Storytelling là gì? Là một trong những chiến lược marketing mới, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Thông qua cách kể chuyện hấp dẫn, thu hút sự chú ý từ người xem giúp thương hiệu trở nên gần gũi với khách hàng và đưa ra thông điệp quảng cáo một cách tinh tế. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây.

Storytelling là gì? Kể chuyện là gì?

storytelling-la-gi

Storytelling là gì?

Storytelling có nghĩa là kể chuyện. Đây là nghệ thuật tương tác sử dụng ngôn ngữ, hành động để biểu lộ các chi tiết, hình ảnh của câu chuyện. Trong marketing, storytelling là việc doanh nghiệp xây dựng, lan tỏa câu chuyện xoay quanh sản phẩm, dịch vụ để quảng bá, nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu.

Thay vì sử dụng những lời diễn thuyết khô khan, storytelling được coi là “vũ khí” tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng nhất; gửi gắm được thông điệp của công ty, doanh nghiệp. Dưới con mắt của người kể chuyện, storytelling sẽ là cầu nối cảm xúc của khách hàng đối với doanh nghiệp. Một câu chuyện có sự lan tỏa, viral cao cũng sẽ giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp với khách hàng.

Mỗi người làm marketing, mỗi một hãng, doanh nghiệp sẽ có cách kể chuyện khác nhau vì đối tượng khách hàng tiếp cận là khác nhau. Có nhiều hình thức kể chuyện khác nhau như làm video quảng cáo, viết bài, hình ảnh,…Sự đa dạng của storytelling cũng giống như sự đa dạng của các hình thức marketing.

Lịch sử hình thành và phát triển của marketing storytelling

Có 3 giai đoạn hình thành và phát triển của storytelling đó là:

  • Giai đoạn truyền miệng: Con người giao tiếp hoàn toàn bằng lời nói, trao đổi qua hình thức truyền miệng. Các câu chuyện được truyền tải từ đời này sang đời khác và thường bị “tam sao thất bản”.
  • Giai đoạn văn hóa đọc: Loài người đã tạo ra chữ viết, ghi chép trên da, đá, đất sét khoảng hơn 9000 năm trước. Và văn hóa đọc cũng bắt đầu xuất hiện. Người La Mã trong những năm 770 – 750 TCN đã khắc lại câu chuyện của mình đá và da.
  • Giai đoạn văn hóa truyền tải qua công nghệ thông tin: Công nghệ thông tin phát triển từ những năm 1800, các thiết bị điện tử như radio, TV,….mạng xã hội bắt đầu len lỏi vào cuộc sống con người. Đây chính là nền tảng giúp việc truyền tải thông tin trên công nghệ số ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng nền tảng công nghệ để tiếp cận, truyền tải thông điệp với khách hàng.

Các dạng của storytelling phổ biến

Brand storytelling

Brand-storytelling

Brand storytelling

Có nghĩa là câu chuyện thương hiệu. Khi doanh nghiệp kể chuyện có nội dung là quá trình tạo ra, xây dựng, phát triển của thương hiệu sao cho khách hàng cảm thấy đồng cảm với câu chuyện. Từ đó, sẽ thấy được giá trị từ những sản phẩm mà bạn tạo ra hoặc đang làm đại diện.

Ví dụ: Câu chuyện của Microsoft văn phòng đầu tiên là một gara để xe cũ. Thiết bị đầu tiên chỉ là một chiếc máy tính thơ sơ. Những  chi tiết đó tạo nên động lực, giá trị to lớn giúp Microsoft phát triển như ngày nay.

Digital storytelling

Là cách kể chuyện sử dụng công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ cùng nhiều phương tiện nội dung khác nhau. Ví dụ như hồi ký điện tử, phim tài liệu kỹ thuật số, kể chuyện tương tác,…

Data storytelling

Data storytelling là gì? Là hình thức kể chuyện qua số liệu thực tế. Thường là những con số biết nói về các thành tựu của hãng và doanh nghiệp. Từ đó, giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng vào doanh nghiệp.

Visual Storytelling

Visual-storytelling-la-gi

Visual storytelling là gì? 

Visual storytelling là gì? Visual storytelling là hình thức kể chuyện bằng hình ảnh, sử dụng nghệ thuật nhiếp ảnh, thiết kế hình minh họa hay dựng video. Nhờ đó, câu chuyện trở nên gần gũi, sinh động hơn. Cách kể chuyện Visual Storytelling tác động tới mọi giác quan của khách hàng nên giá trị mà visual storytelling bằng hình ảnh rất cao.

Lợi ích của storytelling marketing là gì? Ví dụ về storytelling

Storytelling là lối kể chuyện thật, tường thuật lại sự kiện đã diễn ra nên có sự chân thực và đáng tin cậy; khác biệt hoàn toàn so với lời lẽ hoa mỹ hay phóng đại của content quảng cáo. Các lợi ích mà storytelling mang lại đó là:

Dễ dàng tiếp cận khách hàng

Bước vào thời kỳ 4.0 khách hàng rất nhạy cảm với quảng cáo, họ thường ngờ vực và không tin vào những gì doanh nghiệp nói. Do đó, bằng cách kể chuyện chân thật, storytelling có thể sẽ chạm tới cảm xúc của khách hàng một cách tự nhiên nhất. Các câu chuyện về con số, mong muốn của nhãn hàng,….sẽ giúp khách hàng đồng cảm và muốn chia sẻ.

Thành công nhất đó là chiến dịch “Đi về nhà” của Honda đã minh chứng rõ nhất điều này. Thương hiệu Honda đã đưa câu chuyện rất thật, tâm lý của người lao động khi muốn về nhà dịp “Tết đến xuân về”. Nhờ đó, lượng tương tác tăng lên đáng kể, nhiều người còn không nghĩ rằng đây là MV quảng cáo của Honda.

Truyền tải thông điệp marketing tinh tế

Từ việc kiến tạo cảm xúc của khách hàng làm mục tiêu, câu chuyện mà nhãn hàng tạo ra muốn đi xa hơn. Bởi vậy, thông điệp, hành động mà doanh nghiệp muốn người xem thực hiện sẽ có tỷ lệ chuyển đổi cao. Tuy nhiên, để xây dựng một câu chuyện hay không phải là điều dễ dàng. Đầu tiên, bạn phải thấu hiểu sản phẩm, nhãn hàng,….sau đó mới dùng brand voice (tiếng nói thương hiệu) để truyền tải tới khách hàng.

Đưa thương hiệu lên vị trí hàng đầu

Tạo nên một câu chuyện ý nghĩa, chạm tới tất cả mọi người rất có thể giúp thương hiệu của bạn nổi bật, khẳng định được vị trí. Nhưng nếu bị làm sai thì có thể bị lãng quên một cách nhanh chóng. Storytelling của bạn cần phải có định hướng, những giá trị sâu sắc để tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị bạn cung cấp.

Níu giữ và tạo niềm tin với khách hàng

niu-giu-tao-niem-tin-voi-khach-hang

Níu giữ, tạo được niềm tin đối với khách hàng

Thay vì đưa ra những con số khô khan, storytelling sẽ cho phép bạn thỏa sức sáng tạo, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng mà vẫn quảng bá được thương hiệu. Đọc một câu chuyện có nội dung cuốn hút sẽ giúp ích thích bộ não, thôi thúc họ hành động, lựa chọn và sử dụng dịch vụ của bạn.

Tạo lợi thế cạnh tranh với doanh nghiệp đối thủ

Trong cùng một lĩnh vực sẽ có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Lúc này, doanh nghiệp nào có câu chuyện hấp dẫn hơn, thu hút hơn sẽ tạo được sự khác biệt với đối thủ. Khách hàng sẽ cảm nhận được giá trị của doanh nghiệp, việc mua sản phẩm, dịch vụ sẽ nhanh chóng hơn vì quyết định mua hàng thường sẽ đến từ cảm xúc nhiều hơn là lý trí.

Nguyên tắc cơ bản của storytelling marketing

Glue: Nguyên tắc này sẽ đề cập tới việc kết nối thông điệp marketing với niềm tin của khách hàng. Có nghĩa là thông điệp bạn đưa ra trong storytelling sẽ phải phù hợp với những gì mà khách hàng cho là đúng, không được trái với niềm tin của họ. Để làm được điều này thì bạn phải nắm được tâm lý, quan điểm sống của khách hàng mục tiêu.

Reward: Khi xem một bộ phim hay đọc một câu chuyện bất kỳ ai cũng muốn cái kết có hậu. Và câu chuyện storytelling cũng nên như vậy. Bạn phải cho khách hàng biết được họ sẽ nhận được gì, thành công như thế nào khi sử dụng sản phẩm giống nhân vật trong câu chuyện. Nhờ đó, tạo động lực để họ sử dụng sản phẩm và dịch vụ.

Emotion: Con người thường sẽ ấn tượng với câu chuyện nào đánh đúng vào tâm lý, cảm xúc của họ. Tương tự như nguyên tắc Glue, bạn phải hiểu được tâm tư, tình cảm, những điều dễ khiến khách hàng xúc động để xây dựng câu chuyện storytelling chạm được trái tim khách hàng.

Authentic: Câu chuyện của thương hiệu có hấp dẫn đến đâu nhưng không chân thật thì sẽ không thể thuyết phục được khách hàng. Câu chuyện bạn kể phải dựa trên sự thật, các yếu tố về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng cần phải đúng với thực tế. Có như vậy thì khách hàng mới tin tưởng, không nên quá chú ý tới kết thúc có hậu mà quên đi yếu tố chân thực.

Target: Câu chuyện của bạn cần phải hướng tới một đối tượng cụ thể. Bạn cần phải xác định đúng đối tượng mục tiêu, nghiên cứu và hiểu rõ về họ để xây dựng cốt truyện phù hợp. Không nên nhắm quá nhiều đối tượng vì có thể sẽ không mang tới hiệu quả khi câu chuyện quá xuất sắc hay quá hay.

Cách viết content storytelling thu hút khách hàng

Xác định góc nhìn về câu chuyện

Có 2 đối tượng cần phải có khi kể về một câu chuyện đso là nhân vật chính và người nghe. Trong storytelling cũng như vậy cần phải xác định được hai nhân vật trước khi kể câu chuyện của mình.

Nhân vật chính ở đây chính là thương hiệu, sản phẩm hoặc cũng có thể là khách thể ở trong nhóm đối tượng mục tiêu. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi như tính cách của nhân vật chính như thế nào? Tâm lý, hành vi của họ ra sao? Sự kiện, sự việc nào tác động tới nhân vật chính?,…Đồng thời bạn cần phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được những mong muốn, sở thích của họ. Tóm lại, bạn phải có góc nhìn của cả 2 đối tượng là nhân vật chính và người nghe để câu chuyện của mình đi đúng hướng nhất.

Phác thảo cốt truyện

storytelling-phac-thao-cot-truyen

Phác thảo cốt truyện

Để câu chuyện của bạn có sự logic giữa các phần với nhau thì bạn hãy phác thảo trước cốt truyện. Cốt truyện là tổng quan các nội dung truyền tải tới khách hàng; không nên làm cốt truyện trở nên phức tạp. Cốt truyện sẽ có mở đầu, kết thúc, trải nghiệm của nhân vật,…Cần phải nắm được nội dung chính, thông điệp muốn truyền tải để cốt truyện đi đúng hướng đảm bảo người xem hiểu được thông điệp ẩn sau cốt truyện.

Khai thác những điều sâu xa

Câu chuyện chỉ khai thác được bề nổi sẽ không tạo được nét độc đáo, ấn tượng đối với người xem. Bạn cần phải tìm hiểu insight người xem, tìm ra khía cạnh nào đó có thể đào sâu, tạo ra sự đồng cảm với khách hàng. Nếu phát hiện được những điều sâu thẳm trong lòng người xem chắc chắn câu chuyện của bạn sẽ rất thành công.

Tạo ra “anh hùng” của câu chuyện

Anh hùng ở đây không phải là siêu nhân mà chỉ là một người vượt qua được những khó khăn, thử thách hay chỉ đơn giản là vượt qua được chính bản thân mình để đạt được sự thành công. Những nhân vật như vậy sẽ khiến người xem thích thú, đồng cảm, yêu mến không chỉ cho nhân vật mà còn cho thương hiệu.

Tinh chỉnh, đưa ra sự chọn lựa

Để câu chuyện storytelling tiếp cận được nhiều người, phổ biến ở cộng đồng thì cần có điểm nhấn và sự linh hoạt. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc hoàn thiện câu chuyện khi đã có nhân vật chính, cốt truyện. Bạn cần phải chọn lọc, tinh chỉnh để có một sản phẩm hoàn chỉnh.

Các nguồn ý tưởng xây dựng content storytelling

Để phát triển ý tưởng, tô vẽ cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn thì cần có những nguồn thông tin. Nếu như bạn đang bị bí ý tưởng hãy tham khảo một số nguồn sau:

  • Tham khảo thông tin trên các nhóm confession trên facebook, zalo, tiktok,…
  • Tham gia hội nhóm về các câu chuyện doanh nghiệp, các nhóm chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp bạn đang làm việc.
  • Tham gia nhóm có viral cao để phát triển ý tưởng
  • Tham khảo các thông tin từ những bài chạy quảng cáo của doanh nghiệp trên nhiều kênh truyền thông.

Kinh nghiệm viết storytelling hấp dẫn, thu hút 

Tận dụng Multimedia

tan-dung-multimedia

Tận dụng Multimedia

Multimedia có nghĩa là đa phương tiện, cùng một nội dung câu chuyện nhưng có nhiều cách truyền tải khác nhau như ngôn ngữ, thông điệp, hình ảnh, âm thanh,….Bạn hoàn toàn có thể kể câu chuyện của mình theo nhiều hình thức khác nhau, tạo nên sự mới lạ, tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Bên cạnh một nội dung tốt cũng cần phải trau chuốt, lựa chọn hình thức nội dung phù hợp.

Bổ sung yếu tố cảm xúc vào câu chuyện

Khai thác và lồng ghép yếu tố cảm xúc vào storytelling sẽ giúp khách hàng thấy được bản thân họ trong mỗi câu chuyện bạn đang kể. Từ đó, chạm được trái tim khách hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng tốt hơn. Bạn có thể tham khảo một số ví dụ storytelling từ các thương hiệu nổi tiếng như grab, tiki,…họ luôn khéo léo đưa thương hiệu của mình vào các sản phẩm MV âm nhạc của nghệ sĩ. Nội dung câu chuyện thể hiện rất đời thường nên khán giả thấy được sự gần gũi, thích thú, ấn tượng.

Lên cấu trúc storytelling thật hợp lý

Câu chuyện sẽ trở nên mạch lạc, hợp lý nếu như bạn có được cấu trúc hợp lý, cấu trúc cơ bản như sau:

  • Phần giới thiệu: Miêu tả sơ bộ về nhân vật, vấn đề mà nhân vật trong câu chuyện gặp phải. Hãy nhớ rằng, đây là phần giới thiệu nên bạn hãy viết thật ngắn gọn để người đọc hiểu được vấn đề, tránh lan man, dài dòng.
  • Phần bắt đầu xung đột: Nhân vật sẽ bùng phát các vấn đề xảy ra, đẩy cảm xúc người đọc lên cao trào bằng cách làm cho mọi việc kịch tính hơn.
  • Phần tháo gỡ, giải pháp: Nhân vật trong chuyện tìm được giải pháp đề giải quyết vấn đề gặp phải.

len-cau-truc-storytelling-hop-ly

Lên cấu trúc hợp lý

Đầu tư thời gian chuẩn bị 

Trước khi viết storytelling bạn hãy dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho câu chuyện của mình. Hãy suy nghĩ thật kỹ về những gì mình sắp viết như mục đích, thông điệp,…Ngoài ra, cần xác định hình thức content, phương tiện truyền thông sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn xác định được phong cách viết bài để không phải sửa quá nhiều.

Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện

Nếu bạn kể về câu chuyện của thương hiệu theo tiết tấu chậm rãi người xem sẽ không đủ kiên nhẫn để xem đến cuối câu chuyện. Trường hợp câu chuyện diễn ra quá nhanh thì họ sẽ không cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa. Do đó, cần phải kiểm soát, phân bổ tình tiết nhanh – chậm sao cho hợp lý, dẫn dắt người xem đến cuối cùng mà không thấy nhàm chán.

Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện

Với các câu chuyện storytelling bằng chữ thì bạn hãy thêm các hình ảnh, video, graphic minh họa, màu sắc thu hút để thể hiện được đúng nội dung của câu chuyện. Các yếu tố này sẽ giúp câu chuyện của bạn thú vị hơn rất nhiều!

Không kết thúc câu chuyện bằng bài học răn dạy

Không ai muốn mình “bị lên lớp” bao gồm cả thông điệp của thương hiệu. Vậy nên, dù thế nào đi chăng nữa thì bạn hãy cố gắng gợi ý một cách dễ hiểu nhất để người xem nhận ra bài học cho bản thân mình. Điều này sẽ giúp khán giỏ tò mò, xem đi xem lại nhiều lần khi chưa hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện.

Lồng ghép sản phẩm khéo léo

long-ghep-san-pham-kheo-leo

Lồng ghép sản phẩm một cách khéo léo

PR khéo léo thực sự rất khó nhất là đối với những ai chưa có kinh nghiệm. Bạn không thể ép buộc khách hàng của mình mua sản phẩm. Do đó, bạn cần phải biết cách lồng ghép khéo léo sản phẩm, dịch vụ xuyên xuất câu chuyện. Đôi khi chỉ cần xuất hiện logo thương hiệu hay nhân vật nhắc tới hoặc sử dụng sản phẩm,…Câu chuyện lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp sản phẩm, thương hiệu của bạn được nhiều người biết tới.

Hy vọng rằng, các thông tin có trong bài viết “Storytelling là gì? Chiến lược viết content storytelling 2022” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Để hoạt động marketing hiệu quả bạn cần áp dụng nhiều hình thức khác nhau. Lựa chọn và sử dụng storytelling là giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.