo đủ các loại lồng đèn rực rỡ. Vào đêm trăng rằm tháng 8 các thành viên trong gia đình sẽ quây quần, tụ họp với nhau cùng thưởng bánh, uống trà và gửi cho nhau những lời chúc tốt đẹp, ý nghĩa.

tet-trung-thu-trung-quoc

Thả đèn hoa đăng là phong tục không thể thiếu trong Tết Trung thu Trung Quốc

Điểm đặc biệt trong lễ hội Trung thu của Trung Quốc đó chính là lễ hội hoa đăng. Mọi người sẽ cùng nhau đến bên bờ sông, xem múa lân, thả đèn trời và thả đèn hoa đăng.

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”. Theo truyền thuyết, đây là ngày Bát Tiên mang đào tiên tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm. Vì thế, người dân nơi đây thích làm bánh trung thu hình quả đào trong ngày lễ này.

Trong đêm Trung thu, mọi người sẽ cùng nhau tham gia vào lễ hội cúng trăng, cùng cầu nguyện những điều may mắn, hạnh phúc. Sau cùng họ sẽ ăn bưởi, bánh sầu riêng để cầu mong cuộc sống viên mãn, sum vầy.

Nhật Bản

tet-trung-thu-nhat-ban

Tết Trung thu ở Nhật Bản

Nhật Bản thường gọi Tết Trung thu là “Đêm 15” hay “trăng Trung Thu”. Đây là ngày mà người dân Nhật sẽ mở tiệc trà và ngồi ngắm trăng. Điểm khác biệt là họ ăn bánh Tsukimi Dango. Đây là loại bánh nếp có hình tròn, màu trắng như tuyết.

Từ thời Duy Tân Minh trị, âm lịch đã được xóa bỏ gần như là hoàn toàn nhưng ngày trung thu vẫn được giữ gìn ở một số vùng quê. Bên cạnh đó, một số đền chùa cũng tổ chức ngày hội ngắm trăng để gìn giữ phong tục tốt đẹp này.

Triều Tiên

Người Triều Tiên gọi Tết Trung thu là Thu tịch tiết nghĩa là Lễ hội đêm thu. Đây là này mà mọi người sẽ đi thăm mộ tổ tiên, cúng bái. Sau đó họ sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi như ngắm trăng, hát múa,…người triều tiên sẽ thưởng thức loại bánh truyền thống muffin. Muffin là loại bánh nướng xốp, phủ bên ngoài là bình bán nguyệt.

Hàn Quốc

Trung thu ở Hàn Quốc được đặt tên là “Tết Chuseok – Lễ Tạ Ơn”. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ đoàn tụ bên nhau để hưởng niềm vui đoàn viên. Đồng thời các gia đình cũng làm lễ để tạ ơn tổ tiên, cầu chúc cho mùa màng bội thu. Vào Tết Trung thu, người Hàn sẽ cùng nhau làm và thưởng thức Songpyeon với rượu Sindoju hoặc rượu Dongdongju.

tet-trung-thu-han-quoc

Tết Trung thu ở Hàn Quốc mọi người sẽ đoàn tụ cùng nhau hưởng niềm vui đoàn viên

Campuchia

Tết Trung thu ở Campuchia diễn ra muộn hơn so với các nước Châu Á. Ngày này được gọi là lễ hội “Ok Om Bok” hay lễ hội trăng rằm diễn ra vào ngày 15/10 âm lịch. Bắt đầu lễ hội Ok Om Bok, từ sáng sớm người Campuchia đã chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt gồm có hoa tươi, súp sắn, cốm dẹp, nước mía. Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, để trên một chiếc chiếu lớn, thảnh thơi ngồi chờ trăng lên. 

Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Bái nguyệt xong, người già sẽ lấy cốm dẹp nhét vào miệng trẻ con. Đây là hoạt động để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình. Trong lễ hội , người Campuchia cũng tổ chức cuộc thi thả đèn trời.

Lào

Tại Lào, lễ hội That Luang là lễ hội lớn liên quan đến ngày trăng tròn. Lễ hội này diễn ra suốt một tuần trăng tròn vào trung tuần của tháng 12 Phật lịch (sẽ rơi vào tháng 11 hoặc đôi khi là tháng 10 âm lịch). Trung tâm lễ hội là Pha That Luang – ngôi bảo tháp lớn nhất của đất nước Triệu Voi.

Vào các ngày lễ, các ngả đường đến Pha That Luang lung linh ánh nến, tòa tháp được trang hoàng rực rỡ, tạo nên không gian huyền diệu, linh thiêng. Chính hội That Luang là các nghi thức cầu an, cầu phước; mọi người bắt đầu từ ngày 13/12 với lễ rước Phasat Pheung (kiệu tháp) và kéo dài liên tục cho hết ngày 15/12 với lễ Taak Baat.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa,….của Tết Trung thu. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần được giải đáp, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, mayruaxemini.vn sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng, miễn phí 100%.