Quan hệ từ một phần kiến thức quan trọng trong chương trình Tiếng Việt 5. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn diễn đạt sai, đặt câu với quan hệ từ chưa hợp lý. Để biết rõ hơn về quan hệ từ là gì? Chức năng và cách sử dụng quan hệ từ hãy cùng Mayruaxemini.vn đọc ngay bài viết nhé!

Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là từ nối các từ, cụm từ và chỉ ra mối quan hệ giữa các từ, cụm từ hoặc câu văn, đoạn văn nào đó.

Quan hệ từ là những từ nào? Những từ quan hệ từ thường gặp là: và, với, hay, để, như, nhưng, mà, ở, tại, bằng, về, hoặc…

quan-he-tu-duoc-dung-pho-bien-trong-giao-tiep-lam-van
Quan hệ từ được dùng phổ biến trong giao tiếp, làm văn

Chức năng của quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ không phải là thành phần chính trong câu. Nó không thực hiện các chức năng như các thành phần trong câu. Thay vào đó, quan hệ từ thực hiện chức năng chính là kết nối các từ và liên kết nội dung có trong câu, đoạn, bài văn.

Khi sử dụng các quan hệ từ ở vị trí phù hợp thì câu, đoạn và bài văn sẽ trở nên mạch lạc, logic và dễ hiểu hơn. Ngược lại, nếu bạn không sử dụng đến quan hệ từ thì đoạn, bài văn sẽ mất đi sự liền mạch, kém logic. Từ đó, tác giả sẽ không thể truyền đạt nội dung, thông điệp của bài viết đến với người đọc. 

Trong một số trường hợp, nếu không sử dụng quan hệ từ, ý nghĩa của câu văn sẽ bị méo mó, sai lệch. Điều này dẫn đến trường hợp, thông điệp được truyền tới người đọc khác hoàn toàn với mong muốn của tác giả.

Phân loại quan hệ từ 

Trong Tiếng Việt lớp 5, quan hệ từ được phân làm 2 loại như sau:

  • Quan hệ từ đẳng lập: Đây là những quan hệ từ nằm trong câu và thực hiện nhiệm vụ là liên kết hai vế câu có quan hệ ngang hàng, độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
  • Quan hệ từ chính phụ: Là những quan hệ từ được sử dụng trong câu với mục đích kết nối giữa 2 thành phố chính – phụ. Chúng đóng vai trò là làm nổi bật ý nghĩa của thành tố chính và bổ nghĩa cho thành tố phụ.
2-loai-quan-he-tu-thuong-gap
2 loại quan hệ từ thường gặp

Ví dụ:

Quan hệ từ đẳng lập: Lan thích ăn bánh kemtôi cũng thích ăn chúng

Quan hệ từ chính phụ: Tuấn Anh chăm học nên Tuấn Anh chắc chắn sẽ nhận được bằng khen học sinh giỏi. 

Những cặp quan hệ từ thường gặp

Các cặp quan hệ từ thường gặp trong văn nói và viết hiện nay là:

  • Cặp quan hệ từ chỉ Điều kiện – Kết quả: Cặp quan hệ từ này cho thấy một sự việc xảy ra sẽ dẫn đến sự xuất hiện của các sự việc liên quan. Các cặp quan hệ từ điều kiện – kết quả thường thấy là “nếu…thì”, “giá mà…thì”, “hễ…thì”…Ví dụ: Nếu chăm học thì bạn đã đạt điểm cao.
  • Cặp quan hệ từ Tương phản – Đối lập: Đây là mối quan hệ thể hiện sự vật, sự việc có nhiều điểm khác biệt với sự vật, sự việc khác đang được nhắc đến. Các cặp quan hệ từ thường được dùng là “tuy…nhưng”, “dù…nhưng”.
  • Cặp quan hệ từ Tăng tiến: Khi sử dụng cặp quan hệ từ này trong câu sẽ làm tăng lên số lượng, ý nghĩa, tính chất,.. của sự vật sự việc. Các cặp quan hệ từ thường gặp là “không những…mà còn”, “càng…càng”, “không chỉ…mà còn”. Ví dụ: Cô ấy không những xinh đẹp mà còn rất tốt bụng.
  • Cặp quan hệ từ Nguyên nhân – Kết quả: Cặp quan hệ từ này thường sẽ đề cập đến một sự vật, hiện tượng nào đó diễn ra và nó dẫn đến một kết quả cụ thể nào đó. Các cặp từ thường được dùng là “vì…nên”, “do…nên”, “nhờ…mà”. Ví dụ: Do trời mưa nên thầy giáo cho học sinh tự học tại nhà.
cap-quan-he-tu-nguyen-nhan-ket-qua
Cặp quan hệ từ Nguyên nhân – Kết quả

Cách dùng quan hệ từ trong câu, đoạn văn

Muốn dùng quan hệ từ trong câu, đoạn văn nào đó, bạn cần phải xác định được ý nghĩa mà nó biểu thị phù hợp với nội dung cần truyền đạt hay không? Ngoài ra, bạn cũng cần phải để tâm đến vị trí của các từ nối trong câu. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự mạch lạc trong cả câu, đoạn văn.

Thông thường, các từ nối đều nằm giữa câu nhưng cũng có một số quan hệ từ được đặt ở đầu câu với nhiệm vụ là liên kết ý nghĩa giữa câu này với câu khác. Trong trường hợp, bạn sử dụng cặp quan hệ từ trong câu và đoạn văn thì từ nối đầu tiên cần được đặt ở vị trí đầu câu. 

Ví dụ: Lan đạt điểm 10 môn Toán nên mẹ bạn ấy đã thưởng cho Lan một chiếc bánh to.

Nếu câu có nhiều vế và thành tố thì cặp quan hệ từ nên đặt ở giữa câu. Như vậy, nó sẽ đảm bảo được tính logic cho đoạn văn cũng như làm rõ các thông điệp cần được truyền tải.

Ví dụ: Trời mưa, bố mẹ không những không đi làm được mà còn phải dọn dẹp nhà cửa rất vất vả, vì nhà bị dột.

Các dạng bài tập về quan hệ từ

Có 3 dạng bài tập về quan hệ từ mà các bạn học sinh cần phải biết là:

Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu, đoạn văn

Đối với dạng bài tập này, các bạn cần hiểu nghĩa của câu mới xác định được quan hệ từ và cặp quan hệ từ được dùng. 

Ví dụ: 

Giáo viên dạy võ ngạc nhiên vì Nam có thể nhanh chóng học được kỹ năng mà anh ta đang dạy.

=> Quan hệ từ trong câu là “vì”.

Dạng 2: Điền quan hệ từ, cặp quan hệ từ vào câu

Ở dạng bài này, các học sinh cần phải cân nhắc chọn quan hệ từ, cặp quan hệ từ đúng với nội dung của câu văn. 

Ví dụ: Cả hoa hồng… hoa cúc đều sẽ tàn sau khoảng thời gian dài.

=> Điền quan hệ từ “và”: Cả hoa hồng hoa cúc đều sẽ tàn sau khoảng thời gian dài.

Trời nồm… làm cho sàn nhà bị ẩm ướt…khiến cho mọi người cảm thấy bức bối, khó chịu.

=> Điền cặp quan hệ từ không những – mà còn: Trời nồm không những làm cho sàn nhà bị ẩm ướt mà còn khiến mọi người cảm thấy bức bối, khó chịu.

Dạng 3: Đặt câu có sử dụng quan hệ từ, cặp quan hệ từ

Đối với dạng bài này, các bạn học sinh chỉ cần nằm lòng kiến thức quan hệ từ là gì và các cặp quan hệ từ thường gặp là có thể hoàn thành bài tập một cách xuất sắc.

Ví dụ:

  • Trời nắng gắt nên gia đình cần bật quạt
  • Không những xinh đẹp Lan còn rất thông minh
  • Tuy thời tiết không tốt nhưng mọi người vẫn nhiệt huyết, tận tâm cho mỗi đầu việc của mình.
  • Hễ mà trời mưa thì anh em tôi lại đi đánh cá.

Tóm lại, quan hệ từ là một trong những kiến thức quan trọng mà các bạn học sinh cần phải nắm được. Để học tốt bài học tiếng Việt này, quý bạn đọc nên dành thời gian để ôn luyện, thực hành các bài tập về quan hệ từ nhé. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, hãy để lại câu hỏi dưới phần bình luận bài viết, Mayruaxemini.vn sẽ giải đáp nhanh cho bạn.